Ăn gì tăng sức để kháng cho cơ thể phòng chống cúm virus corona COVID-19

Tăng sức đề kháng là điều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe phòng chống các bệnh truyền nhiễm, dịch cúm. Ăn gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể luôn khỏe mạnh mỗi ngày, vượt qua cúm  virus corona COVID-19. Mời bạn đọc cùng tham khảo những món ăn sau.

Ăn gì tăng sức để kháng cho cơ thể phòng chống cúm virus corona COVID-19

Thời tiết thay đổi thất thường, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, ăn gì đề tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và gia đình. Hãy cùng cachlamhay.vn tìm hiểu những thực phẩm sau:

Trẻ em cũng như người lớn đều cần cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và luyện tập để có được sức đề kháng tốt.

Thời tiết thay đổi rất dễ khiến trẻ em bị mắc bệnh, nhất là các bệnh cảm, sổ mũi, ho. Quan trọng hơn, khi bé đi học, đi nhà trẻ nếu sức khỏe yếu thì rất dễ bị lây bệnh nữa nha. Mặc dù sữa mẹ giúp trẻ tăng sức đề kháng, nhưng khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì lượng đề kháng sẽ bị giảm đi nhanh chóng.

Vì thế nên mình cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho bé qua các món ăn hằng ngày để giúp bé luôn khỏe mạnh nha.

Bài này mình sẽ tổng hợp một số món ăn bổ dưỡng giúp tăng sức đề kháng và một số phương pháp giúp trẻ tăng đề kháng nhé.

1.Ăn tỏi để tăng cường sức đề kháng

Tỏi là một loại gia vị có chất kháng sinh, tăng khả năng phòng ngừa ung thư, chống huyết áp cao, mỡ máu. Tỏi nên giã nhuyễn và dùng sống sẽ có hiệu quả hơn so với được nấu chín nhé.

Nên tập thói quen dùng nước mắm, nước tương có ít tỏi băm để tăng cường sức đề kháng cho cả nhà nha. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng tỏi để xào nấu các món ăn cho trẻ nữa nha.

Tỏi cũng khá dễ trồng, bạn có thể tận dụng khoảng đất trống hoặc trồng trong những chậu nhỏ, khoảng 4 tháng là có thể thu hoạch được. 

Cách trồng tỏi: tách củ tỏi thành từng tép, ngâm tép tỏi trong nước đến khi ra rễ, cắm xuống đất. Sau khoảng 140 ngày, cây tỏi ra hoa, rụng hoa là có thể thu hoạch được củ tỏi.

2. Ăn sữa chua tăng cường sức đề kháng

Chắc chắn ai cũng biết rằng sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn cho cơ thể, nhất là đối với hệ tiêu hóa. Ngoài ra, có rất nhiều loại sữa chua trên thị trường được bổ sung các chất giúp tăng cường hệ miễn dịch nữa. 

Mỗi ngày nên dùng 1 hộp sữa chua để cơ thể luôn khỏe mạnh nha 

3. Ăn canh gà tăng cường sức đề kháng

Trong gà và xương gà chứa nhiều chất dinh dưỡng và axit amin giúp cơ thể chống viêm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên ăn canh gà khoảng 3 lần/tuần. Nếu trẻ bị dị ứng với thịt gà có thì có thể ăn 1 lần/tuần cũng được nhé.

4. Ăn rau cải bó xôi tăng cường sức đề kháng

Cải bó xôi là một loại thực phẩm được mệnh danh là "siêu thực phẩm" vì những lợi ích mà nó mang lại. Cải bó xôi giàu flavonoid, dồi dào chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, vitamin K giúp chống ung thư, cải thiện thị lực, giúp xương chắc khỏe.

Ngoài ra cải bó xôi còn giúp cải thiện tình trạng Stress, kiểm soát huyết áp, bệnh tim và thận nữa nhé. Quá tuyệt vời, cho 10* đối với loại cải này luôn!

Cải này nấu canh khá ngon, mình cũng rất thích loại cải này, giá cũng không đắt nữa. Bạn có thể chế biến 2 lần/tuần cho cả nhà nhé. Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể xay ra, cho vào cháo cho bé ăn dặm nha.

5. Ăn bông cải xanh tăng cường sức đề kháng

Bông cải xanh là một loại thực phẩm có giá khá là đắt đỏ nhưng rất tốt cho sức khỏe nha. Bạn cũng có thể ăn bông cải trắng với giá trị dinh dưỡng tương đương nhé.

Bông cải xanh chứa các chất chống oxi hóa giúp tăng hệ miễn dịch, chống ung thư. Ngoài ra, bông cải xanh còn giúp tăng cường các protein bảo vệ tim, vì thế nên bổ sung loại thực phẩm này mỗi tuần 1 lần nhé. Bông cải xanh còn chứa một hợp chất gọi là Sulforaphane có thể giúp chống lại viêm xương khớp nữa nhé.

Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều khi đang mang thai hoặc mắc bệnh gout vì Vitamin C quá nhiều khiến dễ bị sẩy thai, các chất trong bông cải làm tăng tình trạng bệnh gout

 6. Ăn nấm tăng cường sức đề kháng

Nấm được biết đến như một loại thực phẩm giúp hệ thống miễn dịch được duy trì hiệu quả. Nấm chứa ít calo nhưng lại rất giàu dinh dưỡng bồi bổ cơ thể như vitamin B, kali, vitamin D, enzym selenium. 

Nấm còn có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư nữa nhé. Hãy thường xuyên ăn nấm để bảo vế sức khỏe nha. Chế biến các món xào, canh cho bé ăn mỗi tuần 1 lần để bé luôn khỏe mạnh nhé.

7. Uống mật ong tăng cường sức đề kháng

Thật sai lầm nếu không liệt kê mật ong vào top những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng. Chẳng lạ gì mỗi khi ho hay đau họng, chỉ cần vài muỗng mật ong là lại khỏe ngay. Khi bé ho hay đau họng, hãy cho bé uống 1 muỗng nhỏ pha với ít nước cốt chanh và nước ấm để cải thiện tình trạnh đau nhé.

Uống mật ong mỗi ngày giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm viêm loét, cải thiện trí nhớ,... Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng tăng cân nếu dùng sau bữa ăn, giảm cân nếu dùng trước bữa ăn nữa nha.

8. Uống trà xanh tăng cường sức đề kháng

Trà xanh chứa rất nhiều chất chống oxi hóa và giúp tăng khả năng đề kháng cho cơ thể. Trà xanh có trả năng tiêu diệt các virus cảm cúm và cảm lạnh thông thường. Thói quen uống trà xanh mỗi ngày sẽ luôn duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể bạn nhé.

Với các bé đã lớn tầm 4-5 tuổi, bạn có thể tập cho bé uống trà cùng cả nhà nha. Lưu ý là trà nên pha loãng để tránh bị vàng răng nhé. Ngoài ra, không nên uống trà vào buổi tối muộn, dễ mất ngủ vì trong trà cho chất kích thích tương tự như cà phê vậy.

9.Trái cây họ cam, quýt tăng cường sức đề kháng

Vitamin C là chất dinh dưỡng vốn nổi tiếng với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bởi dưỡng chất này giúp làm tăng khả năng sản sinh của bạch cầu trong máu. Tuy nhiên, cơ thể con người lại không thể tự sản sinh hoặc tổng hợp vitamin C mà cần phải được cung cấp thông qua các loại thực phẩm để duy trì sức khỏe. Các loại trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, chanh… là những nguồn rất giàu vitamin C. Do đó, để giúp tăng sức đề kháng cho cả gia đình, bạn nên cân nhắc thêm các loại trái cây này vào thực đơn mỗi ngày nhé.

10. Ớt chuông đỏ tăng cường sức đề kháng

Ngoài các loại trái cây họ cam quýt, ớt chuông cũng là một nguồn cung cấp vitamin C rất dồi dào. Thậm chí, lượng vitamin C có trong ớt chuông đỏ nhiều hơn gấp đôi so với lượng vitamin C có trong các loại trái cây họ cam, quýt. Không những vậy, ớt chuông còn rất giàu beta carotene, một dưỡng chất không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng tự nhiên của da – lớp áo giáp đặc biệt của cơ thể giúp chống lại các tác nhân gây hại, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh.

Trên đây là top 8 thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho bé lẫn cho cả nhà. Các mom nên ghi chú lại để lên thực đơn ăn uống mỗi ngày thật đầy đủ chất dinh dưỡng và phòng chống các bệnh nha.

11.Gừng tăng cường sức đề kháng

Gừng là thực phẩm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Gừng giúp giảm viêm, giảm đau, giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh viêm nhiễm khác. Không những vậy, gừng cũng có thể giúp giảm buồn nôn. Theo nhiều nghiên cứu được thực hiện gần đây, gừng còn có thể giúp giảm đau mãn tính và giảm cholesterol cho cơ thể

12.Nghệ tăng cường sức đề kháng

Nghệ là loại gia vị thường được sử dụng khá phổ biến trong ẩm thực của nhiều quốc gia. Không chỉ dùng làm gia vị để tăng hương vị của món ăn, nghệ còn được dùng như một loại thảo dược có tác dụng kháng viêm trong rất nhiều bài thuốc. Ngoài ra, hàm lượng curcumin cao có trong nghệ còn giúp chống cảm cúm, có lợi cho những vết thương ngoài da, chống lại tình trạng thâm do sẹo mụn để lại.

