Ăn mít có tác dụng gì cũng những lưu ý khi ăn

Trong Đông y, múi mít chín có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng chỉ khát, trợ phế khí, trừ chứng âm nhiệt. Ngoài ra, cây mít cũng có thể tận dụng hạt nhựa, lá... để làm thuốc chữa bệnh. Vậy ăn mít có tác dụng gì, cũng những lưu ý khi dùng mít cùng cachlamhay.vn tham khảo qua bài viết sau.

Mít là một loại trái cây đặc sắc và thú vị của người dân Việt. Nhiều người đã đi khắp nơi trên thế giới, thưởng thức đủ thứ ngon vật lạ nhưng vẫn nhớ mãi cái vị ngọt ngào, giòn dai của múi mít. Đang mùa mít chín nhiều, bạn rất thích ăn mít mà chưa rõ công dụng cũng như lưu ý khi ăn mít sao cho tốt hơn cùng tham khảo bài viết: Ăn mít có tác dụng gì, cũng những lưu ý khi ăn để đạt hiệu quả tốt hơn

Thành phần dinh dưỡng của mít

Cây mít là loại cây ăn trái rất quen thuộc đối với người Việt. Cây thuộc họ Dâu tằm, thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 8 – 15 mét. Tên khoa học là Artocarpus heterophyllus.

Công dụng của mít
Hình ảnh cây mít – Chúng thường được trồng trong vườn lấy quả và bóng mát

 

Hiện nay, ở nước ta có nhiều giống mít khác nhau như mít dai, mít thái, mít tố nữ, mít nghệ, mít không hạt, mít ruột đỏ… Cây thường cho ra quả vào mùa xuân, quả có nhiều gai nhọn và hột bên trong, mùi thơm rất đặc trưng và hấp dẫn. Mùa hè là thời điểm mít chín rộ nhất.

Trong y học cổ truyền, một số bộ phận trên cây mít như lá, quả, nhựa mít, hạt mít được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong đó, quả mít chín có vị ngọt, tính ấm giúp tiêu khát, trợ phế, trừ âm nhiệt. Ngoài ra, quả mít còn có giá trị thương mại cao nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Các thành phần dưỡng chất trong quả mít bao gồm:

  • Protein
  • Glucid
  • Caroten
  • Canxi
  • Sắt
  • Phốt pho
  • Kali
  • Mangan
  • Lipid
  • Fructose
  • Sucrose
  • Isoflavones
  • Saponins
  • Lignans
  • Các vitamin A, B2, C…

Ăn mít có tác dụng gì

Nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rất nhiều tác dụng của mít với sức khỏe con người. Cụ thể như sau:

– Phòng ngừa thiếu máu

Mít cung cấp nhiều chất sắt tham gia vào quá trình tạo máu, ngăn ngừa thiếu máu. Bên cạnh đó, một số thành phần khác trong mít như magie, đồng, niacin…cũng rất cần thiết cho hoạt động sản xuất, tái tạo máu của cơ thể

– Ổn định nhịp tim và huyết áp, giảm cholesterol trong máu

Mít giàu khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là kali. Chất này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và là thành phần được tìm thấy nhiều trong tế bào cũng như trong chất dịch của cơ thể.

Khi được bổ sung đầy đủ kali, cơ thể bạn có khả năng giữ ổn định nhịp tim và huyết áp, đồng thời giảm lượng cholesterol dư thừa trong máu.

– Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào

Sở hữu nhiều đường fructose và sucrose tự nhiên, mít tạo ra nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Đối với các vận động viên, ăn mít giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng sau khi tham gia thi đấu thể thao. Lợi ích này cũng đạt được tương tự ở những người lao động tay chân nặng nhọc.

Mít
Ăn mít giúp phục hồi năng lượng nhanh sau khi vận động thể chất

– Phòng chống ung thư

Ăn mít thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Lợi ích này có được là nhờ vào các thành phần như Isoflavones, saponins hay lignans.

  • Lignans là một hợp chất hóa học tương tự như Estrogen. Nó hoạt động bằng cách chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do. Nghiên cứu cho thấy, Lignans có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư vú và ung thư tử cung ở phụ nữ. Nam giới được bổ sung chất này cũng có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn.
  • Isoflavones: Chất này cũng có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
  • Saponin: Chất này có khả năng kích thích tế bào bạch cầu hoạt động mạnh, đồng thời ức chế quá trình tăng sinh của các tế bào ác tính và tiêu diệt chúng. Nhờ đó phòng ngừa ung thư hữu hiệu.

