Bí quyết lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn

Hiện nay, việc lựa chọn thực phẩm an toàn là những băn khoăn của mọi nhà. Làm sao để chọn được thực phẩm tươi ngon không gây hại sức khỏe. Hiểu được điều đó hôm nay cachlamhay sẽ bật mí bí quyết lựa chọn thực phẩm an toàn nhất cho cả gia đình.

Thịt dày, săn chắc và đàn hồi: Nếu thịt được bảo quản lạnh, chúng không nên quá mềm, phải khô ráo và được đóng gói cẩn thận. Thịt lợn tươi phải rắn chắc, độ đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt không để lại vết lõm và không bị dính. Thịt ôi sẽ bị lõm sâu khi ấn vào không trở lại trạng thái bình thường ngay được, dính nhiều.

Cach chon thit tuoi ngon, an toan hinh anh 2

Màu sắc và vị trí của chất béo: Những miếng thịt có đường vân chất béo hiện rõ trên bề mặt có có vị ngon hơn. Tuy nhiên, quá nhiều chất béo lại làm cho thịt bị cứng. Thông thường đường vân chất béo của con lợn/gà/bò còn non sẽ có màu trắng, trong khi thịt đồng vật già có màu hơi vàng, nhưng lại ngon hơn dù không được mềm.

Cach chon thit tuoi ngon, an toan hinh anh 5

Giá cũng quan trọng: Khi mua thịt rẻ, bạn phải xác định chúng sẽ ra nhiều nước khi nấu. Thịt đắt nhưng chất lượng sẽ cao hơn. Trung bình mỗi người ăn từ 120-200gr thịt/ngày, vì vậy, bạn nên cân nhắc lượng thịt đủ với mỗi bữa ăn cho gia đình

Cách chọn thịt tươi sống

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm khi chế biến các món ăn từ thịt thì tốt nhất nên nấu chín, không ăn các món tái, tiết canh, tuyệt đối không sử dụng thịt đã biến chất, ôi hỏng để chế biến thức ăn.

Các loại thịt còn tươi ngon phải có màu sắc và mùi đặc trưng của từng loại, không có mùi hôi, mùi lạ, bề mặt khô ráo không rỉ nước, có độ đàn hồi tốt (khi ấn ngón tay vào bề mặt miếng thịt lúc bỏ ngón tay ra thì vết lõm nhanh chóng mất đi). Không nên mua thịt có những dấu hiệu bất thường, khác lạ.

Cách chọn thịt :  Thịt heo

Thịt heo sạch có màu hồng tươi, lớp mỡ dày (1.5- 2cm), không rỉ nước.

Thịt có thuốc an thần thường có màu hồng đỏ bất thường, khi ấn tay vào miếng thịt sẽ thấy mịn, nước rỉ ra ngoài.

Thịt heo chứa hormone tăng trưởng có lớp da mỏng, căng khác thường, phần nạc gần sát với da, mỡ rất ít và màu sắc sẫm hơn thịt bình thường. Khi chế biến, thịt ra nhiều nước, mùi vị không thơm đặc trưng của thịt heo, nấu chín thì màu sắc lại nhợt nhạt.

Trường hợp thịt heo ướp hàn the thì loại thịt này có màu hồng bầm, dùng tay ấn vào sẽ không thấy độ đàn hồi.

Thịt heo bị nhiễm giun sán (thịt lợn gạo) thì thịt có những đốm nhỏ hình hạt gạo, màu trắng đục.

Cách chọn thịt : Thịt bò

Thịt bò tươi ngon có màu đỏ tươi, thớ nhỏ mịn, thơm mùi bò, mỡ bò màu vàng nhạt.

Đối với thịt bò bơm nước: khi ấn tay vào, nếu thấy nước tươm ra thì đó chính là dấu hiệu thịt đã bị bơm nước.

Với thịt bò cũ, không còn tươi thì cắt vào miếng thịt sẽ không thấy máu tứa ra, khi ấn tay vào miếng thịt vết lõm không mất đi.

Cách chọn thịt :Thịt gà

Chọn loại thịt gà có màu sắc tự nhiên, thớ thịt mịn và có độ đàn hồi cao. Da gà phải kín, lành lặn, không có vết bẩn, mốc, không có vết gì lạ.

