3 cách giúp con ăn ngon hơn, lớn nhanh như thổi!

Trẻ biếng ăn, hấp thu kém, lâu dần dẫn tới suy dinh dưỡng , thấp còi. Biếng ăn, kém hấp thu có thể xuất phát do thói quen ăn uống cha mẹ tạo cho trẻ, nhưng đôi khi lại là biểu hiện của một bệnh lý mà trẻ đang mắc phải. Dưới đây là một số cách giúp bé chịu khó ăn hơn, các mẹ tham khảo thêm nhé.

Tại sao trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi?

Thông tin đăng tải trên website của Viện dinh dưỡng Quốc gia, tại Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 2016, tỷ lệ trẻ SDD thấp còi đang ở mức 24,3%, nghĩa là cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị SDD thấp còi.

Trẻ biếng ăn, hấp thu kém, lâu dần dẫn tới SDD, thấp còi. Biếng ăn, kém hấp thu có thể xuất phát do thói quen ăn uống cha mẹ tạo cho trẻ, nhưng đôi khi lại là biểu hiện của một bệnh lý mà trẻ đang

Biếng ăn, hấp thu kém liên quan đến bệnh tật của trẻ

  • Biếng ăn là triệu chứng thường gặp đối với tất cả trẻ em khi ốm.
  • Trẻ mắc các bệnh cấp tính: Viêm phổi, sốt, viêm mũi họng, tiêu chảy, viêm gan, nhiễm khuẩn huyết… Trong đó, những bệnh đường tiêu hoá không chỉ làm trẻ chậm tiêu mà còn giảm cả sự hấp thu dinh dưỡng ở trẻ.
  • Trẻ mắc các bệnh răng miệng: mọc răng, sâu răng, viêm hoặc loét vùng miệng họng…
  1. Biếng ăn, chậm hấp thu liên quan đến thói quen ăn uống, dinh dưỡng

  • Thức ăn chế biến không hợp khẩu vị của trẻ

  • Ép trẻ ăn, áp đặt trẻ làm cho trẻ sợ ăn.
  • Trẻ mải chơi, ăn uống không có giờ giấc.
  • Khi trẻ ốm, cho trẻ uống thuốc lẫn thức ăn để trẻ nhận biết được gây phản xạ sợ hãi.
  • Cho trẻ ăn vặt nhiều, uống nước ngọt trước khi ăn bữa chính.
  • Trẻ chưa kịp thích nghi với chế độ ăn mới hoặc ép trẻ ăn quá nhiều dẫn đến ức chế bài tiết các men tiêu hoá gây chán ăn.
  • Thay đổi giờ ăn, người cho ăn.
  • Người lớn xung quanh trẻ có thói quen ăn không mẫu mực làm trẻ bắt chước.
  1. Biếng ăn, chậm hấp thu do thiếu vi chất

Tại Việt Nam, thiếu vi chất là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em bị SDD, thấp còi. Ngoài ra, không cung cấp đủ vi chất còn gây ra hiện tượng trẻ bị thiếu máu, bướu cổ, còi xương hoặc bệnh khô mắt.

Có thể kể đến những vi chất quan trọng đang thiếu hụt trầm trọng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ như: Kẽm, các Vitamin, Canxi, Sắt, I-ốt. Trong đó, Kẽm nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình dinh dưỡng, phát triển ở trẻ.

03 phương pháp giúp con biếng ăn thành “thánh ăn”

Dựa trên những nguyên nhân làm trẻ biếng ăn, SDD thấp còi kể trên, có rất nhiều cách để cha mẹ đưa ra hướng khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ. Tuy nhiên, 03 phương pháp sau được đánh giá mang lại hiệu quả hơn cả.

Bổ sung thêm Kẽm cho trẻ ăn

Kẽm là nguyên tố không thể thiếu trong cấu trúc của hơn 300 enzym trong cơ thể. Những enzym này tham gia quá trình tổng hợp protein giúp cơ thể trẻ lớn lên. Ngoài ra Kẽm có vai trò quan trọng tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng, hình thành các tổ chức. Thiếu Kẽm làm trẻ chậm lớn, biếng ăn, giảm sức đề kháng hay mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy, suy dinh dưỡng và chậm phát triển chiều cao. Ngoài ra, kẽm còn có một vai trò quan trọng là kích thích vị giác giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng hơn. Viện dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo nhu cầu kẽm theo từng độ tuổi như sau:

  • Trẻ dưới 5 tháng: 2,8mg/ngày
  • Trẻ 6-11 tháng-2 tuổi: 4,1mg/ngày
  • Trẻ 3-5 tuổi 4,8mg/ngày
  • Trẻ 6-9 tuổi: 5,6mg/ngày
  • 10-19 tuổi: khoảng 7,2mg/ngày đối với nữ và 8,6mg/ngày đối với nam.

