Các món ngon từ cá chép cho bà bầu dễ nấu, giàu dinh dưỡng bồi bổ, an thai

Trong thời gian mang thai mẹ bầu cần được bổ sung dinh dưỡng từ các món ngon giàu dinh dưỡng bồi bổ, an thai. Các mẹ đang muốn tìm kiếm các món ngon, bổ dưỡng từ cá chép, cùng cách chế biến món cá chép sao cho ngon miệng với những lợi ích từ cá chép chứa nhiều thành phần dinh dưỡng hội tụ, thịt cá chép là món ăn mang lại vô vàn những lợi ích cho mẹ bầu, vừa giúp an thai, hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ. Bài viết này cachlamhay.vn chia sẻ với bạn đọc các món ngon từ cá chép cho bà bầu dễ nấu, giàu dinh dưỡng bồi bổ, an thai, giá trị dinh dưỡng của cá chép. cùng lưu ý khi ăn cá sao cho hiệu quả và tốt nhất cho cả mẹ và bé nhé.

Tác dụng của cháo cá chép cho mẹ bầu khi mang thai

Cá chép còn có tên gọi là lý ngư. Từ thịt cá đến vay cá đều là bài thuốc quý cho y học cổ truyền. Cá chép có thịt dày và béo, ít xương găm, thớ thịt trắng mịn, có mùi thơm nhè nhẹ, không những là món ăn ngon cho mỗi gia đình mà còn còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp điều trị bị tốt, giúp an thai tự nhiên cho bà bầu. Cá chép còn có những tác dụng bổ ích khác cho thai phụ như lợi tiểu, tiêu phù, chữa ho, thông sữa, có thể dùng chữa trị nhiều bệnh về gan và thận, và nhất là các bệnh về phụ nữ.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, trong 100gr cá chép cung cấp khoảng 162 calories, có khoảng 23g protein, 1g chất béo bão hòa, 84mg cholesterol và một ít các vi chất như canxi, vitamin A, vitamin C, sắt. Nếu so sánh với cá lóc thì mỗi 100g sẽ cung cấp 122 calories, 21g protein. Cá hồi cùng trọng lượng thì có thể cung cấp đến 206 calories, với chỉ 63mg cholesterol và chứa 23g protein. (nguồn mom)

Qua so sánh này, có thể thấy cá chép có giá trị dinh dưỡng tương đương thậm chí còn cao hơn cả cá hồi hay cá lóc.

Vậy lợi ích của cá chép là gì đối với các mẹ bầu?

Cá chép cũng là loại cá có hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ. Cá mẹ bầu có biết rằng trong thịt cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như axit glutamic, glycine, chất béo, arginine. Tùy theo mùa và sự thay đổi của thời tiết mà hàm lượng protein trong thịt cá chép sẽ có sự khác nhau. Trong đó, hàm lượng protein trong thịt cá chép vào mùa hè là phong phú nhất; vào mùa đông, hàm lượng protein và acid amin trong cá chép sẽ giảm đi.

Mặc dù hàm lượng protein trong thịt cá chép có nhiều biến động, nhưng với nhiều thành phần dinh dưỡng hội tụ, thịt cá chép là món ăn mang lại vô vàn những lợi ích cho mẹ bầu, vừa giúp an thai, hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ.

Vậy nên, từ xa xưa ông bà ta vẫn luôn khuyến khích con cháu mang thai nên ăn thịt cá chép để tẩm bổ.

Mẹ bầu nên ăn cá chép vào thời điểm nào là thích hợp?

Đối với cá chép thì tốt nhất là các mẹ nên ăn vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là tốt nhất, tức trong 3 tháng mang thai đầu tiên của giai đoạn thai kỳ. Vì đây là thời điểm mà mọi tế bào thai nhi đang trong giai đoạn hình thành bởi vậy sẽ dễ dàng hấp thụ chất bổ hơn.

Do vậy, ngay từ những tháng đầu tiên khi mang thai, các mẹ hay cập ngay những món ăn được chế biến từ cá chép vào thực đơn bà bầu của mình nhé!

Mẹo khử mùi tanh ở cá

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha giấm và nước với tỉ lệ 1:1, sau đó thoa lên bề mặt cá. Cách này khử mùi tanh cá vô cùng hiệu quả. Cá sau khi được thoa nước giấm và mang đi rán thì mùi tanh sẽ biến mất hoàn toàn.