Để tránh mua phải gà nhuộm phẩm màu, nhuộm bột sắt không nên mua gà nhìn da có màu vàng ruộm, bắt mắt, căng phồng.

Cách chọn các loại thủy hải sản (tôm, cua, ghẹ, mực, cá…)

Nên ưu tiên chọn các loại thủy hải sản còn sống. Quan sát kỹ đặc điểm bề ngoài để không mua nhầm: cá nóc, bạch tuộc đốm xanh, ốc lạ, cua ghẹ lạ... nhằm tránh bị ngộ độc.

Đối với các loại thủy hải sản đã chết thì phải thận trọng khi mua, vì chúng có thể bị tẩm ướp các hóa chất độc hại như ure, hàn the, formol...

1. Đối với thịt gà đã được làm sẵn

Thực tế có nhiều chị em và ngay cả chính Loan cũng thú nhận rằng: không thể tự tay làm gà sống hoặc có chị vì quá bận rộn nên không có thời gian đun nước, vặt lông tỉ mỉ, chính vì vậy gà làm sẵn là lựa chọn hợp lý và tiện lợi. Và bạn có thể nhận biết thịt gà ngon, tươi và không bị tẩm hóa chất qua những đặc điểm sau đây:

Quan sát tổng thể thấy thân gà chắc nịch, nhỏ gọn, phần ức bé.

Lấy đầu ngón tay ấn nhẹ vào đùi, lườn và vài nơi khác trên thân gà. Thấy thịt cứng chắc, phục hồi hình dạng ban đầu nhanh khi ngừng ấn là được.

Lớp da gà màu vàng óng tự nhiên nhưng không đều, phần cánh, ức và lưng thường đậm màu hơn.

Trên người gà không có vết trầy rách hoặc bầm huyết.

Cách chọn cá

Chọn con cá còn tươi, mình cá ít nhớt, có mùi tanh đặc trưng, mang khép kín màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Mắt cá sáng và hơi lồi. Thịt cá chắc, sự đàn hồi cao, thịt dính chặt với xương.

Về thân cá: Với những con cá tươi ngon có thân co cứng, để trên bàn tay không thõng xuống. Nếu cá kém tươi thường có dấu hiện phân giải, để trên bàn tay quằn xuống dễ dàng. Những con cá ươn rất dễ nhận biết, với dấu hiệu lên men thối, để trên bàn tay quằn xuống dễ dàng.

Quan sát mắt cá: Cá tươi khỏe mạnh nhìn mắt cá thấy nhãn cầu lồi, trong suốt, giác mạc đàn hồi. Con cá kém tươi nhãn cầu không lồi, giác mạc nhăn nheo, hơi đục. Với cá ươn nhãn cầu sẽ lõm, mắt khô, giác mạc nhăn nheo hoặc rách, mắt thụt vẩn đục.

Quan sát miệng cá: Cá tươi có miệng ngậm cứng, nhìn còn rõ nét. Với cá kém tươi miệng hở. Còn cá ươn miệng mở hẳn.

Quan sát mang cá: Với cá tươi mang chặt, đỏ tươi, không có nhớt và không có mùi hôi. Cá kém tươi mang dính không chặt vào hoa khế, màu bắt đầu xám, có nhớt và có mùi. Còn cá ươn mang có nhớt bẩn có mùi hôi, màu nhợt nhạt.

Bí kíp chọn cá tươi ngon, an toàn theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng 2

Những con cá tươi thường có mang chặt, đỏ tươi, không có nhớt và không có mùi hôi

Phần vảy cá: Cá tươi vảy óng dính chặt, không có dịch hoặc có ít, màu trong không mùi. Cá kém tươi vảy không sáng, có niêm dịch đục mùi hôi. Còn cá ươn vẩy mờ, dễ tróc vảy, có niêm dịch bẩn, có mùi, vảy bong từng mảng…

Về bụng cá: Đối với cá tươi bình thường bụng không phồng. Cá kém tươi có bụng hơi phình. Còn cá ươn có bụng phình to.

Thịt cá: Cá tươi thịt rắn chắc, có đàn hồi, dính chặt vào xương sống. Cá kém tươi mềm, vết ngón tay ấn vào nảy ra rất chậm, còn dính vào xương sống. Còn cá ươn thịt mềm nhũn, vết ấn ngón tay giữ nguyên, thịt tróc khỏi xương dễ dàng.

