Câu chuyện canh tiết nấu lá xương sông giúp giảm ho cho gia đình thêm khỏe

Xương sông vị đắng cay, tính ấm, tiêu thũng chỉ thống, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa. Thường được dùng để chữa cảm sốt, ho, viêm họng, nôn mửa, đầy bụng, mề đay. Câu chuyện canh tiết nấu lá xương sông giúp giảm ho cho gia đình thêm khỏe mỗi ngày.

Câu chuyện canh tiết nấu lá xương sông giúp giảm ho cho gia đình thêm khỏe

Truyện tôi kể sau là một sự thật về điều đó. Tôi thường bị ho vào mùa đông, những cơn ho càng trở nên nặng hơn khi thời tiết  lạnh đặc biệt là vào buổi tối và sáng sớm. Ho cảm giác mệt mỏi, khó chịu, khiến nhiều khi làm công việc cảm thấy mệt mỏi. Nhưng vì công việc mà  Tôi vẫn cố gắng.

Một hôm , vào buổi sáng thứ 7. Tôi có đến nhà 1 em bị liệt, dạy cho em học, máy tính. Vì em yếu chân không đi lại được nên không có điều kiện đi học. Nên Tôi muốn chia sẻ kiến thức mình học được cho em . Em không được tiếp xúc với máy tính bao giờ nên việc Tôi phải nói nhiều để dạy được em kiến thức là điều cần làm.

Càng nói nhiều càng ho nặng. Sau 1 tuần dạy em đó mà nhìn Tôi gầy đi mất mấy kg, gầy đến nỗi cái nhẫn  Tôi mua ngày nhỏ, đeo tay làm kỉ niệm rơi đi lúc nào mà  không biết. Cho đến khi Tôi đặt cái tay lên bàn phím để dạy em đánh chữ mới phát hiện ra là bị rơi mất nhẫn. Lúc đó, cũng cảm thấy hơi buồn và hụt hẫng. Vì chiếc nhẫn bao  nhiêu năm gắn bó đi cùng Tôi lại bị mất.

Nhìn thấy tôi buồn, Bố em ấy hỏi, sao nhìn cháu gầy và ho quá. Mà vẫn dạy cho em nhiệt tình thế?

Tôi vẫn nở nụ cười tươi, cháu không sao Bác ạ. Bố em xót ruột nên thấy ra vườn hái 1 nắm lá xương sông rồi chạy ra ngoài chợ mua 1 ít tiết về nấu cho Tôi ăn món canh tiết nấu lá xương sông.

Bác ân cần bảo tôi rằng, cháu cố ăn món này Bác nấu nhé, hi vọng ăn mấy hôm nó sẽ đỡ ho hơn. Vì con Bác mà cháu vất vả quá.

Nhìn ánh mắt Bác cùng sự thân thiện, chìu mến khiến Tôi, dù mệt, ho nhưng vẫn cố ngồi ăn hết 1 bát canh lá xương sông nấu tiết của Bác.

Ăn xong một lúc Tôi nằm nghỉ chút, rồi chiều Tôi thấy giảm ho hẳn.

Mấy ngày sau Bác thấy Tôi đỡ ho nên vẫn nấu cho ăn.

Và kết quả cuối cùng với công sức của Bác nấu, chăm sóc Tôi cũng được đền đáp.

Tôi đã khỏi ho và thầm cảm ơn bài thuốc quý " Món ăn canh tiết nấu lá xương sông" giúp Tôi hết ho.

Đã bao nhiêu năm xa cách, giờ em ngày xưa Tôi dạy lại liên lạc với Tôi.

Tôi rất vui vì lại được nói chuyện với em qua điện thoại.

Tôi vẫn nhớ tới Bác và hỏi em là Bác khỏe không? 

Em lặng lẽ nói . Bố em mất rồi chị ơi!

Lúc nghe được tin đó lòng Tôi như thắt lại, cảm giác như mất đi một người thân thiết ruột thịt của mình.

Tôi gửi lời chia buồn cùng em. Và nuối tiếc khi Bác đã không còn tồn tại trên đời này nữa.

Tôi nói với em nhất định một ngày nào đó, chị sẽ chia sẻ công thức nấu món canh tiết của Bố em cho nhiều người đọc cùng biết tới công dụng của món ăn này để giúp nhiều người bị ho sẽ giảm bớt những cơn ho đau thắt bụng.

Bác đã sang thế giới bên kia không còn nữa, nhưng hình ảnh Bác cùng món ăn Bác dành cho cháu sẽ không bao giờ nhạt phai trong tâm trí của cháu.

