Bệnh thoát vị đĩa đệm nên kiêng các loại thực phẩm sau

Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra khi cột sống bị chèn quá mức, khiến vòng sợi bao quanh đĩa đệm bị mất khả năng chun giãn, rạn rách và nhân nhầy thoát khỏi vị trí thông thường, chèn ép lên rễ thần kinh. Do đó xương sẽ yếu hơn. Vậy người bị bệnh nên cần hạn chế các thực phẩm không tốt cho bệnh của mình.

Bị thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì ?

Bên cạnh những nhóm thực phẩm nên bổ sung, người bệnh cần hạn chế hoặc tránh sử dụng những món ăn sau nhằm ngăn chặn tiến triển của bệnh:

Một số loại thực phẩm người bệnh nên kiêng

Đồ chiên xào, chế biến sẵn:

 Tất cả các loại đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn hoặc chiên xào, tẩm ướp quá nhiều gia vị… đều ẩn chứa rất nhiều chất béo xấu có hại cho cấu trúc cột sống.

Thực phẩm giàu photpho, giàu đạm:

 Thịt chó… có tác dụng làm giảm canxi có trong xương khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.

Nội tạng động vật: Nên hạn chế ăn các loại nội tạng động vật như ruột, gan, phổi, tim… bởi vì chúng chứa hàm lượng purin cao, làm cho tình trạng viêm nhiễm tăng nặng, từ đó tác động đến tình trạng bệnh cũng như ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn:

 Việc sử dụng quá nhiều muối và đường sẽ làm tăng nặng triệu chứng viêm, ngăn chặn khả năng hấp thụ canxi của cột sống.

Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt dê… có thể làm suy giảm hàm lượng canxi trong xương và khiến tình trạng viêm thêm trầm trọng.

Chất kích thích:

 Tránh xa rượu bia, nước ngọt có ga… luôn là những thực phẩm có hại có sức khỏe, đặc biệt là người bệnh.

Thực phẩm giàu Omega 6: Omega 6 thực chất là một loại axit béo không lo tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu bổ sung dư thừa thì nó có thể làm gia tăng sự giữ nước và khiến máu bị đóng cục trong lòng mạch, gây tê bì cục bộ.

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân

Xây dựng một thực đơn khoa học, hợp lý, lên danh sách các món ăn cần bổ sung mỗi ngày và thực hiện, phần nào giúp cơ thể bạn luôn được khỏe mạnh, làm chậm quá trình lão hóa, giữ xương được chắc khỏe hơn ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Một vài điều cần lưu ý trong việc xây dựng chế độ ăn uống mà người bệnh cần biết:

Nên chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá nhiều trong một bữa.

Nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng đủ chất dinh dưỡng, không ăn quá nhiều đạm, thiếu chất xơ.

Uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước/ngày.

Hạn chế vận động sau khi ăn, cần nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau ăn.

Trước khi tập luyện cần ăn nhẹ để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động.

Ăn chín, uống sôi. Hạn chế ăn đồ tươi sống.

Với các loại thực phẩm không nên ăn ở trên. https://cachlamhay.vn/ mong bạn đọc cố gắng hạn chế các thức ăn đó để đảm bảo sức khỏe của mình tốt hơn nhé.