Nước vo gạo

Sau khi cá đã làm sạch bạn có thể ngâm cá trong nước vo gạo khoảng 15 – 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch và mang đi chế biến. Nước vo gạo không chỉ giúp khử mùi tanh cá ngay lập tức mà còn giúp cá mềm và ngon hơn sau khi nấu

Muối và rượu

Bạn lấy muối pha cùng với nước rồi cho cá đã sơ chế vào ngâm khoảng 10 phút. Hoặc bạn có thể dùng muối chà xát lên thân cá, sau đó đánh vảy và tiến hành làm sạch cá. Dùng muối có thể làm cá bớt nhớt và khử mùi tanh hiệu quả. Cuối cùng chỉ cần rửa sạch cá bằng nước trước khi chế biến.

Ngoài ra bạn cũng có thể ngâm cá trong rượu pha loãng với nước khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, mùi tanh của cá cũng giảm đi rõ rệt.

Gừng

Gừng khi mua về, bạn đập dập rồi cắt lát. Sau đó, ngâm vào nước cùng với cá trong khoảng 5 phút. Gừng rất hiệu quả trong việc khử mùi tanh của cá và còn làm tăng thêm hương vị cho món ăn của bạn.

Gia vị

Một cách cũng được nhiều bà nội trợ áp dụng khi khử mùi cho cá, đó là sử dụng các loại gia vị có mùi thơm để ướp khi chế biến cá như: gừng, tỏi, hoa hồi, tiêu... Cách này không những khử mùi tanh của cá hiệu quả, mà còn tăng thêm hương vị cho món cá của bạn.

Lưu ý:

- Sơ chế: Cần mổ bỏ lòng, mang, đánh vẩy, cắt vây và loại bỏ sạch màng đen trong bụng.

- Với nồi, chảo sau khi kho, chiên cá: để rửa sạch mùi tanh thì sau khi rửa bằng nước rửa chén, ta ngâm chúng trong nước trà (trà khô hay tươi đều được), rồi rửa lại bằng nước lạnh.

- Với dao, thớt vừa làm cá: dùng giấm chua để rửa trước khi dùng nước rửa chén, hoặc ngâm trong nước vo gạo, rửa lại bình thường.

Top 5 món ngon bổ dưỡng từ cá chép, mẹ bầu nên tham khảo

1.    Cá chép sốt cà chua: 

Đây là món ngon dễ ăn lại bổ dưỡng cho bà bầu

Nguyên liệu: 1 con cá chép, 4 trái cà chua, hành lá, tỏi băm, gừng bằm, cùng một số gia vị

Chế biến: 

Cá chép bỏ ruột, đánh vảy và rửa sạch. Dùng dao khía những đường dọc thân cá, rồi cho ra tô, ướp với ít muối, hạt nêm, nước mắm trong khoảng 20 phút.

Làm nóng dầu ăn, cho cá vào chiên vàng. Để ra giấy thấm bớt dầu. Cho ra đĩa.

Cho 1 ít dầu vào nồi. Cho gừng, tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Cho thêm dấm, đường, cà chua, muối và 40ml nước, khuấy đều, nếm vừa. Nêm nếm thành sốt chua ngọt vừa miệng. Rắc hành lá thái nhỏ. Sau cùng, là rưới nước sốt lên mình cá.

2. Cá chép hầm gạo nếp 

Món ăn này có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa.

Nguyên liệu: Cá chép một con 250g, gừng một lát, gạo nếp 200g.

Chế biến: 

Nấu cháo gạo nếp cho nhừ để sẵn.

Cá chép luộc chín sau đó tẩm rượu rồi cho táo gừng vào cháo và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

3. Cá chép nấu canh đậu đỏ 

Đây là món giúp an thai bổ máu, lợi tiểu tiêu thũng.

Nguyên liệu:  Cá chép 500g

Chế biến: Cá chép để vảy nguyên con, nấu cùng 150g đậu đỏ cho nhừ để ăn cái và nước.

