Cách chế biến món ăn bổ phổi, thông khí huyết

 Phổi là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta. Hằng ngày trung bình mỗi người có khoảng 20,000 hơi thở. Mỗi hơi thở đều được hỗ trợ bởi phổi, cơ quan hoạt động 24 giờ mỗi ngày để phục vụ cho sự sống còn. Vậy ăn gì tốt cho phổi và cách chế biến ra sao cùng cachlamhay.vn tham khảo qua bài viết dưới đây.

 Phổi là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta. Hằng ngày trung bình mỗi người có khoảng 20,000 hơi thở. Mỗi hơi thở đều được hỗ trợ bởi phổi, cơ quan hoạt động 24 giờ mỗi ngày để phục vụ cho sự sống còn.

– Hãy cùng nâng cao ý thức bảo vệ cơ thể, bảo vệ lá phổi không chỉ bằng những bài thuốc dân gian, thực phẩm chức năng hỗ trợ mà còn qua những món ăn chứa những thành phần có công dụng hiệu quả cho phổi.

MÓN ĂN CHO NGƯỜI BỆNH PHỔI BẠN NÊN THAM KHẢO:

– Cháo bạc hà

Bạc hà khô 15 g (tươi 30 g), gạo 100 g, đường phèn vừa đủ.

Trước tiên nấu bạc hà để lấy nước, bỏ bã (nấu khoảng 2 phút, không nấu lâu). Gạo vo sạch, nấu với lượng nước vừa đủ thành cháo, chờ khi cháo chín, nêm đường phèn và nước thuốc bạc hà, nấu lại cho sôi gấp là được.

Dùng ăn khi còn ấm, chia mỗi ngày ăn 2 lần.

– Cháo sung

Sung chín tươi 50-100 g, gạo tẻ 50-100 g. 

Sung rửa sạch, gọt bỏ vỏ. Gạo vo sạch, để ráo. Hai thứ đem nấu với lượng nước thích hợp thành cháo. Chia ăn hai lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.

– Cháo gạo lứt, rau chân vịt (bó xôi), rau cần

Gạo lứt 80 g, rau chân vịt 250 g, rau cần tây 250 g. Rau chân vịt, rau cần rửa sạch, cắt khúc, gạo vo sạch. Nấu gạo thành cháo, bỏ hai thứ rau trên vào nấu sôi thêm 10 phút là được.

– Canh thịt heo, cần tây, nấm hương

Thịt heo nạc 100 g, cần tây 100 g, nấm hương 30 g, gừng 5 g, tỏi 10 g, hành 10 g, dầu mè lượng thích hợp, muối một ít.

Thịt heo rửa sạch, cắt miếng; cần tây rửa sạch, cắt khúc; nấm hương lựa sơ, bỏ cuống, cắt làm 2, rửa sạch; gừng cắt lát, hành cắt đoạn, tỏi bỏ vỏ, cắt lát. Để nồi nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào khử cho thơm, bỏ thịt heo vào xào sơ. Sau đó cho tất cả vào nấu thành canh với lửa nhỏ chừng 35 phút là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.

– Cháo tôm, vỏ quýt

Tôm 100 g, gạo tẻ 100 g, vỏ quýt tươi 12 g. Gia vị gồm muối, tiêu bột, hành hoa.

Gạo vo sạch, để ráo nước; vỏ quýt xắt sợi nhỏ. Cho 1 lít nước vào nồi nấu sôi; cho vỏ quýt vào nấu sơ rồi cho gạo, tôm vào, nấu nhỏ lửa khoảng 30 phút. Nêm muối vào, rắc lên một ít tiêu bột, hành hoa là có thể dùng được.

– Cháo ngân nhĩ

Gạo tẻ 100 g, nấm ngân nhĩ 3 cái, táo đỏ 12 trái, đường phèn 50 g.

