Bắp cải - Cây rau, cây thuốc bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình

Cải bắp có vị ngọt tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, an thần, hoạt huyết. Bắp cải được dùng trị các chứng bệnh sau: Suy nhược thần kinh, thần kinh căng thẳng, hoại huyết mạn tính, mất ngủ, trầm uất: Uống nước luộc bắp cải thường xuyên. Với bài viết dưới đây bạn đọc sẽ có thêm thông tin dinh dưỡng từ loại rau bắp cải có nhiều công dụng trong việc điều trị nhiều bệnh.

​Nước ép bắp cải tốt cho người suy nhược thần kinh.

Bắp cải chứa hơn 90% nước, 1,8% protid, 5,4% glucid, 1,6% xenluloza (chất xơ), 31mg% phốtpho, 4,8mg% canxi,1,1mg% sắt; lượng vitamin chỉ thua cà chua, gấp 4 - 5 lần cà rốt, 3 - 4 lần khoai tây, hành tây; 100g cải bắp cung cấp 50 calo. Theo Đông y, cải bắp có vị ngọt tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, an thần, hoạt huyết. Bắp cải được dùng trị các chứng bệnh sau:

Suy nhược thần kinh, thần kinh căng thẳng, hoại huyết mạn tính, mất ngủ, trầm uất: Uống nước luộc bắp cải thường xuyên.

Viêm loét dạ dày, ruột: Dùng nước ép bắp cải 1 phần, đường 1 phần, sữa 1 phần, uống ngày 1 lít, chia 4 - 5 lần trong ngày, suốt 2 tháng liền. Tốt nhất là làm ngày nào uống ngày đó hoặc làm nhiều thì có thể để trong tủ lạnh được 2 ngày. Nước ép bắp cải giúp làm lành vết loét dạ dày ruột nhanh chóng.

Giảm đau nhức do thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh tọa: ép bắp cải lấy nước uống, bã đắp vào chỗ đau nhức. Hoặc lấy lá bắp cải cán dập gân lá, hơ nóng đắp vào chỗ đau. Mỗi chỗ đau dán 3 - 4 lá bắp cải. Bên ngoài lấy vải dày áp lên rồi buộc lại.

Hoạt huyết, chữa kiết lỵ ra máu, nhiều giun ký sinh đường tiêu hóa, nhiễm xạ tia X, máy tính, lò vi sóng, điện cao thế: Nên ăn cải bắp thường xuyên.

Mụn nhọt, vết thương sắp lên da non, viêm họng, khản tiếng: Hơ nóng lá bắp cải đắp hay giã lá tươi đắp.

Nhiễm khuẩn đầu da móng tay, nấm âm đạo: Rửa bằng nước ép bắp cải.

Phòng trị đái tháo đường: bắp cải có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết. Dùng hằng ngày giúp phòng trị đái tháo đường týp 2.

Bắp cải có tác dụng chống viêm loét đường tiêu hóa

Năm 1948, người ta đã phát hiện trong cải bắp có chứa vitamin U có tác dụng chống viêm loét, kích thích quá trình tái sinh tế bào trong niêm mạc dạ dày và ruột; do đó, bắp cải có thể dùng làm thuốc chống loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày ruột, đau đường ruột, viêm đại tràng.

Dùng nước ép hoặc nước cốt bắp cải tươi uống trong ngày với liều 1000ml chia làm 4-5 lần uống (có thể pha thêm đường hay muối, dùng nóng hay lạnh). Điều trị liền trong vòng hai tháng, thấy có kết quả rõ rệt đối với bệnh nhân có ổ loét chưa sâu lắm.

Nước ép bắp cải được chứng minh có hiệu quả rõ rệt trong việc giúp lành vết loét, thành sẹo nhất là loét dạ dày, tá tràng, ruột. Từ thập niên 40, các thấy thuốc Hoa Kỳ đã công nhận tác dụng chữa loét dạ dày của bắp cải.