4. Cháo cá chép, rễ gai

Có tác dụng an thai chữa mỏi lưng, phù thũng

Nguyên liệu: Cá chép tươi một con (400-500 g), rễ cây gai 15g, gạo nếp 100 g

Chế biến: 

Cá chép làm sạch nấu lấy nước bỏ xương. 

Rễ gai sắc lấy nước bỏ bã. 

Lấy nước cá, nước rễ gai nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, một liệu trình 3-5 ngày.

5. Cháo cá chép, hành, nghệ

Có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, lợi sữa

Nguyên liệu: Cá chép một con 500 g, gạo tẻ 100 g, 2 cây hành, bột nghệ, rượu vang, gia vị.

Chế biến: Cá chép làm sạch ướp rượu, bột nghệ, rồi luộc chín lóc bỏ xương lấy nạc và nước. Nấu cháo nhừ mới cho nước luộc cá, hành, gia vị vào, nấu sôi lại.

Cá chép được dùng trong những bài thuốc chữa bệnh phong hàn, chữa bệnh tiêu hóa rất tốt. Đặc biệt khi bà bầu ăn cá chép, họ được bổ sung khí huyết, giúp cho an thai, có tác dụng lớn trong việc chữa tắc sữa. Theo dân gian truyền lại rằng, khi mẹ mang thai mà ăn cá chép thì bé khi sinh ra sẽ da trắng, môi đỏ. Vì vậy mà các bà bầu thưởng xuyên bổ sung cá chép vào bữa ăn của mình.

Tác dụng của cá chép đối với phụ nữ mang thai-2

Cá chép là nguyên liệu dễ kiếm và giá thành cũng không quá đắt nhưng lại mang lại cho phụ nữ mang thai lượng chất dinh dưỡng dồi dào. Cá chép giúp an thai, chữa triệu chứng nôn mửa và tăng lượng sữa ở mẹ. Với liều thuốc chữa ăn thai bạn nên nấu cháo cá chép cùng với các nguyên liệu như gạo nếp, một con cá chép cùng với chút vỏ quýt và gừng tươi. Ăn khoảng 5 đến 7 lần là sẽ đem lại hiệu quả ngay.

Tác dụng của cá chép đối với phụ nữ mang thai-3

Còn về công thức chữa nôn mửa ở phụ nử ở đầu thời kì mang thai, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu như cá chép khoảng 300g, thêm một chút sa sâm băm nhỏ cùng với gừng tươi, đem hấp chín. Ăn cá ngay trong ngày thì có công hiệu ngay, giúp giảm nôn mửa, thổn thức.

Sau khi sinh, trường hợp thiếu sữa hay tắc tia sữa hay xảy ra đối với nhiều người phụ nữ. Thay vì uống thuốc bạn có thể dùng cá chép để chế biến món ngon, chữa trị ngay triệu chứng thiếu sữa ở mẹ. Bạn dùng một con cá chép khoảng 300g, một chiếc chân giò bé với một chút thông thảo. Hầm nhừ các nguyên liệu với nhau, ăn dần từ 1 đến 2 ngày. Sau 2 ngày ăn bạn có thể nhận thấy được sữa nhiều hơn, sữa mát tốt cho các bé.

6 Cá chép hấp

Cá chép ngon nhất khi hấp cùng với gừng và sả. Món cá chép hấp cùng gừng sả rất quen thuộc với rất nhiều người. Và đặc biệt cá chép hấp gừng sả vô cùng bổ dưỡng cho bà bầu. Vì vậy thay vì dùng các loại cá khác, bà bầu nên dùng cá chép để chế biến món hấp. Cùng JAMJA’s BLOG vào bếp để hoàn thiện món cá chép hấp thơm ngon, bổ dưỡng cho mẹ và bé, đặc biệt là không sợ bị tanh.

Nguyên liệu:

Cá chép: 600g đến 1kg

Hành khô

Rau thì là: 1 bó

Cần tây: 1 bó

Cà chua: 2 quả

Chanh tươi: 1 quả

Sả tươi: 5 cây

Gừng: 1 nhánh lớn

Tỏi, ớt

Gia vị cần chuẩn bị: nước mắm nguyên chất, bột ngọt, tiêu xay cùng với đường

Rau sống ăn kèm: dứa, khế chua

các món ngon từ cá chép cho bà bầu- cá chép hấp

Bạn nên chọn những con cá chép có cân nặng từ 600g trở lên vì cá to thì sẽ nhiều thịt, ít xương hom và ngọt thịt hơn.