Cầu  mong, ở thế giới bên kia Bác sẽ luôn khỏe mạnh và chúc phúc cho những ai đang còn sống sẽ khỏi ho nhờ món ăn" Canh tiết nấu lá xương sông".

Tác dụng của lá xương sông

Xương sông còn được gọi là xang sông, hoạt lộc thảo, tên khoa học là Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce, thuộc họ Cúc Asteraceae. Ở nước ta, xương sông được trồng nhiều nơi, chủ yếu để lấy lá làm nguyên liệu chế biến món ăn và được coi như là một loại gia vị do mùi hăng đặc biệt của loại cây này mang lại.

Các nghiên cứu cho thấy thành phần dinh dưỡng trong 100g lá xương sông gồm: 82,5g nước; 2g protein; 1,3g đường; 2,9g chất xơ; canxi, sắt, phospho; vitamin B1, B2, Pp, C… Trong lá chứa 0,24% tinh dầu với thành phần chính là limonen, p-cymene và methylthymol.

Lá xương sông
Xương sông có nhiều tác dụng trị bệnh như viêm họng, ho, mề đay. (Ảnh: m.baomoi.com)

Y học cổ truyền cho rằng, xương sông vị đắng cay, tính ấm, có công dụng trừ tanh hôi, khu phong trừ thấp, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa. Thường được dùng để chữa cảm sốt, ho, viêm họng, nôn mửa, đầy bụng, mề đay… Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là lá bánh tẻ dùng tươi hay phơi khô trong bóng mát.

Sau đây là một số bài thuốc từ lá xương sông giới thiệu đến các độc giả.

1. Lá xương sông : Giảm đau nhức do thấp khớp

Lá xương sông (liều lượng tùy vị trí cần chườm) giã giập, đảo trên chảo nóng, bọc vào trong lớp vải, chườm lên vùng đau nhức. Nên dùng hàng ngày trước khi đi ngủ, có thể bó lá tại chỗ và để qua đêm thì đạt hiệu quả tốt hơn.

2. Lá xương sông : Chữa viêm họng

Lấy 5 – 10 lá xương sông bánh tẻ, giấm ăn 20 – 30ml. Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, giã giập rồi đem nhúng vào giấm để ngậm. Dùng từ 5 – 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Bài thuốc này có tác dụng tốt với các bệnh như viêm họng cấp, mạn tính; viêm amidan, viêm thanh quản bị mất tiếng…

Xương sông kết hợp với giấm ăn để điều trị viêm họng.

3. Chữa mề đay

Lá xương sông 40g, lá khế 40g, lá chua me đất 20g. Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, hoà nước ấm uống. Uống 3 thang/ngày. Lấy bã xoa ngoài những nơi nổi mề đay.

4.Lá xương sông : Chữa ho có đờm, nôn trớ ở trẻ em

Lá xương sông bánh tẻ 2 – 3 lá, mật ong 5 thìa cà phê. Lá rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong; đem hấp cách thủy (đun sôi chừng 10 phút), có thể cho vào hấp cơm rồi lấy ra; chắt nước uống nhiều lần trong ngày.

5. Lá xương sông : Chữa ho do cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản

Lá xương sông 10g, lá húng chanh 10g, lá hẹ 10g. Cắt nhỏ các nguyên liệu, cho tất cả vào hấp cùng đường phèn, gạn lấy dung dịch để ngậm.

Lá xương sông trị ho. (Ảnh: suckhoedoisong.vn)

6. Lá xương sông : Chữa đầy bụng, khó tiêu

Lá xương sông tươi 15 – 20g, rửa sạch, đem sắc với 500 ml nước còn 250 ml. Chia 2-3 lần uống trong ngày.

7.Lá xương sông : Chữa đau nhức răng

Rễ xương sông rửa sạch phơi khô 20g, hoàng liên 10g, hai thứ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm. Khoảng 10 ngày là có thể dùng được, lấy bông chấm thuốc bôi vào nơi răng lợi đau nhức.

8. Lá xương sông : Vết thương nhỏ đang chảy máu

Lấy một nắm lá xương sông rửa sạch giã nhuyễn, đắp vào sẽ cầm máu ngay, vết thương chóng lành.

Lưu ý: Lá xương sông vị cay, tính ấm có tác dụng phát tán dễ gây giảm tân dịch, người khô táo. Vì vậy không nên dùng dài ngày.