Gạo vo sạch để ráo nước. Ngân nhĩ ngâm nước cho mềm, cắt bỏ cuống, cắt vụn. Cho 1 lít nước vào nồi nấu sôi; cho gạo, ngân nhĩ, táo đỏ vào, dùng lửa nhỏ nấu trong vòng 30 phút, cho đường phèn vào nấu tan là được.

– Cháo gạo lứt, nấm ngân nhĩ

Gạo lứt 80 g, nấm ngân nhĩ 10 g.

Nấm ngâm nước, bỏ rễ, xé thành sợi, gạo vo sạch. Bỏ tất cả vào nồi, với một lượng nước thích hợp, nấu thành cháo chín nhừ là được. Mỗi ngày ăn 1 lần, dùng vào bữa sáng.

– Cháo lê, ngân nhĩ

Nấm ngân nhĩ 25 g, lê 1 trái, gạo tẻ 100 g, đường phèn 20 g.

Nấm ngâm nước, bỏ rễ, xé thành sợi. Cho ngân nhĩ nấu với nước sạch đến khi gần nhừ, cho gạo vào nấu tiếp đến khi thành cháo, cho đường phèn vừa ăn, khuấy đều.

Chia ăn 2 lần trong ngày.

– Canh ngân nhĩ, trứng chim cút

Nấm ngân nhĩ 50 g, trứng chim cút 20 quả, đường phèn 250 g.

Nấm ngâm nước, bỏ rễ, xé thành sợi. Nấu ngân nhĩ cho chín nhuyễn, cho đường phèn vào, đảo đều và loại bỏ váng bã, cho trứng chim câu đã được bỏ vỏ, khuấy đều và đun cho sôi đều là được. Dùng cho các trường hợp ho khan, táo bón.

– Canh lê, đường phèn

Lê 2 trái rửa sạch, bỏ hạt, giã nhỏ, cho 50 g đường phèn vào trong, đem hấp cách thủy đến khi tan đường là được. Dùng ăn 2-3 lần trong ngày. Tác dụng thanh nhiệt, trừ đàm, giảm ho.

Hoặc lấy 1,5 kg lê, rửa sạch, bỏ hạt, ninh thành cao, cho mật ong với lượng vừa phải vào trộn đều. Mỗi lần lấy ra 2 – 3 muỗng cà phê hòa nước sôi để uống. Tác dụng nhuận phế, sinh tân dịch, tan đàm.

– Cháo tôm sú, rau hẹ (hoặc hoa hẹ) 

Tôm sú 100 g, rau hẹ 50 g, hành tím 5 củ, hạt tiêu sọ 10 g, gạo tẻ 50 g, gia vị các loại.

Tôm làm sạch, ướp gia vị. Rau hẹ và hành rửa sạch, xắt nhỏ. Nấu gạo tẻ thành cháo. Khi cháo chín, cho tôm vào, đảo đều rồi cho hẹ, hành vào, quậy đều và nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng

Canh hẹ nấu với thịt hoặc với đậu hủ non ăn rất mát có thể chữa được các chứng rôm sảy, mụn nhọt, nóng bứt rứt trong người, cảm cúm, ho hen, sốt, cơ thể nhiễm độc, chảy máu cam do huyết nhiệt.

– Trị ho lâu ngày:

Phổi lợn 250g, hạnh nhân 10g, củ cải 200g. Phổi lợn rửa sạch, thái miếng, củ cải cắt khúc, hạnh nhân giã nhỏ, tất cả đem hầm nhừ rồi chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Chỉ khái, hóa đàm, giải độc, chuyên dùng cho các chứng ho dai dẳng do phế hư.

Cách chế biến món ăn bổ phổi, thông khí huyết chỉ mang tính chất tham khảo hy vọng bạn đọc có thêm công thức nấu và chế biến các món ăn tốt cho phổi của mình.

Theo nguồn: http://duoclieuviet.vn/cach-che-bien-mon-an-bo-phoi-thong-khi-huyet-2361.html