Cách phòng ngừa chứng bẹp đầu ở trẻ: Tưởng không dễ mà hóa ra dễ không tưởng

Trong những tháng đầu đời thì hộp sọ của trẻ vẫn còn rất mềm nên việc áp dụng cách cho trẻ nằm nghiêng, nằm sấp sẽ giúp đầu trẻ nhanh tròn hơn. Tuy nhiên, khi trẻ đã được trên 6 tháng thì những cách này không còn đem lại hiệu quả nữa. Thay vào đó, nên áp dụng các cách xoa nắn nhẹ nhàng, tốt nhất là nên nhờ đến các bác sĩ trị liệu để đảm bảo an toàn.Muốn giúp khắc phục tình trạng trẻ bị méo đầu thì bố mẹ nên áp dụng đúng tư thế nằm, tư thế địu cho trẻ trong những tháng đầu đời. Sau đó, nếu trẻ lớn nhưng vẫn còn bị méo đầu thì tốt nhất nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị chuyên môn.

1.Nguyên nhân khiến trẻ bị bẹp đầu

Chỉ có một từ duy nhất, trẻ bị bẹp đầu  là do áp lực. Bác sĩ nhi khoa Denis Leduc cựu chủ tịch của Hội Nhi Khoa Hoa Kì giải thích xương hộp sọ của các bé rất mềm và vẫn đang tiếp tục phát triển khiến cho nó rất dễ bị méo dạng.

Một nghiên cứu gần đây của tạp chí Nhi Khoa khẳng định rằng yếu tố ngoại cảnh là nguyên nhân chính khiến trẻ bị bẹp đầu. Nguyên nhân do dị tật bẩm sinh hay do di truyền thường là rất hiếm. Theo ông Leduc thì “ Nguyên nhân phổ biến nhất chính là do bé nằm ở một tư thế quá lâu mà khiến cho hộp sọ bị đè nén

Những bé bị chứng trẹo cổ rất dễ bị bẹt đầu bởi những cử động ở cổ bị hạn chế, chỉ nằm được một bên. Chứng trẹo cổ chỉ xảy ra ở khoảng 2% trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do đầu của thai nhi bị nằm nghiêng sang một bên trong tử cung hoặc bé bị chấn thương trước khi hoặc trong quá trình sinh.

Một nghiên cứu gần đây đã tìm ra được mối liên kết giữa hiện tượng đầu bẹt với những hạn chế trong một số kĩ năng vận động của bé.

2.Ảnh hưởng khi trẻ bị bẹp đầu

hiều bé sơ sinh có đầu bị bẹt (méo, móp), hiện tượng này có thể do bé chỉ ngủ ở cùng một tư thế, cũng có thể do bé phải nằm một thời gian dài trong cũi hoặc ghế sơ sinh.

Khu vực đỉnh đầu của trẻ bị bẹp đầu  rất mềm do vùng xương sọ chưa hoàn thiện. Ngoài ra, cấu tạo vùng thóp của bé sơ sinh cũng chưa cứng cáp nên xuất hiện vết lõm. Nhìn bên ngoài, bạn sẽ thấy đầu bé có vẻ nhọn hoặc một bên đầu nhô ra ngoài nhiều hơn một bên đầu còn lại.

Để hạn chế tình trạng trên, bạn nên chú ý một số điểm sau:

– Nên bế bé: Khi bé thức hoặc vui chơi, bạn nên bế bé trên tay để giảm thiểu áp lực đè lên vùng đầu khi bé phải nằm cũi hoặc nằm trên xe đẩy dành cho bé sơ sinh.

– Thay đổi tư thế ngủ: Khi bé ngủ, bạn nên đặt lưng của bé xuống trước, sau đó mới điều chỉnh đầu bé cho phù hợp. Thói quen nằm ngửa sẽ giảm nguy cơ đột tử cho bé khi ngủ nhưng nó khiến cho phía sau đầu bé trở nên phẳng (bị bẹt). Bạn có thể nắn lại cho bé bằng thế ngủ nằm nghiêng và kê đầu trên gối lõm (gối hình chữ U hoặc hình móng ngựa).

  • Đưa trẻ bị bẹp đầu đi khám bác sĩ: Tình trạng móp đầu ở bé có thể được cải thiện trong một vài tháng khi vùng xương sọ và xương cổ của bé cứng cáp hơn và chịu được nhiều áp lực từ bên ngoài môi trường. Một số bé khác, tình trạng móp đầu trở nên nghiêm trọng, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ.

3.Mẹo khắc phục tình trạng trẻ bị bẹp đầu hiệu quả

Xoay đầu trẻ bị bẹp đầu  luân phiên qua bên này rồi qua bên kia vào mỗi giấc ngủ của bé. Có thể xoay mặt bé qua bên phải vào giấc ngủ này, kế đến xoay mặt bé qua bên trái vào giấc ngủ kế tiếp.

Hãy dặt trẻ bị bẹp đầu  nằm ngửa, nhưng bạn luôn chú ý cần thay đổi hướng nằm cho con để bé không nằm lệch về bên nào gây méo, bẹp đầu

Có thể đặt bé nằm sấp với sự giám sát của cha mẹ.

Sử dụng đồ chơi kích thích trẻ bị bẹp đầu  xoay mặt qua hai bên.

