Chữa bệnh trĩ bằng lá cúc tần an toàn lại hiệu quả cao

Cúc tần vị cay đắng, mùi thơm tính ấm có công dụng lợi tiểu, tiêu ứ, tiêu đờm, tiêu độc, kích thích tiêu hóa, sát trùng, kháng viêm. Thường có mặt trong các bài thuốc chữa đau đầu, đau mỏi lưng, đau nhức xương khớp, nhiễm khuẩn… Đặc biệt, cúc tần còn được dùng để chữa táo bón và bệnh trĩ do có khả năng sát trùng, tiêu viêm, tiêu độc, kích thích tiêu hóa. Dưới đây cachlamhay.vn sẽ chia sẻ cho bạn đọc vì sao lại bị bệnh trĩ cùng các phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá cúc tần cực tốt.

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Đây là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.

2. Phân loại bệnh trĩ

Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids) .

Trĩ ngoại : Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium) và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.

Trĩ nội : Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp (transitional epithelium) .

Phân độ bệnh trĩ: dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.

Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.

Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.

Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.

Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

Bệnh trĩ

Các cấp độ thường gặp ở bệnh trĩ

3. Yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ

Táo bón, hoặc tiêu chảy làm tăng tần suất bệnh trĩ, rặn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu.

Chế độ ăn ít chất xơ, làm tăng tần suất bệnh trĩ

Thừa cân và béo phì, làm gia tăng tần suất bệnh

Gia tăng áp lực ổ bụng gặp trong những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt,..., đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng làm gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim đưa đến giãn tĩnh mạch hậu môn.

U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung và thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch.

4. Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc sung huyết. Búi trĩ có thể phát triển do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng do:

Rặn khi đi cầu

Ngồi lâu trên bồn cầu

Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính

Béo phì

Mang thai

Giao hợp qua đường hậu môn

Chế độ ăn ít chất xơ

Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.

Bệnh trĩ

Ngồi lâu trên bồn cầu cũng là một nguyên nhân của bệnh trĩ

5. Triệu chứng của bệnh trĩ

Các dấu hiệu và triệu chứng của trĩ có thể bao gồm:

Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu. Ban đầu có thể thấy một lượng kín đáo máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.

Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.

Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.

Sưng vùng quanh hậu môn

Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ)

Triệu chứng trĩ thường phụ thuộc vào vị trí:

Trĩ ngoại gây khó chịu nhất, bởi vì vùng da trên búi trĩ bị kích thích và bị loét. Nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối nhô lên quanh hậu môn. Cục máu đông có thể bị hấp thu để lại vùng da nhăn nheo gây ngứa và rát.

Trĩ nội thường không gây đau, ngay cả khi chúng xuất huyết (chảy máu). Người bệnh có thể, ví dụ, nhìn thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu nhà vệ sinh. Búi trĩ thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được, và chúng hiếm khi gây khó chịu. Trong lúc rặn đi cầu, phân khi đi ngang hậu môn có thể làm trầy xước bề mặt búi trĩ và làm chảy máu.Trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài hậu môn tạo trĩ nội sa. Khi trĩ bị sa, nó có thể hấp thu một lượng nhỏ chất nhầy và phân có thể gây kích thích gây ra ngứa, đau và rát. Lau liên tục để cố gắng giảm ngứa có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.

Bệnh trĩ

Khi bị trĩ, bạn sẽ cảm thấy ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn

6. Biến chứng của bệnh trĩ

Biến chứng của bệnh trĩ thì rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra bao gồm:

Thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ, lúc này cơ thể sẽ không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện trao đổi Oxy cho tế bào. Trường hợp này hiếm xảy ra.

Nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt làm cho mạch máu máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Lúc này triệu chứng đau sẽ rất rõ ràng. Khi ấn nhẹ vào sẽ cảm giác lộm cộm do có cục máu đông.

Tắc mạch: Là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ. Khi mạch máu bị giãn phồng và ứ máu do rặn, bưng vác nặng, có thai, chơi thể thao nặng làm tăng áp lực trong khoang bụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Tắc mạch trĩ ngoại thì vùng rìa hậu môn sẽ thấy khối phồng nhỏ màu xanh, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ, căng. Tắc mạch trong trĩ nội thì có cảm giác đau và cộm trong sâu và triệu chứng không rầm rộ như trĩ ngoại.

Viêm da quanh hậu môn, viêm nhú và viêm khe khi da giữa các búi trĩ bị loét gây triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát.

xông hơi chữa trĩ

Có thể dùng cúc tần xông hơi để chữa bệnh trĩ

Công dụng chữa bệnh trĩ của cúc tần

Cúc tần có tên khoa học là Pluchea indica (L.) Less – Baccharis indica L., họ Asteraceae. Là loại cây nhỏ, cao từ 2 – 3m mọc dại và được trồng ở hầu hết các tỉnh của nước ta. Thường được trồng làm hàng rào xanh vừa lấy lá để làm thuốc.

