Bị nhiệt miệng nên và không nên ăn gì?

Nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy bị nhiệt miệng nên ăn gì và không nên ăn gì? cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến rất nhiều người mà hầu hết ai cũng từng mắc ít nhất một lần trong đời. Nhiệt miệng có thể xuất hiện ở bất cứ mô mềm nào trên miệng, bao gồm môi, má , nướu, lưỡi, vòm miệng, thậm chí một số trường hợp còn bị nhiệt miệng và thực quản và ống dẫn dạ dày.

Nhiệt miệng thường là một vết viêm hoặc kích ứng nhỏ, chỉ kéo dài 1-2 ngày đến 1-2 tuần. Tuy nhiên trong một số trường hợp hy hữu, nhiệt miệng có thể liên quan đến ung thư miệng hoặc nhiễm trùng virus.

 

Bị nhiệt miệng nên và không nên ăn gì? - 1

 

Dưới đây là một số bệnh lý gây nhiệt miệng:

- Vết loét lạnh: là những vết đỏ, đau, có chứa chất lỏng bên trong, thường xuất hiện quang vùng môi và miệng. Nếu nặng, nó có thể đi kèm triệu chứng cúm nhẹ, đau nhức cơ thể, hạch bạch huyết.

- Thiếu máu

- Viêm nướu

- Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

- Loét miệng

- Thiếu máu do thiếu folate

- Nấm miệng

- Bệnh tay chân miệng

- Bệnh bạch cầu

- Lichen phẳng vùng miệng 

- Bệnh celiac (bệnh không dung nạp gluten)

- Ung thư miệng

- Bệnh Pemphigus (bọng nước tự miễn dịch)

Bị nhiệt miệng nên và không nên ăn gì? - 3

Nguyên nhân gây nhiệt miệng:

- Cắn vào lưỡi, má hoặc môi

- Bỏng miệng

- Vật sắc nhọn đâm vào miệng, ví dụ như niềng răng, răng giả...

- Đánh răng quá mạnh hoặc bàn chải quá cứng

- Bị nhiễm virus herpes simplex

- Hệ thống miễn dịch suy yếu, thay đổi nội tiết tố, thiếu vitamin như folate và B12, gặp các vấn đề về đường ruột.

Điều trị nhiệt miệng thế nào?

Những vết nhiệt miệng nhỏ thường biến mất tự nhiên trong vòng 10-14 ngày, dài nhất khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, vết nhiệt miệng sẽ gây đau, sót khi ăn uống, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Để điều trị nhiệt miệng, bạn nên:

- Tránh thực phẩm nóng, cay, mặn hoặc quá nhiều đường

- Tránh thuốc lá và rượu

- Súc miệng bằng nước muối

Bị nhiệt miệng nên và không nên ăn gì? - 4

- Tránh bóp hoặc nặn các vết mụn nước

- Chườm đá lạnh để giảm đau. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau theo gợi ý của bác sĩ.

- Ăn các thực phẩm có tính mát, đặc biệt là rau xanh và hoa quả

- Trong một số trường hợp nặng, bạn có thể dùng thuốc kháng sinh theo gợi ý của bác sĩ.

Bị nhiệt miệng nên ăn gì?

- Trà đen: Chất tannin trong trà đen sẽ làm giảm cơn đau nhiệt miệng. Bạn có thể uống trà đen hoặc đắp túi trà đen ướt lên vết nhiệt miệng.

- Đỗ đen, đỗ xanh, hạt sen: Những thực phẩm này đều có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.

Bị nhiệt miệng nên và không nên ăn gì? - 5

- Sữa chua: Sữa chua có tính lợi khuẩn, giúp chống lại các vi khuẩn trong miệng và giảm vết loét. Bạn có thể kết hợp ăn sữa chua với nha đam hoặc một số loại hoa quả có tính mát khác.

- Ăn hoặc uống các loại rau củ quả thanh nhiệt như: Rau má, rau diếp cá, cà rốt, rau ngót, rau mùng tơi, rau dền, củ cải trắng, quả dứa, việt quất, đu đủ, cherry...

Bị nhiệt miệng không nên ăn gì?

- Thực phẩm có axit: Khi bị nhiệt miệng, bạn không nên ăn các loại hoa quả có nhiều tính axit như cam, chanh, quýt, bưởi... vì chất axit citric có trong các loại quả này sẽ khiến vết nhiệt miệng đau và nặng hơn. Một số loại quả như dâu tây hay cà chua cũng có tác động tương tự.

- Thức ăn cay nóng: Những đồ ăn cay nóng sẽ gây kích ứng và làm vết nhiệt miệng nặng hơn.

- Cà phê: Cà phê có chứa chất axit salicylic sẽ gây kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng, tác động lên vết nhiệt miệng.

- Các loại nước ngọt: Nước ngọt chứa nhiều si rô ngô và axit photphoric dễ gây viêm nhiễm và lở loét, từ đó khiến tình trạng nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn.

- Các loại hoa quả có tính nóng như nhãn, vải, đào, mận, sầu riêng, vú sữa, mít, xoài, ổi, chôm chôm, na...

Bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì?

Ăn trái cây không chỉ giúp cơ thể giải khát, bổ sung các loại vitamin, chất xơ và chất khoáng cần thiết mà còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đặc biệt trong những trường hợp bị nhiệt miệng, loét miệng.

- Táo: Táo rất tốt cho những người bị nhiệt miệng hoặc nóng trong người. Các loại vitamin trong quả táo cùng chất xơ, chất khoáng và chất chống oxy hóa cũng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.

- Đu đủ: Đu đủ có tính hàn, vị ngọt nhẹ, nhờ đó có tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Đu đủ cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon khác nhau.

Bị nhiệt miệng nên và không nên ăn gì? - 6

- Lê: Quả lê chứa nhiều vitamin B, giúp nhanh chóng làm lành các vết lở loét, từ đó hỗ trợ người bị nhiệt miệng hiệu quả.

Những lưu ý khi bị nhiệt miệng

- Khi bị nhiệt miệng, bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh tác động của vi khuẩn. Đánh răng hoặc súc miệng bằng nước muối sinh lý sau bữa ăn rất tốt cho người bị nhiệt miệng.

- Xây dựng chế độ ăn cân bằng, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả để vết nhiệt mau lành.

- Nên uống nhiều nước, bổ sung rau của quả vào bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là trong mùa nắng nóng.

- Thực hiện chế độ luyện tập đều đặn, hợp lý, cân bằng nghỉ ngơi để tăng cường sức đề kháng, tránh sự tác động của vi khuẩn gây hại.

- Nếu hiện tượng nhiệt miệng thường xuyên xảy ra với tình trạng nặng, bạn có thể tới gặp bác sĩ để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

Nguồn tham khảo:

Mouth Sores: Symptoms, Treatment, and Prevention Methods - Đăng tải trên trang tin y tế Health Line - Xuất bản ngày 7/3/2019.

Bị nhiệt miệng nên và không nên ăn gì? chỉ mang tính chất tham khảo hy vọng bạn đọc có thêm cách xử lý khi bị nhiệt miệng tốt nhất  cho mình nhé.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/bi-nhiet-mieng-nen-va-khong-nen-an-gi-d243894.html