Cách làm thạch găng ngon mát giải nhiệt ngày hè

Lá găng vừa mát, lại thanh nhiệt. Mùa hè ra ngoài vườn hái nắm lá găng về làm thạch cho cả nhà vừa đỡ tốn tiền điện để làm đông thạch, vừa bổ mát lại làm cực dễ. Với cách làm thạch bằng găng sau.

Ngày còn nhỏ, những buổi trưa hè oi nóng, mẹ tôi thường ra vườn hái nắm lá găng về làm thạch cho cả nhà ăn. Vừa mát, lại giải nhiệt không cần tốn tiền điện ủ làm đông. Cách làm thạch găng làm rất dễ không cầu kì chỉ cần áp dụng cách làm sau là bạn có ngay món thạch ngon cho gia đình dùng mùa hè rồi.

Bạn có nhiều món thạch ngon, mà chưa thưởng thức thạch lá găng, cùng công dụng của lá găng thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Cách làm thạch găng mang lại món ăn giải nhiệt hấp dẫn vào ngày hè

Tác dụng của lá găng

  1. Tác dụng giải nhiệt, chữa tiểu vàng, tiểu đỏ và tiểu rắt

Đối với những người bị nóng trong hay bị nhiệt có thể sử dụng cây găng gật như một bài thuốc giúp giải nhiệt, thanh mát cơ thể.

Nguyên liệu: hái một nắm lá găng gật còn tươi (khoảng từ 20 đến 30g)

Cách làm: Lá găng gật đem rửa sạch sau đó vò nát hoặc say nhuyễn đem hòa cùng nước sôi rồi để nguội. Sử dụng dụng cụ chuyên dụng hoặc tấm vải mỏng lọc sạch, khi lọc phải nhanh vì nước găng đông rất nhanh. Gạn bỏ bã chỉ lấy lại phần nước. Để cho đông đặc như thạch, có thể thêm một chút đường cho dễ uống.

Loại nước này có hiệu quả rất tốt trong việc giải nhiệt cơ thể và điều trị chứng đái rắt hoặc đái vàng, đái đỏ.

  1. Là nguyên liệu tạo nước giặt, dầu gội đầu, thuốc nhuộm vải

Theo kinh nghiệm dân gian từ xưa để lại, người dân thường thu hoạch quả găng về. Sau đó đem ngâm hoặc sắc đặc dùng để làm nước gội đầu. Loại dầu gội đầu hoàn toàn từ tự nhiên không có hóa chất độc hại ảnh hưởng đến cơ thể, còn giúp cho tóc mềm mại và bóng mượt.

Ngoài ra người ta còn sử dụng quả găng gặt để tạo thành loại nước giặt hữu cơ hoàn toàn tự nhiên rất hiệu quả. Thường được sử dụng để giặt đối với những vải tơ lụa có màu. Bên cạnh đó quả găng gật còn là nguyên liệu trong những cách nhuộm vải bằng phương pháp thủ công.

  1. Điều trị mụn nhọt, lở loét ghẻ ngứa

Đối với một số bệnh ngoài da như lở loét, ghẻ ngứa người ta sử dụng quả găng gật để điều trị đem lại hiệu quả rất cao.

Nguyên liệu: một vài quả găng gật tươi

Cách làm: Quả găng gật tươi đem bổ đôi, bỏ hạt sau đó cho vôi vào ruột quả. Lấy đất sét phủ bao quanh bên ngoài quả, đốt tồn tính. Khi lớp đất sét khô lại, loại bỏ đất bao quanh. Lấy quả găng tán thành bột nhỏ và mịn. Sử dụng bột đó rắc quanh vết mụn nhọn, lở loét, vết ngứa sẽ rất mau khỏi.

  1. Điều trị các bệnh về đường tiêu hóa

Đối với một số bệnh rối loạn về đường tiêu hóa như: tiêu chảy, đau bụng, trướng bụng, đi lỵ… người ta sử dụng mọi bộ phận của cây găng trong điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa. Đơn giản nhất có thể lấy vỏ từ thân cây và vỏ từ cành găng dùng để sắc nước uống có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh về đường tiêu hóa được đề cập ở trên.

5 ,Lấy gỗ làm nhiều vật dụng gia đình

Cây găng là cây thân gỗ thường được dùng để lấy gỗ. Gỗ găng gật mềm, mịn và dai có màu sáng thường được sử dụng để làm lược, làm trục xe và con quay. Tạo nên những món đồ chơi đơn giản, thú vị cho trẻ em đặc biệt là đối với những vùng nông thôn. Cây găng góp phần tạo nên những món đồ chơi được nhiều trẻ yêu thích.