Theo Đông y, cúc tần vị cay đắng, mùi thơm tính ấm có công dụng lợi tiểu, tiêu ứ, tiêu đờm, tiêu độc, kích thích tiêu hóa, sát trùng, kháng viêm. Thường có mặt trong các bài thuốc chữa đau đầu, đau mỏi lưng, đau nhức xương khớp, nhiễm khuẩn… Đặc biệt, cúc tần còn được dùng để chữa táo bón và bệnh trĩ do có khả năng sát trùng, tiêu viêm, tiêu độc, kích thích tiêu hóa.

Theo nghiên cứu khoa học, thành phần chủ yếu của toàn cây cúc tần là tinh dầu và mùi thơm ngải cứu. Trong cúc tần tươi có chứa protit, lipit, xenlulozơ, canxi, Fe, caroten, vitamin C… Được cho là có khả năng khắc phục các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra. 

Cách dùng cúc tần chữa bệnh trĩ

Sở dĩ cúc tần được dùng nhiều để chữa bệnh trĩ là do mang đến những chuyển biến tích cực cho người bệnh mà giá thành thấp, dễ thực hiện mà lại đảm bảo an toàn cho người sử dụng.  Có nhiều cách dùng cúc tần chữa bệnh trĩ, tuy nhiên, chỉ khi thực hiện đúng cách đúng liều lượng thì mới thấy hiệu quả. Sau đây là một số cách dùng cúc tần để chữa bệnh:

1. Bài thuốc đặc trị trĩ với cúc tần

 Đây là bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Theo chia sẻ của nhiều người, bài thuốc này đã mang lại cho họ nhiều chuyển biến tích cực. Cúc tần có khả năng sát trùng, tiêu ứ, giam đau, kích thích tiêu hóa giúp người bệnh hồi phục tốt. Khi kết hợp với 4 thảo dược khác là lá sung, lá lốt, lá ngải cứu và nghệ vàng sẽ giúp chữa khỏi bệnh trĩ cho người mắc bệnh ở cấp độ nhẹ.

Cách thực hiện:

Lá cúc tần, lá sung, lá lốt, lá ngải cứu mỗi thứ một nắm cùng vài lát nghệ tươi

Lấy các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch, đun sôi với nước 

Thấy ra nước đặc thì đổ ra chậu, dùng nước này xông hậu môn trong 15 phút

Khi nước còn hơi ấm thì tiếp tục ngâm hậu môn trong 10 – 15 phút

Lau khô bằng khăn mềm, thực hiện 2 – 3 lần trên tuần, kiên trì trong ít nhất 2 tháng sẽ thấy các búi trĩ co lại và dần biến mất.

2. Bài thuốc uống lá cúc tần chữa bệnh trĩ 

Với bệnh nhân trĩ nội, nên kết hợp xông hơi các thảo dược trên với việc uống nước cốt lá cúc tần để giúp giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Nước cúc tần không dễ uống nhưng lại mang đến những dấu hiệu tích cực cho việc điều trị.

Cách thực hiện:

Lấy 15g lá cúc tần tươi, rửa sạch, tốt nhất nên rửa qua với nước muối loãng

Giã nát lá cúc tần, vắt lấy nước cốt để uống

Kiên trì thực hiện 1 lần/ngày, đều đặn trong nhiều ngày sẽ thấy hiệu quả.

3. Bài thuốc xông hơi chữa trĩ với cúc tần

Nếu không thể chuẩn bị đủ nguyên liệu như lá lốt, lá ngải cứu, lá sung, người bệnh có thể chỉ dùng riêng lá cúc tần để xông hơi.

Cách thực hiện như sau: 

Lấy 1 nắm lá cúc tần rửa sạch, đun sôi với nước

Để tăng công dụng và hiệu quả kháng khuẩn, khi nước sôi nên cho thêm một chút muối

Tắt bếp, đổ nước này ra chậu để xông trực tiếp vùng hậu môn

Khi nước nguội bớt chỉ còn hơi ấm thì dùng nước này rửa hậu môn. 

Những lưu ý khi dùng cúc tần chữa trĩ

Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Nếu dùng qua đường uống, liều lượng cho phép là từ 8 – 16g/ngày, tuyệt đối không được vượt quá liều lượng này.

Cúc tần và các phương pháp dân gian khác chỉ thích hợp cho trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, sau 2 tháng thử nghiệm mà không thấy hiệu quả thì nên thăm khám chuyên khoa để có các điều trị phù hợp.

Hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ địa, cách thực hiện của người bệnh. Hơn nữa, phải thật sự kiên trì mới thấy kết quả, nếu dùng 2 – 3 lần rồi ngưng thì chắc chắn sẽ không có chuyển biến gì,

Cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, uống nhiều nước, tránh căng thẳng mệt mỏi, tránh ngồi quá lâu một chỗ để không gây áp lực cho hậu môn. 

Tăng cường vận động, rèn luyện thân thể, hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia, chất kích thích nếu không muốn tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Tóm lại, người bệnh có thể dùng cây cúc tần chữa bệnh trĩ, tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, ở cấp độ 1. Nếu bạn mắc bệnh đã lâu thì nên thăm khám để được điều trị chuyên khoa và chỉ nên dùng cúc tần dưới dạng phương pháp hỗ trợ.

Với bài viết chia sẻ trên hi vọng bạn đọc tham khảo thêm để chữa bệnh trĩ tốt nhé.

Nguồn tổng hợp