Cách chọn các loại bỉm tốt nhất cho bé

Chọn các loại tã bỉm cho con sau sinh là vấn đề lo lắng của các mẹ. Chọn như thế nào cho con mình có được các loại bỉm tốt phù hợp với làn da mỏng manh của con, thoáng, thoải mái cho các bé mặc không quấy khóc. Dưới đây cách chọn lựa các loại bìm và cách mặt cho bé an toàn nhé các mẹ.

Bỉm tã lót đối với trẻ sơ sinh

Hướng dẫn cách chọn bỉm tã lót tốt cho trẻ sơ sinh cho các bà mẹ phần 1

  • Trong khoảng 3 ngày đầu sau sinh, trẻ sẽ đi phân su màu đen. Lượng phân này không nhiều, do đó chỉ nên sử dụng tã giấy hoặc giấy lót phân xu đóng vào quần đóng tã rồi mặc cho bé.
  • Cho đến 1 – 2 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thường đi tiêu xì xoẹt nhiều lần trong ngày, trung bình có thể từ 8 -10 lần, lượng phân lỏng mềm, “hoa cà hoa cải” rất ít. Mẹ có thể sử dụng hoàn toàn tã giấy số 1 hoặc 2 phù hợp với cân nặng. Tuy nhiên, nếu muốn con có một giấc ngủ ngon và thoải mái, mẹ cũng có thể đóng bỉm cho con vào ban đêm. Trẻ 1-2 tháng tuổi thường dùng bỉm có size dưới 5kg.

Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên

  • Lúc này, trẻ đã đi tiêu ít dần, trung bình 2-3 lần một ngày, lượng phân nhiều. Mẹ có thể cho con sử dụng bỉm hoàn toàn. Tuy vậy, đừng vội mua quá nhiều bỉm một lúc cho đến khi bạn chắc chắn về cân nặng và loại bỉm phù hợp nhất với con bởi mỗi bé có một hình dáng và kích thước khác nhau.

Cách lựa chọn bỉm, tã lót cho trẻ sơ sinh

  • Các hãng sản xuất bỉm hiện nay đều đưa ra thị trường rất nhiều mẫu mã khác nhau để phù hợp với từng giới tính và độ tuổi như bỉm dành riêng cho bé trai, bé gái, bé sơ sinh, tập bò và bé đã biết đi… Mỗi giai đoạn và giới tính khác nhau của trẻ, lượng chất thấm hút sẽ được đặt dày hơn tại một vị trí nhất định. Với bé gái, bỉm sẽ thấm hút nhiều ở phía sau hay như với bé trai, các bé sẽ thường tè và làm dày phía mặt trước của bỉm.
  • Ngoài ra, với từng độ tuổi khác nhau, hình dạng và loại bỉm dành cho trẻ cũng sẽ thay đổi. Đối với trẻ sơ sinh, bỉm thường dùng loại dán hai bên. Khi con đã biết bò, hai dây dán này thường được làm chặt và chắc chắn hơn. Đối với trẻ tập đi, mẹ có thể cho con dùng bỉm quần để tránh xê dịch và tuột khi vận động.
  • Tất cả những điều này chị em đều nên chú ý khi lựa chọn để chống tràn và giúp con có thể thoải mái nhất khi đóng bỉm.

Cấu tạo bỉm như thế nào

Bỉm được cấu tạo gồm 3 lớp

  • Lớp trong cùng: Lớp này trực tiếp tiếp xúc với bề mặt da của em bé do đó, yêu cầu về chất liệu và độ an toàn, không độc hại được đặt lên hàng đầu. Mẹ chú ý kiểm tra bề mặt và chất liệu bỉm cẩn thận nhé vì đây cũng là lớp duy nhất ta có thể sờ trực tiếp được.
  • Lớp hút: Theo lý thuyết bình thường, lớp thấm hút này sẽ gồm những lớp bông dày để khi chất lỏng tràn xuống, nó sẽ thấm hút hết. Tuy nhiên khi bé tè hoặc đi tiêu nhiều lần, chất lỏng thường dày và thấm ngược lên trên vào da bé. Do đó ngày nay, hầu hết các hãng sản xuất bỉm đều sử dụng một loại hạt polymer thấm hút gọi là Super Absorbent Polymer (SAP) để ngâm và giữ chất lỏng ở trong. Đó cũng là lý do khi thay bỉm, mẹ sẽ thấy bỉm dày lên và khi sờ sẽ cảm nhận được các hạt sạn mềm.
  • Lớp chống thấm nước: Hầu hết các loại bỉm tã hiện nay đều có một lớp chống thấm nước ở vỏ ngoài cùng. Lớp này thường được làm bằng các chất liệu đặc trưng từ plastic.