Họ tiến hành một cuộc thí nghiệm cho những người bị loét dạ dày tá tràng đã uống 1/2 lít nước bắp cải mỗi ngày trong 3 tuần. Sau đó qua nội soi, các chuyên gia đã cho thấy có sự hình thành một lớp màng nhầy có hai chức năng vừa che chở, vừa tái tạo niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, họ còn xác định một họat chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày chỉ có trong bắp cải tươi và hàm lượng cao khi còn tươi xanh. Vì vậy nếu bạn bị loét dạ dày, tá tràng hãy uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt.

Chống béo phì: Trước bữa ăn nên cho người thừa cân béo phì ăn một ít bắp cải luộc hay nộm bắp cải sẽ có hiệu quả giảm đói (vì bắp cải chỉ có 29kcalo/100g ăn được). Bắp cải ngăn quá trình chuyển gluxit thành chất béo.

Sức khỏe - Những tác dụng không ngờ của bắp cải (Hình 3).

Bệnh tim mạch

Bắp cải có tỷ lệ chất cellulose cao, đặc biệt trong bắp cải đỏ có tới 4g/100g nên có tác dụng hạ cholesterol máu, giảm nguy cơ vữa xơ mạch máu. Hàm lượng kali trong bắp cải cũng cao nên có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu điều hòa chức năng tim.

Bệnh tiểu đường typ 2 do giảm quá trình đồng hóa gluxit nên giảm đường máu.

Bệnh về mắt

Giúp sáng mắt nhờ có nhiều betacaroten, lutein và zeaxantin.

Giúp các vết loét mau lành

Nhất là vết loét trong đường tiêu hóa như miệng, dạ dày, tá tràng, ruột. Mỗi lần uống 100ml nước ép bắp cải có lá màu xanh, ngày 3-4 lần. Nước ép bắp cải sẽ tạo lớp màng nhầy vừa có tác dụng che chở vết loét vừa giúp tái tạo niêm mạc.

Giúp chữa khản tiếng giống như củ cải bằng cách ngậm nước cải ép rồi nuốt từ từ, mỗi ngày 10 lần chia đều trong ngày.

Ăn bắp cải để thực đơn có đủ nhóm chất dinh dưỡng.

Bắp cải được xếp vào nhóm 4 của ô vuông thức ăn, cũng như các loại rau, củ, quả nó là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng. Bắp cải có đủ 10 loại chất khoáng mà cơ thể cần như canxi, kẽm, sắt, đồng, selen, kali... trong đó selen là chất chống ôxy hóa, khử gốc tự do, ức chế khối u phát triển, chống lão hóa.

Về vitamin bắp cải có nhiều vitamin nhóm B, vitamin C, K, E và nhất là các loại betacaroten, lutein. Zeaxantin có lợi cho mắt, đặc biệt có nhiều trong bắp cải đỏ.
Thành phần trong 100g ăn được của bắp cải thông thường là: nước 90g, protein 1,8g (có đủ 18 axit amin cần thiết), gluxid 5,3g, kali 190mg, betacaroten 65mcg, lutein + zeaxantin 310mcg.

Nếu là bắp cải đỏ thì hàm lượng tăng hơn như kali 243mg, betacaroten 670mcg, lutein + zeaxantin 329mcg.

Những điều cần lưu ý khi ăn bắp cải:

Bắp cải lưu giữ dioxin tận tế bào gây độc cho người ăn vì thế phải chọn loại bắp cải sạch nghĩa là phải được trồng và phát triển trong môi trường đất sạch, nước sạch, không khí sạch không dùng hóa chất thuốc trừ sâu, không gần nơi sản sinh dioxin như bãi rác đang cháy, lò nung xi măng, lò luyện gang thép, lò đốt rác...

Khi luộc bắp cải nên cho vài lát gừng tươi để khử hàn.

Người suy thận nặng không nên ăn bắp cải vì có hàm lượng kali cao. Người có tính hàn, dễ bị tiêu chảy, đái đêm nên ăn hạn chế.

Bắp cải có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế nên chúng ta chỉ ăn ở mức vừa phải không ăn quá nhiều. Thay đổi nhiều loại rau củ trong bữa ăn hàng ngày cũng làm cho bữa ăn hấp dẫn và ngon miệng hơn.

Nguồn tổng hợp