13.Đu đủ tăng cường sức đề kháng

Đu đủ có thể coi là “thần dược”, bởi nhiều bộ phận của cây đu đủ không những được dùng làm thức ăn mà còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh.

Trong 100 g đu đủ chín có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.

Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể… Tuy nhiên sẽ không lường hết được tác dụng phụ của đu đủ chín trong các trường hợp sau:

Người bị vàng da

Không những đu đủ chín, bí ngô, cà rốt, xoài… đều là những thực phẩm chứa nhiều beta caroten. Nhiều người ăn nhiều thực phẩm này dẫn đến tình trạng vàng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mu bàn tay, mu bàn chân do ứ đọng nhiều beta caroten.

Để cải thiện triệu chứng này, bạn nên dừng ăn một thời gian. Theo dõi nếu tình trạng không được cải thiện thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân.

Tac dung phu dang so cua du du chin nhieu nguoi chua biet hinh anh 1

Đu đủ chín có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng không phải ai cũng ăn được.

 

Người bị dạ dày

Ăn đu đủ chín thường xuyên sẽ kích thích hệ tiêu hoá, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, táo bón. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đu đủ sẽ làm đảo lộn hệ tiêu hóa của bạn, có thể gây ra rối loạn dạ dày với các triệu chứng như là đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, bụng trướng...

Thủ phạm chính của các triệu chứng này là sự dồi dào của chất xơ và nhựa đu đủ có trong dạ dày khiến dạ dày phải co bóp nhiều. Nó thậm chí còn kích thích dạ dày gây ra những trận nôn mửa.

Người có cơ địa dị ứng

Nếu bạn bị rối loạn hô hấp như hen suyễn, hoặc bất kỳ trường hợp dị ứng nào, hãy cẩn thận khi ăn đu đủ. Đôi khi phấn hoa có thể dính lên vỏ đu đủ nên hãy đảm bảo bạn đeo gang tay khi gọt đu đủ. Vứt vỏ và gang tay vào thùng rác ngay sau khi gọt xong. Bạn cũng nên che miệng và mũi bằng khăn để tránh dị ứng.

Dị ứng đu đủ thường có các triệu chứng sau: sưng miệng, ngứa xung quanh mặt và cổ họng, phát ban trên lưỡi, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, khó thở và khó nuốt.

Người tiêu hóa kém

Đu đủ được coi là phương thuốc chữa táo bón tự nhiên hiệu quả nhưng nếu quá lạm dụng thì kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại. Vì khi hàm lượng chất xơ cao, lượng nước cũng tăng lên, phân sẽ bị cứng lại gây táo bón.

Còn với người bị tiêu chảy cũng không nên ăn nhiều vì hàm lượng chất xơ nhiều. Nếu ăn nhiều trong thời gian này, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mất nước trầm trọng.

Bệnh nhân loãng máu

Những người bị bệnh loãng máu nên tránh ăn đu đủ vì lá đu đủ có khả năng làm loãng máu. Do đó nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa bệnh loãng máu hoặc thuốc chống đông máu như aspirin chẳng hạn, hoặc bạn vừa trải qua một ca phẫu thuật cách đây vài tuần, hãy tránh xa loại quả này do tính chống đông máu của nó.

14.Các loại hải thủy sản có vỏ

Các loài hải thủy sản có vỏ là nhóm thực phẩm được nhiều người nghĩ đến nhất khi muốn tìm cách tăng cường hệ miễn cho cơ thể bởi chúng thường có chứa rất nhiều kẽm. Kẽm là vi chất mà cơ thể chúng ta cần rất cần để các tế bào miễn dịch có thể hoạt động tối ưu. Một số loài động vật có vỏ có chứa nhiều kẽm mà bạn nên thêm vào chế độ ăn là cua, sò, tôm hùm, hàu… Dù kẽm rất quan trọng nhưng mỗi ngày bạn chỉ nên bổ sung một lượng vừa phải bởi nếu bổ sung quá nhiều, dưỡng chất này sẽ ức chế chức năng của hệ miễn dịch.

Ngoài việc thêm các loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng vào chế độ ăn, bạn còn có thể bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bằng cách chú ý đến việc giữ vệ sinh để tăng sức mạnh của cơ chế đề kháng da. Hãy vệ sinh cơ thể đúng cách bằng sản phẩm sữa tắm chăm sóc da phù hợp, giúp bảo vệ và hạn chế sự phát triển quá mức của các vi khuẩn gây bệnh trên da, đồng thời không làm tổn hại khả năng của đề kháng da.

Với chia sẻ 14 thực phẩm nói trên cachlamhay.vn mong bạn đọc  có thêm những kiến thức hay nhất để bổ sung thêm cho gia đình những thức ăn, nước uống tốt nhất tăng cường sức đề kháng cho cơ thể phòng chống cúm virus corona COVID-19  gia đình khỏe vui.