Cách sử dụng điều hòa đúng tiêu chuẩn để tiết kiệm điện tốt

Năm nay, nắng nóng cao điểm nhiều. Có hôm nóng vượt kỷ lục trên 40 độ c.Nhiều nhà cảm thấy nóng ngột ngạt như cắt da, cắt thịt.Để tránh được nóng cho cả gia đình nhiều người đi mua điều hòa cao. Và coi điều hòa là một vật dụng không thể thiếu trong nhà của mình. Nhưng có nhiều người dù mua điều hòa về rồi vẫn không biết cách sử dụng như thế nào cho mát, có khi còn bật sai chế độ dẫn đến không được mát mẻ mà lại còn gây nóng hơn mà vẫn tốn tiền điện  nhiều. Dưới đây là những lưu ý và cách bật sử dụng điều hòa an toàn và hiệu quả nhất .

1.Những ký hiệu và tác dụng của từng nút trên điều hòa mà bạn cần biết đến.

Không ít người khi sử dụng điều hòa nhiệt độ chỉ biết đến những nút điều khiển cơ bản như bật, tắt, tăng, giảm nhiệt độ mà chưa biết tận dụng hết chức năng những nút điều khiển khác với ký hiệu kỳ lạ

- ON/OFF (Tắt và bật máy) 

- MODE: Chọn chế độ máy chạy.

- FAN: Chỉ cho quạt gió hoạt động.

- FAN SPEED: Chức năng chọn chế độ quạt. Thông thường sẽ có 4 chế độ khi bạn lựa chọn ký hiệu này: mạnh – vừa – yếu – tự động.

 Các chế độ của quạt gió trên máy điều hòa nhiệt độ

Các chế độ của quạt gió trên máy điều hòa nhiệt độ

- AIR SWING: Chọn hướng gió thổi hoặc chọn chế độ tự động đảo hướng gió lên xuống.

- POWERFUL: Chức năng làm lạnh nhanh. Chế độ này sẽ làm căn phòng lạnh nhanh hơn khi mới bật máy.

- ECONO: Chế độ tiết kiệm điện.

Trong quyển hướng dẫn sử dụng điều hòa nhiệt độ, bạn có thể tìm hiểu được khá nhiều chức năng của những biểu tượng khác nhau

- SLEEP: Chế độ ngủ. Khi đặt chế độ này máy sẽ tự động làm tăng nhiệt độ phòng lên 29-30 độ C khi về sáng, giúp cơ thể dễ chịu hơn và đảm bảo sức khỏe hơn trong khi ngủ, tiết kiệm điện hơn.

- TIMER: Chức năng hẹn giờ. Ngay sát nút TIMER nếu nhấn nút ON bạn có thể chỉnh thời gian hẹn bật từ 1 – 12h, sau đó nhấn nút SET để nhớ cài đặt vừa rồi hoặc nhấn nút CANCEL để xóa chế độ hẹn giờ bật.

- Cài đặt chức năng hẹn giờ tắt (Chế độ này cài khi máy đang hoạt động): Chọn nút OFF và điều chỉnh giờ cần điều hòa tắt, sau đó nhấn nút SET để nhớ hoặc hấn nút CANCEL để xóa chế độ hẹn giờ tắt.

2. Chức năng của 3 nút DRY, COOL và HEAT

 

hững ký hiệu hình bông tuyết, mặt trời hay hình giọt nước này khá quen thuộc mỗi khi bạn sử dụng điều hòa

- COOL (hình bông tuyết): chế độ mát.

- DRY (hình giọt nước): chế độ khô. Chức năng này làm giảm nhiệt độ trong phòng bằng cách giảm độ ẩm.Ở chế độ dry, điều hòa sẽ hút hơi ẩm ra khỏi phòng, trả lại không khí trong lành và khô ráo hơn nên tiêu thụ điện năng ít hơn chế độ làm mát

- HEAT (hình Mặt Trời): chế độ sưởi ấm, chỉ có với điều hòa hai chiều.Ở chế độ này nếu  bạn vô tình bật vào nó mà không biết tác dụng của nó là sưởi ấm là bạn sẽ nóng hơn đó.Chế độ này chỉ dùng cho điều hòa 2 chiều khi muốn làm ấm phòng vào mùa lạnh.

Một vài biểu tượng có chức năng cơ bản làm mát, hút ẩm, sưởi và tự động như Cool, Dry, Heat hay Auto

Một vài biểu tượng có chức năng cơ bản làm mát, hút ẩm, sưởi và tự động như Cool, Dry, Heat hay Auto

Bên cạnh đó còn chức năng nhiệt độ thứ tư – đó là AUTO (tự động). Ở chế độ này, màn hình sẽ không hiện thông số, mà điều hòa sẽ tự động điều chỉnh tất cả mọi thứ: nhiệt độ, độ ẩm, sức gió… tuỳ theo điều kiện môi trường xung quanh, sao cho người sử dụng cảm thấy thoải mái nhất.