– Ăn mít giúp xương khớp chắc khỏe

Hẳn nhiều người sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng, mít còn nhiều canxi hơn cả sữa. Canxi là thành phần quan trọng của xương, răng và móng. Cơ thể được bổ sung đầy đủ canxi thì xương khớp mới chắc khỏe và giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh lý như loãng xương, còi xương ở trẻ em.

Ngoài canxi thì chất Lignans trong mít cũng giúp làm tăng mật độ của xương, làm khung xương chắc khỏe và có khả năng hoạt động tốt hơn.

– Công dụng của mít với hệ thần kinh

Phân tích thành phần hóa học của mít cho thấy loại trái cây này chứa hàm lượng niacin và thiamine vượt trội so với chuối và xoài. Đây là những dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển của các tế bào thần kinh.

Hơn nữa, thành phần canxi trong mít cũng tham gia thúc đẩy hoạt động của các dây thần kinh cơ, giúp ổn định tinh thần, ngăn ngừa giảm sút trí nhớ và suy nhược thần kinh ở người già.

– Giảm đường huyết trong máu

Đường huyết tăng cao sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường và nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe. Nhờ chứa hàm lượng mangan dồi dào, mít có thể giúp ổn định lượng đường trong máu, giúp bệnh nhân bị tiểu đường kiểm soát tốt bệnh.

Mặc dù vậy bệnh nhân cần lưu ý không nên ăn quá nhiều mít chín vì lúc này hàm lượng đường trong mít khá cao.

– Kích thích tuyến sữa

Đây là công dụng của mít được nhiều chị em phụ nữ sau sinh biết đến. Theo y học cổ truyền, mít non có tác dụng bổ tỳ, làm thông tuyến sữa. Phụ nữ bị gầy yếu, ít sữa sau sinh nên thường xuyên dùng các món ăn từ mít non.

mít có công dụng gì
Phụ nữ sau sinh ăn mít sẽ nhiều sữa hơn

– Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm dạ dày

Mít chứa nhiều vitamin C và một số chất có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn. Nó giúp làm mau lành vết loét trong dạ dày cũng như các vấn đề khác ở đường tiêu hóa.

– Ngăn ngừa nám, tàn nhang, chống lão hóa da

Thành phần flavonoid trong mít là một chất chống oxy hóa tuyệt vời. Nó có khả năng ức chế sự phát triển của hắc sắc tố da melamin, đồng thời tiêu diệt các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa. 

Nhiều người còn truyền tai nhau bí quyết làm đẹp da bằng cách nghiền nhuyễn hạt mít và đắp lên da 2 – 3 lần trong tuần.

– Cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa nhiễm trùng, cảm lạnh

Nguồn vitamin C tuyệt vời trong mít cũng giúp cải thiện khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Qua đó giúp cơ thể có khả năng chống đỡ hiệu quả khi bị virus, vi khuẩn tấn công.

– Ngăn ngừa bệnh tim

Sở dĩ, mít có được công dụng này là nhờ chứa lượng vitamin B6 dồi dào. Loại vitamin này hoạt động bằng cách giảm lượng homocysteine – một chất có liên quan đến sự phát triển của bệnh tim, đồng thời bảo vệ các mạch máu và tế bào khỏi bị tổn thương, viêm nhiễm, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

– Nâng cao chức năng hoạt động của tuyến giáp

Khi được sử dụng, chất đồng trong mít được cơ thể hấp thu và tham gia vào quá trình sản sinh hormone. Điều này đảm bảo cho tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh.

– Giúp mắt sáng hơn nhờ ăn mít

Mít chứa vitamin A, Beta-carotene, lutein zeaxathin. Những chất này đều rất cần thiết cho sức khỏe của đôi mắt. Chúng giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bào mắt khỏe sự tấn công của các gốc tự do, qua đó cải thiện thị lực.

– Công dụng của mít với hệ tiêu hóa

Mít rất giàu chất xơ. Nhờ vậy, loại trái cây này được ví như một phương thuốc nhuận tràng tự nhiên giúp thúc đẩy chức năng tiêu hóa, điều chỉnh nhu động ruột và ngăn ngừa các rối loạn như táo bón, khó tiêu.