Không chọn loại cá có biểu hiện: mang cá không còn màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm nhưng nhìn bề ngoài cá vẫn rất tươi; bên trong thịt nhũn, lỏng lẻo, không dính chặt với xương; dễ tróc vẩy và có mùi tanh khác thường.

Cách chọn : Tôm, mực, bạch tuộc…

Nên chọn những con còn tươi, nguyên con, đầu dính chặt với thân; sờ vào có cảm giác mềm dẻo, căng tự nhiên, độ đàn hồi cao; ngửi có mùi tanh đặc trưng, không có mùi lạ (như mùi khai, mùi hắc, mùi hôi…).

Không mua loại hải sản nhìn bề ngoài rất tươi nhưng khi sờ vào thì mềm, nhão, độ đàn hồi kém. Khi ngửi có mùi lạ (như mùi khai, mùi hắc, mùi hôi…). Khi chế biến thịt nhão, không có độ ngọt, thơm đặc trưng.

Nhận biết tôm bơm tạp chất

Theo các chuyên gia về thực phẩm, tôm bơm tạp chất sẽ có thân phình to, bóng mướt, trọng lượng sẽ tăng lên. Dung dịch bơm tôm chủ yếu là tinh bột như Agar (bột rau câu) hay CMC (chất ổn định dùng để kiểm soát độ nhớt của thủy hải sản)…

Các loại chất này sẽ được nấu chín, hoặc hòa với nước thành dung dịch sệt, sau đó được tiêm chích trực tiếp vào đầu, thân hoặc đuôi tôm bằng ống tiêm y tế.

Ngoài ra, theo anh Đỗ Tấn Minh, đại diện của một cơ sở nuôi tôm sạch mô hình chuẩn VietGAP tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng cho biết, ngoài việc bơm tinh bột vào tôm để tăng trọng lượng thì ngay trong quá trình nuôi giống, tôm có thể được cho ăn các loại hóa chất vượt mức cho phép, ví dụ như thuốc tăng trọng giúp cho con tôm lớn rất nhanh.

Ngoài ra, khi sơ chế, người ta còn có thể bơm nước muối, thậm chí là bơm glixerin - chất từ thủy phân chất béo vào tôm.

Hiện tượng này không chỉ bị phát hiện ở tôm được bán tại thị trường trong nước, mà còn bị một số nước nhập khẩu tôm của Việt Nam cảnh báo khá nhiều lần.

Bắt quả tang bơm tạp chất lạ vào tôm sú chết Bắt quả tang bơm tạp chất lạ vào tôm sú chết
Bơm tạp chất tăng trọng vào tôm sú chết bán cho nhà hàng Bơm tạp chất tăng trọng vào tôm sú chết bán cho nhà hàng.

Theo kinh nghiệm chia sẻ của anh Mình, đặc điểm dễ nhận dạng tôm đã được "mông má" bằng tạp chất nhất chính là phần đuôi, bởi đuôi con tôm sẽ bị tòe ra, mỗi nhánh theo một hướng chứ không xếp đều và cụp xuống.

Thân tôm bị bơm tạp chất , bột hoặc hóa chất thường thẳng, cứng do căng mọng bất thường, các đốt trên thân tôm bị giãn nhiều, đặc biệt là đốt nối giữa thân và đầu tôm.

Các đốt trên thân tôm bị bơm tạp chất giãn nhiều, đặc biệt là đốt nối giữa thân và đầu tôm.

Mang những con tôm bị bơm rất cứng, thẳng và phồng căng. Khi chế biến, tôm sẽ ra nhiều nước, ăn bị nhạt, bở, thịt và vỏ không gắn chặt với nhau.

Các chuyên gia thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng, bằng mắt thường có thể dễ dàng nhận biết được tôm bẩn và tôm sạch, tuy nhiên tốt nhất là nên mua những con tôm còn sống, nhảy tanh tách hoặc thậm chí còn đang bơi.

Nên chọn những con tôm có vỏ đậm màu, sáng bóng, thân mềm và gắn chặt với phần đầu, còn phần đuôi xếp đều nhau và cụp xuống, đặc biệt là con tôm phải còn đầy đủ râu, càng, gai và các chân.