3. Biều tượng cây thông và ngôi nhà

Đây mới chính là 2 ký hiệu khiến cho người sử dụng cảm thấy khó hiểu nhất và thường hay xuất hiện trên những máy điều hòa nhiệt độ hiện đại. Hai biểu tượng này đi kèm với nhau, là ký hiệu của chức năng Health, được các chuyên gia khuyên sử dụng.

Chức năng này với hình cây thông giúp kích hoạt máy ion không khí có trong điều hòa, đóng vai trò lọc sạch bụi bẩn trong không khí ở tốc độ nhanh nhất. Ngoài ra, các máy điều hòa công nghệ mới còn giúp hút vi khuẩn, thậm chí là virus và giữ lại chúng trong màng lọc, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Ký hiệu cây thông và ngôi nhà chính là 2 ký hiệu khiến cho người sử dụng cảm thấy khó hiểu nhất và thường hay xuất hiện trên những máy điều hòa nhiệt độ hiện đại

 Scavenging (thu rác) - thường được đính chung một nút bấm. Chức năng này đổi dần không khí từ ngoài vào trong để lọc sạch mùi trong không khí. Khi nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ bên ngoài thì Scavenging còn có thể giúp phòng hạ nhiệt nhanh hơn bình thường.

Tuy rằng 2 chức năng so với các chế độ này rất tốt cho sức khỏe khi sử dụng điều hòa nhưng chúng lại “ngốn” không ít tiền điện của gia đình bạn.

4. Biểu tượng vòi nước

Nếu để ý bạn sẽ thấy khi sử dụng điều hòa, chưa cần bấm bất kỳ nút gì đã thấy biểu tượng này hiện lên. Đó là biểu tượng cho thấy bộ lọc của máy cần được làm vệ sinh, và nó thường hiện lên sau khoảng 200h sử dụng.

5. Biểu tượng cánh quạt thứ 2

Biểu tượng cánh quạt thứ 2 nhưng không phải quạt gió

Biểu tượng cánh quạt thứ 2 nhưng không phải quạt gió

Bên cạnh biểu tượng quạt gió thông thường, một số điều hòa hiện đại còn có biểu tượng cánh quạt thứ 2, giống như hình và đây là chức năng X-fan. Khi bật chức năng này, sau khi tắt điều hòa, quạt vẫn sẽ chạy khoảng 10 phút để làm khô hệ thống cũng như gia tăng tuổi thọ cho máy.

 

Những điều không nên khi dùng điều hòa

Không bật điều hòa 24/24

Bạn không nên bật điều hòa 24/24 kể cả trong những ngày nóng nhất. Thực tế, bật điều hòa liên tục cả ngày sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn vì không khí không được lưu thông cũng như độ ẩm trong phòng bị giảm đi khá lớn.

Vì vậy, hãy tắt điều hòa và sử dụng quạt vào những thời gian không quá nóng trong ngày. Điều này vừa giúp làm không gian phòng thông thoáng hơn vừa giúp tiết kiệm điện năng đáng kể. Nếu kết hợp với quạt gió và để để một chậu nước mát sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vì quạt giúp lưu thông khí mát trong phòng.

Chống thoát nhiệt qua khe hở

Khi bật điều hòa, nếu căn phòng nhà bạn có khe hở, sẽ không thể mát nhanh và dễ bị thất thoát không khí lạnh ra ngoài. Nếu điều hoà mới còn có thể làm mát nhanh, nhưng các loại máy cũ đã sử dụng lâu, việc không khí lạnh bị lọt ra ngoài từ kẽ hở sẽ khiến máy luôn hoạt động công suất cao.

Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách ra bên ngoài đặt tay vào cửa sổ, các kẽ hở của cửa ra vào. Nếu tay thấy mát thì chắc chắn không khí trong nhà lọt ra ngoài. Vì vậy, bạn có thể bịt kín các kẽ hở bằng keo hoặc nhờ thợ vào kiểm tra, xử lý.

Rèm cũng có tác dụng rất lớn trong việc giảm nhiệt độ của căn phòng. Hiện có các loại rèm lớp cản nắng. Rèm giúp ngăn chặn ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng, làm tăng nhiệt độ, đồng thời cũng ngăn cách cửa sổ tránh không khí trong nhà thất thoát ra ngoài.

Thường xuyên lau chùi, vệ sinh bảo dưỡng

Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi bộ lọc bám bụi, công suất hoạt động của điều hòa có thể giảm đến 15%, qua đó tiêu tốn nhiều điện năng hơn trong quá trình hoạt động.

Sử dụng máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích phòng

Chọn chiếc máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích (hay thể tích) cho căn phòng sẽ giúp đảm bảo khả năng làm mát của máy lạnh, đồng thời giúp bạn tối ưu được lượng điện năng tiêu thụ.

Không để nhiệt độ quá lạnh vào ban đêm

Trong khi ngủ bạn chúng ta không cần nhiệt độ phải lạnh như lúc thức. Bởi vậy, hãy điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải tầm từ 25 - 29 độ khoảng 1 - 2 tiếng trước khi đi ngủ, nhờ đó máy lạnh sẽ phải hoạt động ít hơn và tốn ít điện năng hơn.