Hạn chế đặt bé nằm võng hoặc ngồi trong xe đẩy trẻ em.

Xoa đầu nhẹ nhàng cho bé để đầu bé tròn hơn. Tuy nhiên luôn phải chú ý xoa đầu nhẹ nhàng tránh làm ảnh hưởng tới não bộ của trẻ bị bẹp đầu

Bé sơ sinh đến 1 tuổi chỉ nên co gối bằng chiếc khăn dày chừng 1-2cm để tránh bẹp đầu.

Nếu bé thường xuyên nghiêng về bên nào đó bạn có thể lấy khăn hay các vật dụng mềm chèn ngay dưới gối phía bên bé thường hướng đầu về, để bé buộc phải nhìn về hướng khác, cách này giúp đầu bé luôn tròn.

Thường xuyên bế bé khi bé thức giấc cũng giúp giảm áp lực cho đầu của bé từ nôi, cũi hoặc xe đẩy dành cho bé sơ sinh.

4.Trẻ bị méo đầu có tròn lại được không?

Nếu tình trạng trẻ bị méo đầu không phải là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm thì bố mẹ không cần phải lo lắng hình dáng đầu của trẻ. Bởi vì trẻ bị méo đầu hoàn toàn có thể trở về hình dáng ban đầu nếu được điều chỉnh lại tư thế nằm. Khi trẻ lên 6 – 8 tháng tuổi, đây là giai đoạn trẻ bắt đầu ngồi vững và hạn chế thời gian nằm, hộp sọ của bé cũng sẽ tự thay đổi khi bé được 6 tháng tuổi và tiếp tục biến đổi dần dần sau đó.

Và để giúp đầu của trẻ sớm tròn trở lại thì bố mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây:

Không cho trẻ nằm một bên quá lâu

Việc cho trẻ sơ sinh nằm một tư thế quá lâu sẽ khiến cho trẻ dễ bị méo đầu bởi lúc này xương sọ của trẻ vẫn còn rất mềm. Vì thế, nếu muốn đầu trẻ được tròn, đẹp mẹ cần điều chỉnh tư thế nằm cho con trong 0 – 6 tuần đầu tiên.

Ngoài ra, khi cho trẻ nằm thì mẹ nên lưu ý một số điều sau:

Không nhất thiết phải sử dụng gối cho trẻ mà chỉ cần dùng một chiếc khăn xô lót dưới đầu cho trẻ là được.

Thỉnh thoảng điều chỉnh tư thế nằm cho trẻ, nghiêng sang trái, nghiêng sang phải, có thể dùng một chiếc gối chặn sau lưng để trẻ giữ được tư thế nằm.

Cho bé nằm sấp

Khi cho trẻ nằm sấp sẽ giúp con nhanh cứng cổ và cũng không cần phải quá lo về việc trẻ bị méo đầu. Không những vậy, khi trẻ được nằm sấp trên ti mẹ để bú sẽ giúp trẻ phát triển cơ bắp tốt hơn và giảm áp lực lên sọ não. Lưu ý không nên cho trẻ nằm sấp khi không có bố mẹ bên cạnh vì dễ khiến trẻ bị ngạt thở.

Thay đổi bên khi cho trẻ bú

Khi cho trẻ bú sữa mẹ nên thay đổi qua lại giữa hai bên ngực. Việc làm này vừa giúp kích thích cả 2 tuyến sữa đều hoạt động tốt vừa giúp đầu trẻ không bị nghiêng về một bên quá lâu, từ đó đầu trẻ sẽ nhanh tròn hơn.

Phải làm gì khi trẻ bị méo đầu?

Mẹ nên thay đổi tư thế nằm cho trẻ thường xuyên để giúp đầu trẻ tròn đẹp lại

Xoa nắn đầu trẻ nhẹ nhàng

Trong những tháng đầu đời thì hộp sọ của trẻ vẫn còn rất mềm nên việc áp dụng cách cho trẻ nằm nghiêng, nằm sấp sẽ giúp đầu trẻ nhanh tròn hơn. Tuy nhiên, khi trẻ đã được trên 6 tháng thì những cách này không còn đem lại hiệu quả nữa. Thay vào đó, nên áp dụng các cách xoa nắn nhẹ nhàng, tốt nhất là nên nhờ đến các bác sĩ trị liệu để đảm bảo an toàn.

Sử dụng mũ chỉnh đầu tròn

Đối với những trẻ đã hơn 8 tháng nhưng vẫn còn bị móp đầu thì bố mẹ có thể chọn cách sử dụng mũ chỉnh đầu tròn để giúp giữ hình dáng đầu hiệu quả. Tuy nhiên, điều trị bằng mũ chỉnh đầu sẽ không còn hiệu quả khi trẻ trên 1 tuổi, vì lúc này xương sọ đang dính lại và não phát triển chậm hơn.

Tóm lại, nếu muốn giúp khắc phục tình trạng trẻ bị méo đầu thì bố mẹ nên áp dụng đúng tư thế nằm, tư thế địu cho trẻ trong những tháng đầu đời. Sau đó, nếu trẻ lớn nhưng vẫn còn bị méo đầu thì tốt nhất nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị chuyên môn.