Hướng dẫn cách chọn bỉm tã lót tốt cho trẻ sơ sinh cho các bà mẹ phần 2

Cấu tạo chung của các loại bỉm

Bao nhiêu lâu mẹ cần thay bỉm tã

  • Một chiếc tã có thể chịu được 1-3 lần tè, và bỉm là từ 4-5 lần. Nếu bé chỉ tè không, mẹ có thể dùng tã trong vòng 2-3 tiếng còn bỉm thì từ 4-5 tiếng sẽ thay một lần. Tuy nhiên, nếu bé đi tiêu thì mẹ chú ý cần thay ngay lập tức. Như vậy tính trung bình, một ngày bé sẽ dùng khoảng từ 6-7 tã giấy hoặc 5-6 bỉm.
  • Một mẹo tiết kiệm dành cho mẹ: Mẹ nên dùng kết hợp giữa cả bỉm và tã giấy. Khi thấy bé đã đi tiêu xong, ta có thể đóng tã giấy xen kẽ cho bé. Như vậy vừa khiến bé cảm thấy thoải mái và thoáng mát hơn, vừa giúp mẹ tiết kiệm một khoản chi lớn trong gia đình.

Kinh nghiệm khi đóng bỉm cho con

  • Đóng bỉm có làm cho chân bé bị vòng kiềng? Bé trai đóng bỉm thì không tốt cho tinh hoàn?… là những thắc mắc của các mẹ khi đóng bỉm cho con.

Đóng bỉm cho bé trai có khác với bé gái?

  • – Đối với bé trai, khi đóng bỉm phải chú ý đến chim của bé, phải cho chúi xuống để bỉm có thể ngấm được nước tiểu. Ngoài ra, màng ngăn hai bên phải được kéo ra cẩn thận để không bị tràn nước tiểu ra ngoài khi bé tè.
  • – Bé trai có khuynh hướng ướt ở vị trí phía trước của tã, vì thế ta cần chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước. Ngoài ra, do bé trai thường tiểu mỗi khi thay tã, vì thế có thể phủ thêm một lớp tã vải mỏng khác lên bộ phận sinh dục của bé và vệ sinh tã ngay khi phát hiện đã bị ướt.
  • – Bé gái thường bị ướt ở vị trí giữa hoặc về phía sau của tã khi nằm xuống, vì thế nếu chọn bỉm, các mẹcần chọn loại có thiết kế độ dầy tập trung vào vị trí trẻ có thể tiểu nhiều nhất, hoặc có thể chọn loại quần có đường diềm để ta lót thêm tã vải vào bên trong
  • – Để bé được thoải mái khi đóng bỉm thì việc lựa chọn bỉm phù hợp rất quan trọng. Khi mua bỉm, bạn nên chọn loại có màng đáy thoáng dạng vải, không quá dầy sẽ thích hợp hơn đối với làn da nhạy cảm của bé, nhất là vùng đùi nơi tiếp xúc với đáy tã. Hai bên vách chống trào của tã nếu được thiết kế mềm mại sẽ không gây vết hằn trên đùi, làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • – Hơn nữa, các bà mẹ đặc biệt chú ý không nên chọn loại tã bên trong phần tiếp xúc với da trẻ có plastic và polyester. Kích thước của tã thích hợp theo từng lứa tuổi để tã không nén lên da đùi và bụng trẻ.

Đóng bỉm có làm chân bé bị vòng kiềng?

Hướng dẫn cách chọn bỉm tã lót tốt cho trẻ sơ sinh cho các bà mẹ phần 3

  • – Các mẹ nên nhớ, việc đóng bỉm không làm cho chân bé bị vòng kiềng. Tránh để trẻ bị bệnh còi xương là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chân vòng kiềng.

Đóng bỉm không tốt cho sự phát triển của tinh hoàn?

  • – Một công trình điều tra của Mỹ cho biết, loại tã giấy trẻ em (đóng bỉm) do kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ cục bộ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C và lâu ngày như vậy sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này.
  • – Vì vậy, các bà mẹ nên chú ý hạn chế dùng tã giấy cho trẻ. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thì nên thay tã thường xuyên và không nên bắt trẻ đeo tã cả ngày.
  • – Việc đóng bỉm buổi ban đêm là lựa chọn của phần đông các bà mẹ. Tuy nhiên bạn có thể chọn cho mình một hình thức khác nếu lo rằng đóng bỉm cho bé vào mùa hè là quá nóng.

Cách đóng bỉm để trẻ được thoải mái

  • – Không nên quấn chặt tã lót cũng như mặc quần quá dầy là một trong những kinh nghiệm chăm sóc giấc ngủ cho bé vì thế đóng bỉm để bé có giấc ngủ ngon hơn, để tránh cảm giác ướt át cũng như phải thay tã làm bé thức giấc.
  • – Và các mẹ nhớ kĩ, tuyệt đối không được dùng kim băng để cài bỉm cho con nhé vì sẽ rất nguy hiểm khi trẻ cựa mình, đạp chân tay, kim băng bật ra đâm vào bé.