Các bước chế biến:

Bước 1: sơ chế cá chép

Cá chép bạn nên chọn những con còn tươi sống, không nên lựa cá ươn hay cá chết, như vậy món cá hấp sẽ không ngon và không còn đủ lượng chất dinh dưỡng. Nếu bạn không có thời gian thì có thể mua sẵn cá ở chợ, về nhà chỉ cần làm sạch. Cá mua về trước tiên bạn phải đánh vẩy cá, sau đó mổ bụng, bỏ đi phần ruột bên trong. Rửa cá với nước sau đó xát muối để loại bỏ mùi tanh. Rửa sạch rồi để cho ráo nước

Đối với món cá hấp bạn nên để nguyên con để hấp. Khía lên thân con cá vài đường để thịt cá có thể ngấm gia vị hơn. Cho cá chép vào một âu nhựa lớn, thêm vào một chút muối, mắm nguyên chất, hạt tiêu xay, lật đều 2 mặt để ngấm gia vị. Ướp cá trong khoảng 20 phút cho đậm đà.

Bước 2: sơ chế các nguyên liệu khác

Trong thời gian đợi cá chép ngấm nguyên liệu thì bạn sơ chế các nguyên liệu khác. Sả tách bỏ lớp vỏ già, rửa sạch rồi cắt thành 3 đoạn, đập dập sả để dậy mùi. Gừng rửa cho hết đất rồi dùng dao cạo sạch vỏ, 1 nửa bạn nên thái chỉ, 1 nửa thì đập dập.

Cà chua trước tiên bạn rửa sạch, sau đó cắt cà chua thành hình múi cau. Các loại rau thơm như hành lá và thì là thì cắt bỏ rễ, lá úa, sau đó rửa sạch với nước. Cần tươi rửa sạch để ráo. Bạn tiếp tục cắt hành tươi thành những miếng nhỏ, hành lá, thìa là và cần tây thành những khúc khoảng 5cm.

Bước 3:

Khi cá đã ngấm gia vị thì bạn bắt đầu nhồi vào bụng cá hành tươi, rau thì là, sả đập dập vào bụng cá, như vậy lúc hấp sẽ dậy mùi thơm. Chuẩn bị một nồi lớn, trước tiên lót ở đáy vỉ hấp một lớp lá sả, gừng đập dập. Cuối cùng đặt lá lên trên các loại rau. Xung quanh con cá bạn xếp thêm hành tươi, rau thì là cần tây và cà chua.

Bạn có thể dùng nước sôi hoặc là bia để hấp cá. Ngon nhất là hấp cả bằng bia để thịt ngọt và thơm nhất. Đổ bia vào nồi rồi đặt lên bếp, bia sôi thì bạn giảm nhỏ lửa cho đến khi cá chín.

Bước 4:

Hấp cá trong khoảng 30 phút là chín. Cho cá ra đĩa và thưởng thức. Muốn cá chép hấp ngon hơn bạn cần chuẩn bị thêm một bát nước chấm đậm đà. Với nước chấm cho cá chép hấp gừng sả, bạn nên pha nước chấm gồm có mắm, chanh, tỏi băm, ớt băm cùng với gừng và thì là thái nhỏ. Nêm nếm sao cho vừa miệng ăn là được, nước chấm chua cay, ăn với miếng cá mềm thật tuyệt.

Các món ngon từ cá chép cho bà bầu

Vậy là món cá hấp gừng sả đã hoàn thành, các bà bầu thưởng thức ngay khi cá còn nóng, khi ăn chú ý xương để tránh hóc xương nhé.

Với chia sẻ giá trị dinh dưỡng của cá chép cùng các món ngon từ cá chép cho mẹ bầu, lưu ý khi ăn cá chép cachlamhay.vn mong bạn đọc có thêm kiến thức tốt hơn cho chế độ ăn uống trong thời gian mang bầu đạt hiệu quả, bổ dưỡng nhất vừa an thai cho bé, giúp mẹ luôn khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt hơn.

cachlamhay.vn tổng hợp