Bí quyết chăm sóc da cho trẻ sơ sinh đúng cách mẹ cần biết

 Nhiều mẹ nghĩ rằng, muốn da bé được mịn màng và hồng hào thì không cần phải chăm sóc, tuy nhiên sai lầm đó không khiến ít trẻ gặp những tổn thương về da. Trong bài viết này,cachlamhay.vn sẽ chỉ bạn cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh an toàn và khoa học nhất

Thói quen thể hiện sự yêu thương trẻ như nựng yêu, hôn má hay xoa đầu trẻ cũng có thể là nguyên nhân cho một sự viêm da. Không chỉ dừng lại ở đó, tác động từ ánh nắng mặt trời, ô nhiễm không khí, khói bụi… cũng có thể gây ra những vấn đề phát sinh không mong muốn cho da trẻ.

Chưa dừng lại ở đó, việc lạm dụng quá mức những sản phẩm kem dưỡng da, chống nắng hay kem chống hăm tã cũng khiến làn da bé trở nên bức bách, khó chịu dễ làm nặng thêm vấn đề. Vì vậy, với mỗi bệnh về da khác nhau, cha mẹ nên có cách xử lý khác nhau để nhanh chóng khắc phục những vấn đề mà trẻ đang phải hứng chịu.

Chăm da con bị mụn sữa

Trong khi nhiều cơ quan phát triển sớm trong thời kỳ mang thai, thì phải mất gần chín tháng da của em bé mới “trưởng thành”. Seth Orlow, giáo sư, tiến sĩ, về da liễu nhi khoa tại Trung tâm Y tế Langone University cho biết: “Làn da được hình thành trong 3 tháng cuối”.

Mụn sữa ở trẻ nhỏ biểu hiện bằng những nốt mụn nhỏ màu hồng xuất hiện trên khuôn mặt và ngực của bé – thường xảy ra ở một phần năm tất cả trẻ sơ sinh trong tháng đầu đời. Thủ phạm là do hormone của mẹ truyền sang bé qua nhau thai trong thai kỳ.

Cách làm đúng: Không giống mụn trứng ở người lớn, mụn ở trẻ sơ sinh không cần chăm sóc đặc biệt. Chỉ cần giữ cho da của bé luôn sạch sẽ và khô thoáng. Lưu ý, không tác động mạnh làm bể nốt mụn bởi có thể sẽ gây ra vết sẹo cho bé. Ngoài ra, không nên áp dụng bất kỳ kem dưỡng da hoặc điều trị nào cho trẻ. Mụn sẽ được giải quyết sau vài tuần nhưng có thể kéo dài lâu hơn ở trẻ bú sữa mẹ.

Nếu tình trạng này tồn tại lâu hơn (từ ba tháng) và có những biểu hiện xấu đi, gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ, nó có thể là biểu hiện của bệnh về da khác như eczema. Lúc này, bạn nên cho trẻ đi khám để xác định đúng loại bệnh.

Chăm da con sau khi tắm

Theo khuyến cáo, trẻ sơ sinh chỉ cần tắm 2-3 lần/ tuần là đủ, tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn làm công việc này hàng ngày cho con. Tùy thuộc vào môi trường sống mà cha mẹ linh hoạt số lần tắm. Nếu thời tiết quá nóng nực, con trẻ ra nhiều mồ hôi, cha mẹ có thể dùng khăn vải màn mềm, nhúng nước và lau thêm cho con mỗi ngày. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là làn da của trẻ sẽ trở nên khô hơn nếu tắm nhiều.