Chia sẻ kinh nghiệm cho các mẹ cách chọn bỉm cho bé

Hướng dẫn cách chọn bỉm tã lót tốt cho trẻ sơ sinh cho các bà mẹ phần 4

Mời các mẹ đọc bài viết và ‘soi’ xem mình đã chọn đúng bỉm tốt cho bé chưa nhé!

  • Ở trẻ nhỏ, do nhu động ruột tăng hơn, hệ thần kinh chưa phát triển đầy đủ, lại chưa biết nói nên việc đi tiểu, đi ngoài hoàn toàn tự động, làm dây bẩn ra quần áo, sàn nhà, thậm chí cả chăn chiếu, giường đệm… rất mất vệ sinh.
  • Vì thế, nhiều cha mẹ đã chọn giải pháp đóng bỉm cho con. Trong chiếc bỉm chun giãn tốt và khít chặt đó, cả phân và nước tiểu của bé thải ra không thể lọt ra ngoài, nhưng người lớn lại không thể biết để thay cho bé ngay khi bé tiểu hoặc đi ngoài. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như thế nào?

Tác hại của đóng bỉm

  • Trẻ nhỏ thường đi tiểu nhiều lần nên phải đi vài lần, có khi lại kèm đi ngoài nữa mới được thay bỉm khác. Như vậy, các chất cặn bã do cơ thể đào thải ra sẽ đọng lại bỉm, vi khuẩn sẽ phát triển, gây viêm nhiễm tại chỗ, hoặc viêm ngược dòng lên đường tiết niệu, nhất là các bé gái, niệu đạo lại ngắn, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
  • Ngoài ra, nếu cứ bài tiết tự động trong bỉm, trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho cha mẹ lúc cần đi khi đã biết nói.

Vậy có nên đóng bỉm cho trẻ?

  • Nói như vậy, không có nghĩa là loại hoàn toàn bỉm ra khỏi đồ dùng hằng ngày của trẻ. Nếu biết dùng đúng cách, các mẹ hoàn toàn có thể dùng bỉm cho bé mà không hại đến sức khỏe của trẻ. Hiện nay, các bà mẹ đã được nghỉ sinh 6 tháng. Trong thời gian này, mẹ luôn được gần con, mà trong lứa tuổi này, trẻ vẫn đi tiểu 15 – 20 lần/ ngày. Mẹ nên cho bé quần áo rộng rãi, thoáng mát, đồng thời dùng 1 miếng vải màn (vải xô) mềm, gấp lại để có độ dày vừa phải, rồi đặt lót cho trẻ. Khi trẻ tiểu hoặc đi ngoài, mẹ nên thay ngay chiếc lót khác để giữ vệ sinh cho trẻ.
  • Sau năm đầu, số lần đi tiểu giảm nhiều và có thể tập cho trẻ tiểu chủ động theo thời gian nhất định (trẻ từ 13 – 30 tháng tuổi, đi tiểu từ 10 – 14 lần/ ngày). Đối với các bé trai, cha mẹ nên áng chừng giờ đi tiểu hoặc khi có dấu hiệu dự báo trẻ sắp tiểu, hãy lấy một chiếc cốc nhựa nhỏ hứng, sẽ không thấm ra lót.
  • Tuy nhiên, khi di chuyển trên đường hoặc đêm khuya, trẻ ngủ say, cha mẹ có thể đóng bỉm cho trẻ để quần áo trẻ luôn khô ráo và giấc ngủ đêm được ngon lành, mà cha mẹ cũng không phải thức giấc để thay tã lót.
  • Trẻ càng lớn càng ít ăn đêm, tần suất đi tiểu cũng giảm, lại có thể kiểm soát được nhu cầu bài tiết của bản thân, cha mẹ nên dần tập cho bé thói quen không dùng bỉm.

Cách lựa chọn bỉm cho bé

Hướng dẫn cách chọn bỉm tã lót tốt cho trẻ sơ sinh cho các bà mẹ phần 5

  1. – Loại bỉm có màng đáy thoáng dạng vải, không quá dày, có hai bên vách chống trào mềm mại để không gây vết hằn sẽ thích hợp nhất cho làn da nhạy cảm của trẻ.
  2. – Không nên chọn loại bỉm mà phần bên trong tiếp xúc với da trẻ có plastic và polyester.
  3. – Chọn bỉm có kích thước phù hợp với cân nặng của trẻ.
  4. – Đối với bé gái, nên chọn loại bỉm có độ dày tập trung ở giữa hoặc phía sau.
  5. – Loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước phù hợp với các bé trai.