Trong trường hợp bất đắc dĩ mua tôm đông lạnh hoặc đã chế biến sẵn, người tiêu dùng nên kiểm tra bằng cách cầm đầu và thân tôm rồi kéo thẳng ra một cách nhẹ nhàng.

Nếu các khớp nối trên vỏ tôm khít nhau thì đó là tôm tươi sạch, còn nếu những khớp này không khít thì đó là tôm cũ và có thể là tôm bơm tạp chất.

Người tiêu dùng cũng có thể chú ý hơn trong cách mua từng loại tôm qua màu sắc của chúng. Ví dụ như tôm sú thì nếu có màu hồng phớt thì là tôm ươn, tôm sắt nếu có màu hồng đậm thì có khả năng đã bị để lâu và bị bơm hóa chất.

Cách chọn tôm sạch

Theo nhiều thương lái, muốn chọn tôm sạch thì chỉ có 2 cách: chọn tôm còn tươi sống và chọn tôm nhỏ.

Với loại tôm sống, nên chọn những con còn nhảy và còn đủ chân lẫn càng. Đây là cách an toàn nhất nếu người tiêu dùng muốn sử dụng tôm tươi ngon. Tuy nhiên, các loại tôm này thường có giá cao, khoảng từ 250.000 - 500.000/kg (đối với loại tôm sú và tôm càng có kích thước vừa phải).

Mặt khác, nếu không đủ tiền mua tôm tươi sống, người tiêu dùng chỉ còn cách chọn các loại tôm nhỏ hơn, giá "mềm" hơn. Còn với các loại tôm đông lạnh, người tiêu dùng nên để ý các chi tiết như đầu, thân và đuôi tôm.

Khi mua tôm, người tiêu dùng nên cầm phần đầu và đuôi tôm kéo giãn ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm còn tươi, chưa bị ươn và không bị tiêm hóa chất. Nếu các khớp này giãn ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu và khả năng bơm hóa chất là rất cao.

Cách lựa chọn và chế biến rau, củ quả

Rau có thể nhiễm các vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán do bị tưới bằng phân tươi hoặc nước bẩn. Các loại rau ăn sống như rau xà lách, rau thơm, hành mùi, dưa chuột, cà rốt... nếu không được rửa sạch cẩn thận thì có thể gây các bệnh đường ruột và giun sán.

Rau được trồng trên vùng đất ô nhiễm hoặc được tưới bằng nước bẩn, sử dụng phân bón hóa học quá liều… sẽ khiến rau hấp thu và tích trữ các độc tố độc hại cho sức khỏe như rau muống nhiễm chì và cadimi, rau cải nhiễm nitrat…

Một vấn đề hiện nay đang được quan tâm là mức độ nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật trong rau quả khá cao, hay dùng thuốc kích siêu tốc, dùng hóa chất lạ ngâm rau để rau lớn nhanh gây nên ngộ độc cấp tính cũng như mãn tính, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe lâu dài cho người tiêu dùng.

Các loại rau, củ quả phải gọt vỏ như bí, bầu, mướp... thường an toàn hơn các loại rau ăn lá. Khi lựa chọn rau, nên chọn rau còn tươi, nguyên vẹn, không bị dập, có hình dạng bình thường, có màu sắc tự nhiên, không có mùi vị lạ.

Rau bị phun thuốc kích thích thường có lá xanh tốt bất thường, cọng rất non, to mập, những bó rau đó chỉ cần để từ sáng đến chiều là có thể bị nẫu, héo rũ.

Nên ngâm kỹ, rửa rau ít nhất 3 lần hoặc rửa dưới vòi nước để loại trừ phần lớn thuốc bảo vệ thực vật tồn dư. Nên mua rau theo mùa, vì rau trái mùa rất dễ bị phun chất kích thích.

Khi nấu, cần nấu chín và mở nắp xoong, đây là cách tốt nhất để loại trừ phần lớn các thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm bay hơi.

Với bí quyết chọn thực phẩm trên hi vọng bạn đọc có thêm kinh  nghiệm tốt nhất lựa chọn thực phẩm tươi ngon.

Nguồn tổng hợp