Cách làm thạch găng ngọt mát

Đây là món ăn khiến nhiều người nhớ về tuổi thơ của mình, với những trưa hè nóng bức được bà được mẹ “tưới mát” bằng cốc thạch màu xanh tuyệt đẹp.

Nguyên liệu làm thạch lá găng

  • Lá găng: 150g lá găng tươi

(Lưu ý: Bạn có thể thực hiện cách làm thạch găng bằng bột nếu như không muốn sử dụng lá găng. Loại bột này có bán ở nhiều cửa hàng tạp hóa, siêu thị).

  • Đường cát trắng: 100g
  • Nước sôi để nguội
  • 1 túi vải mỏng để lọc thạch
  • 1 chiếc nồi to để nấu thạch

Cách làm thạch găng chuẩn nhất

Bước 1: Sơ chế lá găng

Lá găng hái về rửa sạch, hoặc mua ngoài chợ nên chọn lá không sâu bệnh

Bước 2: Đun nước làm thạch lá găng

Đổ nước lọc đầy khoảng ½ nồi, cho lá găng vào miếng vải túm chặt lại, thả vào nồi. Dùng hai tay vò, chà xát liên tục cho lá găng nát ra trong khoảng 7 – 10 phút.

Đổ nốt phần nước còn lại vào nồi. Bạn tiếp tục vò lá găng như vậy để chất thạch trong lá đi ra ngoài nhiều nhất. Khoảng 10 – 15 phút sau, khi thấy nước lá găng đã xanh đen thì bạn có thể dừng lại.

Chú ý: Cách làm thạch găng rất chú trọng bước này. Nếu chất của lá găng ít so với lượng nước lọc đã dùng thì thạch sẽ khó đông, rất loãng.

Nếu thực hiện cách làm thạch găng bằng bột, bạn cũng cần điều chỉnh tỉ lệ bột và nước phù hợp nhé.

cach-lam-thach-gang
Thực hiện cách làm thạch găng bằng việc liên tục vò lá trong nước

Thêm một công đoạn quan trọng khác của cách làm thạch lá găng. Bạn đổ hết phần nước đã thu được ở bước 2 qua một cái rây. Việc lọc bỏ những cặn, bã trong nước sẽ giúp thạch găng được mịn hơn và sạch hơn.

 Bạn dùng đũa khuấy nhanh và đều tay rồi để khoảng 1 tiếng cho thạch đông dẻo ở nhiệt độ thường. Sau khi thạch đông, bạn cất thạch vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản là được.

Bước 4: Thành phẩm thạch lá găng

Món thạch găng có màu xanh nhẹ lấp lánh chứ không xanh đậm như sương sâm. Từng miếng thạch dẻo, tan chảy trong miệng hòa quyện cùng vị ngọt của đường và hương vị tự nhiên của núi rừng làm tan đi không khí oi ả ngoài trời.

 

Bảo quản và thưởng thức thạch lá găng

Sau 1 tiếng thạch đông, bạn hãy cho thạch vào một chiếc hộp rồi bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Có thể để thạch găng khoảng 2 – 3 ngày để ăn dần.

Thạch găng xanh mát, thơm mùi lá đặc trưng nhưng không có mùi. Vì thế, khi ăn, bạn cần có thêm nước đường.

Cách làm nước đường ăn kèm thạch găng

Đun đường trong một chiếc nồi cho tan chảy rồi cho 200ml nước lọc vào đun tiếp. Bỏ vào nồi nước đường vài lát gừng cho thơm. Bạn có thể cho hoa nhài, hoa bưởi nếu thích.

Đây là bước cuối cùng hoàn thiện cách làm thạch găng đơn giản tại nhà. Khi lấy thạch ra ăn, bạn đổ thêm nước đường, một chút đá vào là được.

Thêm nước đường, trân châu… khi ăn thạch găng

Chú ý: Khi lấy thạch găng ra ăn, hãy dùng chiếc thìa mỏng để hớt thạch thành những miếng to, dài. Cách này khiến thạch ngon hơn so với việc thái thành miếng vuông như nhiều loại thạch khác.

Chẳng mất nhiều thời gian, bạn đã thực hiện xong cách làm thạch găng truyền thống rồi. Việc vò lát, lấy được phần nước cốt thạch cần được chú ý nhất để có được món thạch như ý.

Với chia sẻ cách làm thạch găng ngon mát giải nhiệt ngày hè chỉ với 4 bước đơn giản bạn có ngay thạch lá găng tuyệt ngon cho gia đình bổ mát mà không cần tốn chi phí gì cả. 

cachlamhay.vn tổng hợp