Biết được lợi ích to lớn cũng như nhu cầu Kẽm của cơ thể, cha mẹ có thể bổ sung nguồn thức ăn giàu Kẽm vào khẩu phần ăn của trẻ. Trong đó, có thể kể đến những thực phẩm sau: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng..). Đậu xanh nảy mầm cũng là thực phẩm giàu Kẽm và dễ hấp thu. Với trẻ sơ sinh, nhũ nhi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng giàu Kẽm nhất. Do đó nên bổ sung thực phẩm chứa vi chất này vào khẩu phần ăn của các bà mẹ.

Bổ sung vitamin nhóm B giúp chuyển hoá năng lượng, trẻ tiêu hoá tốt hơn

Các Vitamin nhóm B đóng vai trò trong quá trình sản xuất năng lượng cho cơ thể cũng như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Vitamin nhóm B cũng góp phần điều hòa tâm sinh lý, giúp chống lại những tâm trạng tiêu cực, mệt mỏi, ủ rũ và căng thẳng. Như vậy, Vitamin nhóm B đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của trẻ, cả về thể chất lẫn trí tuệ. Trong nhóm những Vitamin này có thể kể đến vitamin B1 bởi nó đóng góp lớn cho tiêu hoá ở trẻ.

Vitamin B1 hay còn gọi là thiamin. Vitamin B1 có nhiều trong vỏ của các hạt ngũ cốc như: vỏ cám gạo, lúa mì… nếu ăn gạo xay xát quá kỹ dễ có nguy cơ bị thiếu vitamin B1. Vitamin B1 còn có nhiều trong đậu đỗ thịt, cá. Nhưng vitamin B1 lại rất dễ bị hao hụt trong quá trình nấu nướng, cho nên nguy cơ thiếu B1 rất dễ xảy ra, nhất là đối với trẻ em.

Vitamin B1 cần thiết cho việc tạo ra một loại men (enzyme) quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa đường và quá trình phát triển của cơ thể. Ngoài ra, vitamin B1 kích thích sự tạo thành một loại men tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn. Khi thiếu vitamin B1, trẻ thường biếng ăn, mệt mỏi, nhất là những trẻ lười ăn chất bột đường như: bột, cháo, cơm… thì việc bổ sung vitamin B1 là cần thiết.

Bổ sung acid amin thiết yếu (Lysin, Taurin)

  

Lysin, Taurin là các acid amin thiết yếu của cơ thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa chất béo, tăng khả năng hấp thu, bổ sung năng lượng thiếu hụt khi trẻ biếng ăn. Song, cơ thể không thể tự tổng hợp Lysine mà phải bổ sung từ bên ngoài bằng thức ăn. Ngoài việc tham gia hình thành và duy trì cấu trúc và chức năng trong cơ thể sống, Lysine có vai trò quan trọng trong di truyền, giúp hình thành và hoàn thiện hệ thần kinh để phát triển cả về trí tuệ và tầm vóc của trẻ.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em Việt dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất trên bởi chế độ dinh dưỡng cho trẻ chưa được đảm bảo, hoặc ăn nhiều nhưng không hấp thu. Việc bổ sung vi chất qua thực phẩm rất cần thiết, nhưng trong quá trình chế biến dễ bị hao hụt.  Do đó, cha mẹ có thể cho bé uống Siro ăn ngon với công thức sản phẩm được nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao bởi Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.

Các mẹ nên lựa chọn Siro ăn ngon có chứa Kẽm kết hợp với Selen, các enzym L-Lysin, Taurin và Vitamin nhóm B (B1, B2, B6), Canxi và Vitamin D3. Đây là công thức toàn diện giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tốt, bù đắp lỗ hổng vi chất, để phát triển toàn diện cả thể chất và trí lực.

Bổ sung thêm cho trẻ :  Rau củ quả

bo-sung-kem-cho-tre-bieng-an-1

Bạn có biết một số loại rau củ quả như nấm, cải bó xôi, bông cải xanh và tỏi rất giàu kẽm cũng như vitamin và khoáng chất? Trong 125g rau củ các loại như nấm, bông cải… có chứa khoảng 0,4mg kẽm (tương đương 2%) nhu cầu sắt mỗi ngày. Đây sẽ là những nguồn thực phẩm quan trọng để bổ sung sắt cho bé biếng ăn mà lại không chứa quá nhiều calorie.

Với 4 thực phẩm trên hi vọng các mẹ giúp  bé chịu khó ăn hơn mỗi ngày.

Nguồn tổng hợp