Cách làm đúng: Trước tiên, cha mẹ nên giảm bớt số lần tắm xuống cho con khoảng 3 lần/ tuần. Không dùng nước quá nóng tắm cho trẻ. Bởi tắm nhiều hay dùng nước tắm ở nhiệt độ không phù hợp sẽ làm mất chất nhờn bảo vệ da, khiến da bé càng trở nên khô ráp. Sau khi tắm, mẹ có thể sử dụng 1-2 giọt dầu (dầu dừa, dầu ô-liu, dầu hạnh nhân…), thoa đều lên lòng bàn tay rồi nhẹ nhàng massage lên da bé. Cách này sẽ giúp cho dầu thấm vào da, khắc phục tình trạng da khô của bé.

1 Hiểu đúng làn da của bé

Da của em bé rất mỏng, có độ ẩm và chất dầu sebum ít hơn người lớn, do đó rất dễ bị tổn thương, mất nước. Các bậc cha mẹ cần biết rằng, chăm sóc da cho bé có liên quan đến việc phát triển các giác quan, thần kinh. Khi bé bị dị ứng, da sẽ có triệu chứng ngứa ngáy, nổi vết sần dẫn đến tình trạng khô ráp, nứt nẻ hoặc chảy máu, nhất là vào mùa hè. Do đó, da của bé cần được chăm sóc kỹ lưỡng.

2 Kỹ năng và quy trình chăm sóc da cho trẻ

1. Thử bột giặt

Bột giặt cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, có trường hợp mẩn ngứa, dị ứng. Các bậc cha mẹ có thể kiểm tra phản ứng trên da bé bằng cách giặt chiếc áo hoặc chiếc quần của bé với bột giặt và nước xả. Đợi 1 vài ngày sau khi bé mặc đồ đó xem da có phản ứng gì không. Nếu da bé không có vấn đề gì, hãy tiếp tục giặt quần áo còn lại.

Trường hợp, da bé có nổi mẫn đỏ hoặc bị khô từng lớp, bạn cần chuyển sang loại bột giặt hoặc nước xả vải khác. Bạn có thể mua loại bột giặt, nước xả chỉ dành riêng cho trẻ sẽ tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần ngâm quần áo của trẻ với nước xả để tránh việc bé mặc quần áo khô cứng sẽ làm hại da.

2. Không nên tắm bé hằng ngày

Cách để giữ cho da bé sơ sinh luôn được mềm mại đó là không nên tắm cho bé hàng ngày. Bởi trẻ sơ sinh không cần tắm rửa nhiều vì vốn dĩ bé chưa tiếp xúc nhiều với bụi bẩn. Việc tắm cho bé quá nhiều sẽ làm mất độ ẩm trên da của bé. Thêm vào đó, nên giữ vệ sinh vùng kín cho bé luôn sạch sẽ. Còn tắm thì chỉ cần 2 – 3 lần/tuần là được, hoặc lau người cho bé bằng chiếc khăn mềm, sạch.

Để giữ được độ ẩm của da em bé, sau mỗi lần tắm bạn nên xoa lên da bé ít nước dưỡng ẩm chuyên dùng cho trẻ sơ sinh, những chất này thấm vào lỗ chân lông của bé sẽ giúp da bé mềm mại hơn.

3. Thay tã thường xuyên

Cần thay tã thường xuyên cho trẻ sơ sinh, cách 4 tiếng thay 1 lần (trung bình hơn 6 miếng tã/ngày).

Hầu hết các mẹ đều chọn tã cho bé nhằm tiết kiệm thời gian và vệ sinh cho bé. Tuy nhiên, cần thay tã thường xuyên cho trẻ sơ sinh, cách 4 tiếng thay 1 lần (trung bình hơn 6 miếng tã/ngày). Bên cạnh đó, bạn thường xuyên kiểm tra xem bé có đi ngoài không rồi thay tã, tránh để lâu bé sẽ bị hăm.

Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh đòi hỏi các bậc cha mẹ cần kiên nhẫn, chịu khó và chọn lọc thông tin. Không nên áp dụng tất cả những bí quyết chăm sóc da cho trẻ sơ sinh đúng cách mà cần có sự chọn lọc để thích hợp hơn với làn da của con mình.