Lưu ý khi ăn mít

Mùa hè là thời điểm chính vụ của mít thế nhưng dù thèm nhiều người cũng đành "nhịn miệng" vì lo sợ sẽ cảm thấy nóng trong, bốc hỏa, bụng dạ khó chịu, gây khó ngủ và thậm chí bùng phát thành nhiều mụn nhọt bên ngoài da.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm – trường ĐH Bách Khoa Hà Nội): Hoa quả thì không có khái niệm nóng lạnh, không phải múi mít có nhiệt độ cao, cho vào miệng là có cảm giác nóng. Mít cũng như bao loại hoa quả khác, càng có vị ngọt thì càng chứa nồng độ đường cao vì vậy ăn nhiều có thể gián tiếp gây nóng.

Theo PGS.TS Thịnh, để tránh nhận phải những hậu quả đáng tiếc khi ăn mít, trước khi ăn bạn nên ghi nhớ và tránh một số sai lầm dưới đây.

1. Không phải ai cũng có thể ăn mít "vô tội vạ"

Theo Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, mít dù là loại quả tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cần nhớ rằng không phải ai ăn mít cũng được, thậm chí có một số đối tượng cần phải tránh ăn loại trái cây này.

Quả mít siêu bổ nhưng cũng "siêu độc", đừng bao giờ phạm phải 4 điều cấm kỵ này khi ăn kẻo gây nóng trong, nổi mụn nhọt và làm hại cơ thể - Ảnh 2.

Đó là:

- Trẻ em, người bị mẫn cảm về da: Ăn mít nhiều sẽ gây ra nóng từ đó dẫn đến các bệnh về da như rôm sảy, nếu không biết cách vệ sinh sạch sẽ thì có thể gây ra hiện tượng mọc mụn, nhọt.

- Người có thân nhiệt cao: Những người bị nóng trong thì không nên ăn nhiều mít vì sẽ gây ra cảm giác bức xúc, khó chịu…

 Bệnh nhân tiểu đường: Nhóm người tiểu đường cũng không nên ăn mít vì trong loại quả này có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza. Khi ăn vào sẽ dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.

- Béo phì: Đối tượng béo phì có khả năng tổng hợp đường thành mỡ rất nhanh, nếu ăn nhiều loại quả chứa đường như mít sẽ gây ra tình trạng tích mỡ trong bụng khiến mạch máu lưu thông kém.

- Bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu cao: Vì mít có chứa lượng đường rất cao nên không hề tốt cho gan, thậm chí còn gây nóng trong người Những bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu nên cẩn thận khi ăn loại quả khó tiêu, nhiều năng lượng như mít.

2. Không được ăn mít quá nhiều

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho hay, nguyên tắc hàng đầu để ăn mít an toàn, không gây hại đó là không được ăn nhiều mít cùng lúc.

Quả mít siêu bổ nhưng cũng "siêu độc", đừng bao giờ phạm phải 4 điều cấm kỵ này khi ăn kẻo gây nóng trong, nổi mụn nhọt và làm hại cơ thể - Ảnh 4.

Mỗi lần ăn mít, chúng ta chỉ nên ăn 80-100g mít tươi, tương đương 4-5 múi. Ăn quá nhiều mít một lúc sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, nóng gan, không tốt cho gan thận.

3. Thời điểm không được ăn mít

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo không được ăn mít lúc bụng đói vì sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu. Bạn cũng không nên ăn vào chiều tối và tối bởi mít có hàm lượng chất xơ cao, ăn vào thời điểm này sẽ gây cảm giác ấm ách, khó chịu vào ban đêm.

Theo chuyên gia, mọi người chỉ nên ăn mít 1-2 giờ sau khi ăn bữa sáng hoặc trưa.

4. Ăn mít mà không nhai kỹ

Quả mít siêu bổ nhưng cũng "siêu độc", đừng bao giờ phạm phải 4 điều cấm kỵ này khi ăn kẻo gây nóng trong, nổi mụn nhọt và làm hại cơ thể - Ảnh 5.

Khi ăn mít, chuyên gia lưu ý mọi người phải nhai từng múi thật kỹ, nhất là mít dai vì mít cứng, khó tiêu, nhai không kỹ sẽ gây đau dạ dày. Ngoài ra, nên ăn mít kèm với những loại trái cây khác để có thể cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Ăn mít có tác dụng gì cũng những lưu ý khi ăn cachlamhay.vn hy vọng bạn đọc có thêm thông tin bổ ích về tác dụng của mít cũng như cách ăn sao cho hiệu quả cao tốt cho sức khỏe của mình và gia đình.

cachlamhay.vn tổng hợp https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%ADt