Tác dụng của tiết lợn sức khỏe con người

- Ngăn ngừa thiếu máu: Vì tiết lợn có chứa hàm lượng sắt cao và dễ dàng hấp thụ nên nó được xem là nguồn bổ sung sắt tự nhiên giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Chính vì vậy, loại thực phẩm giá rẻ này đặc biệt tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Ngoài ra, tiết lợn còn chứa nguyên tố vi lượng Coban, giúp ngăn chặn sự phát triển của các khối u ác tính.

- Chữa lành vết thương: Theo các nghiên cứu, trong tiết lợn có chứa một chất có thể loại bỏ các tế bào bị hoại tử, tế bào bị tổn thương cũng như đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.

Ngoài ra, trong tiết lợn có chứa vitamin K, thúc đẩy máu đông nhanh hơn, từ đó giúp cầm máu nhanh chóng. Những người bị thương nhẹ nếu ăn một lượng tiết vừa phải thì vết thương sẽ chóng lành.

- Chống lão hóa: Có nhiều nguyên tố vi lượng trong tiết lợn, ăn trong thời gian dài giúp da dẻ của phụ nữ hồng hào, tươi trẻ hơn. Đồng thời, loại thực phẩm này còn chứa nhiều photpholipit, giúp trì hoãn sự láo hóa.

Không chỉ vậy, chất này còn có thể làm tăng lượng axetyl choline, giúp các tế bào thần kinh được liên kết nhanh chóng, từ đó cải thiện trí nhớ của con người. Những người già, bệnh nhân mắc chứng Alzheimer nên ăn nhiều tiết lợn.

- Hỗ trợ giảm cân: Đối với những người đang có mong muốn giảm cân, tiết lợn là một thực phẩm rất tốt.

Công thức nấu món lá xương sông với tiết, giúp giảm ho hiệu quả

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món canh tiết nấu lá xương sông

Tiết lợn khoảng 500g tùy thuộc vào lượng ăn của gia đình

Lá xương sông: khoảng 15 lá. tùy thuộc vào lượng dùng

Gia vị

Hành khô

 Muối, mì chính, hạt nêm

Cách làm món canh tiết nấu lá xương sông

Bước 1: Làm tiết lợn

Tiết còn tươi bạn cho vào chiếc âu sạch

Pha nước sôi để nguội vào tiết với tỷ lệ 1,5 - 2 bát nước: 1 bát tiết cho thêm mì chính vào đánh tan,nếu thích ăn hành, răm, ớt thì cho vào đánh cùng.

Để 5 phút tiết đông lại, đun nước sôi rồi thả tiết vào. Sau khi nồi canh tiết sôi sôi lại chúng ta tắt bếp đậy vung khoảng 10 phút  tiết sẽ giòn, không bị xốp.

Saucho tiết và nước tỉ lệ 1:1 quấy tan để khoảng 15-20' cho đông rồi cứa thành miếng.

ảnh minh họa  trên iternet

Bước 2: Đun sôi tiết

Cho nước vào nồi đun sôi rồi cho tiết vào, nhớ là nhiều nước cho ngập hẳn tiết phía dưới, đậy vung đun nhỏ lửa cho chín (tiết mịn hay không ở bước này ạ, nếu ít nước hoặc to lửa sẽ vào hơi làm tiết xốp, hnay em mải vớt bọt rùi quên đậy vung nên hơi xốp). Tiết chín vớt ra

Bước 4: Thái tiết lợn

Chuẩn bị chiếc thớt sạch, sau khi tiết muộn bạn thái tiết ra theo hình vuông miếng vừa ăn như hình dưới.

Bước 5: Chuẩn bị thái gia vị hành, lá xương sông

Hành bóc vỏ, rửa sạch nên chọn củ hành tươi, ngon. ngâm một lúc trong nước muối.

Đập hành ra, thái nhỏ

Lá xương sông rửa sạch thái nhỏ

Bước 6: Nấu canh tiết

Lấy nồi  sạch đem phi thơm hành

Cho 2 loa nước vào đun sôi. Khi sôi cho gia vị , tiết vào nấu một lúc sôi, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn cho tí nước mắm rồi bắc bếp cho mì chính là xong. Khi canh đủ độ chín cho lá xương sông vào và thưởng thức

Bước 7:Thành phẩm:

Canh tiết lá xương sông chín thơm, có mùi vị của lá xương sông, vừa ăn, không mặn. 

Đem ăn cùng với cơm khi còn nóng.

Với bài viết chia sẻ trên cachlamhay.vn mong bạn đọc có cách nấu món canh tiết thơm ngon nhất cho cả gia đình dùng giúp giảm ho hiệu quả. Chúc cả nhà luôn khỏe mạnh mỗi ngày.

Mây Trắng