Cách trị biếng ăn hay và hiệu quả cho các bé mà mẹ cần biết

Làm mẹ ai cũng lo lắng khi thấy con mình lười ăn. Cứ đến bữa là phải vật lộn với sự quấy khóc . Vừa xót vừa thương con mà không biết cách nào để con mình chịu khó ăn và có cảm giác thèm ăn khi đói bụng. Dưới đây là một số mẹo mách các mẹ giúp cho bé ăn ngon miệng  mà không còn cảm giác chán ăn nữa nhé.

1.Tác hại của việc biếng ăn ở trẻ nhỏ mẹ cần đọc nhé.

Biếng ăn là một tình trạng khá phổ biến hiện nay ở trẻ em. Trên thế giới khoảng 50% trẻ từ 1- 6 tuổi mắc chứng biếng ăn, còn ở Việt Nam, tỷ lệ này khoảng từ 20- 45%. Mặc dù tình trạng biếng ăn ở trẻ em không phải là một căn bệnh nhưng nếu tình trạng này ăn kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể chất ở trẻ như:

  • Rối loạn nhận thức, cảm xúc: Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, học tập trước mắt mà có thể kéo dài đến 5 năm sau.
  • Rối loạn tăng trưởng: Bé biếng ăn có nguy cơ thua kém từ 6- 22% chỉ số cân nặng lý tưởng so với bé ăn uống tốt.
  • Trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất, dẫn đến tình trạng sụt cân: Trẻ biếng ăn trong 2 năm đầu đời có nguy cơ nhẹ cân nhiều hơn 3 lần so với bé ăn uống tốt.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Trẻ có số ngày bệnh nhiều hơn 29%, và có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp trên nhiều hơn 45%.

2.Giải pháp và cách thức giúp trẻ chịu khó ăn không lười ăn nữa.

Để bé có cảm giác đói

Mẹ phải đảm bảo rằng trẻ thực sự đói, nếu không bữa ăn sẽ là một trận chiến. Sắp xếp các bữa ăn chính và phụ cách nhau 2-3 giờ, giữa các bữa ăn chỉ cho trẻ uống nước.

Tuyệt đối khi  trẻ đòi ăn bánh kẹo không đáp ứng ngay hoặc để sữa cho uống lúc khát. Điều này làm trẻ không có cảm giác đói và thèm ăn. Tối đa ta chỉ nên cho ăn vặt một lần mỗi ngày và sau khi đã ăn xong bữa chính.

Nếu muốn trẻ tiêu thụ nhiều năng lượng, hãy khuyến khích bé tăng cường các hoạt động vận động như chạy, nhảy, leo trèo,... trước giờ ăn.

Hình ảnh minh họa

Để trẻ tự lập và không chiều theo ý trẻ khi trẻ đòi ăn đồ ngọt.

Khi thấy trẻ biếng ăn, cha mẹ thường có tâm lý tìm đủ mọi cách để con ăn được nhiều như cho con xem hoạt hình, đi ăn rong và thậm chí là nhồi nhét. Tuy nhiên, cách này khiến trẻ sợ hãi, nảy sinh sự chống đối và không muốn ăn.

Cha mẹ hãy dừng bữa khi bé không còn muốn ăn thêm. Mẹ chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích con ăn. Nếu bé không muốn ăn và đã thấy no, bạn hãy tôn trọng quyết định của bé. 

Từ 7-9 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho bé bốc ăn để tăng vận động của bàn tay. Một tuổi trở lên, bạn nên tập cho trẻ cầm thìa để con tự khám phá bữa ăn. Cách này rèn cho bé tính tự lập cao.

Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn quá nhiều

Khi con không chịu ăn, các cha mẹ thường hay cho con vừa ăn vừa chơi hoặc đi rong để cố ép con ăn hết bát bột, thời gian thường kéo dài. Điều này vừa làm thức ăn không còn ngon, vừa khiến bé thêm chán. Điều đó sẽ khiến khoảng cách giữa các bữa ăn của bé bị thu hẹp lại, bé còn chưa kịp cảm thấy đói đã phải ăn bữa sau.

Một bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút, nếu bé không ăn được nhiều cũng nên kết thúc và cố gắng cho bé ăn ở bữa kế tiếp hoặc tăng thêm bữa ăn cho bé.

Ảnh minh họa

Đưa ra nhiều thực đơn cho bé

Mỗi đứa trẻ sẽ có một nhu cầu, sở thích và khẩu vị khác nhau. Một món ăn được trang trí đẹp mắt dễ hấp dẫn trẻ hơn nhiều. Do đó, mẹ hãy bỏ chút thời gian để trình bày các món ăn đẹp mắt một chút vì nó cũng có sức kích thích sự thèm ăn ở trẻ.

Tùy theo độ tuổi, bạn có thể phân công con làm những việc trong bếp, cùng mẹ chuẩn bị bữa ăn. Điều này sẽ giúp con hào hứng và thấy được vai trò quan trọng của mình trong việc tổ chức bữa cơm cho gia đình. Kết quả là con sẽ ăn ngon miệng hơn.

Thiết lập quy tắc bàn ăn

Tùy theo độ tuổi mà các mẹ nên thiết lập cho các bé bàn ăn thuận tiện nhé. Bàn ăn không những giúp các bé ngồi thoải mái khi ăn mà còn chữa được nhiều bệnh cột sống liên quan đến trẻ. Vì vậy các mẹ cố gắng thiết lập bàn ăn đẹp nhất nhé.

Ảnh minh họa

Khuyến khích và khen ngợi

 Em bé  đều thích được khen. Chính vì vậy, nếu bé thử một loại đồ ăn mới, hãy khen ngợi bé một cách nhiệt tình và vui vẻ như: “Con vừa ăn thử cà rốt đấy, con ngoan quá!'.