Công thức chế biến món chè khúc bạch thơm ngon, bổ dưỡng nhất

 Chè khúc bạch là một món chè rất phổ biến tại Việt Nam. Thực chất món chè khúc bạch là một dạng rau câu (thạch) nhưng được chế biến, biến tấu thêm nhiều thành phần nguyên liệu hơn. Vì món ăn này là những viên rau câu (thạch) được cắt khúc nhỏ và thường có màu trắng (sữa, nước cốt dừa) nên được gọi là chè khúc bạch. Để làm chè khúc bạch không khó chỉ cần bạn khéo tay một chút là được.

 Nguyên liệu nấu chè khúc bạc

– Sữa tươi 250ml không đường (chính là 1 bịch sữa)
– 250ml kem sữa tươi whipping cream (hoặc kem topping)
– 20g gelatin dạng bột (bột rau câu, lá gelatin)
– 150g đường phèn (hoặc đường cát trắng)
– 10g bột trà xanh + 250ml nước
– 50g hạnh nhân và hạt điều, hoặc các loại quả tùy thích
– 6 Lá dứa (lá nếp)
Lưu ý: Lượng gelatin quá nhiều sẽ khiến thạch mất mùi vị, nhưng nếu thạch thiếu gelatin sẽ bị dẻo, chảy nước, nếu quá nhiều gelatin sẽ bị cứng. Nên dùng đường phèn để chè có độ ngọt dịu và thanh hơn. Những nguyên liệu như hạt é nếu thích có thể cho thêm

* Cách làm chè khúc bạch:

Bước 1: Làm thạch kem sữa (Cần được chuẩn bị làm đông trước 5-6 tiếng)

Cần được chuẩn bị làm đông trước 5-6 tiếng

– Lấy 150ml sữa tươi hòa tan với bột gelatin để 20 phút đến 30 phút cho bột nở đều.
– Đổ sữa tươi và kem sữa tươi whipping cream vào bát, thêm 100g đường vào khuấy tan. Chia hỗn hợp thành 2 bát đều nhau để làm hai loại rau câu (thạch): thạch trắng và thạch xanh
+ Thạch màu trắng: Bật bếp nhỏ lửa, cho 1 bát hỗn hợp trên vào nồi, vừa đun vừa khuấy đều hỗn hợp. Sau khi hỗn hợp nóng ấm thì cho ½ cốc gelatin vào, khuấy đều đến khi gelatin tan hết.
Chú ý: không để hỗn hợp quá lâu, phải quấy đều tay và nhanh, lửa thật nhỏ, đền gần cuối thì nên tắt bếp đi và tiếp tục quấy đến khi nhiệt độ giảm xuống.
+ Thạch màu xanh: Cũng làm như trên: Bật bếp nhỏ lửa, cho 1 bát hỗn hợp trên vào nồi, vừa đun vừa khuấy đều hỗn hợp. CSau khi hỗn hợp nóng ấm thì cho ½ cốc gelatin vào, khuấy đều đến khi gelatin tan hết. Hòa tan bột trà xanh với nước cùng một chút sữa nóng  hoặc sữa đặc nóng hòa tan đều bột trà. Dùng rây đổ bột trà vào hỗn hợp sữa, khuấy tan để hỗn hợp có màu xanh
Dùng khuôn lót quét dầu hoặc dùng 1 lớp màng bọc thực phẩm bên trong. Đổ hỗn hợp thạch vừa có được qua rây lọc để loại đi các vón cục hay bọt để sữa mịn hơn. Cất hỗn hợp sữa trắng vào ngăn mát tủ lạnh 5 tiếng chờ đông.
Bước 2: Nấu nước đường
– Đun sôi 1 lít nước với 100g đường phèn, khuấy nhẹ cho tan hết đường. Chú ý không để đường chuyển sang màu vàng.
– Lá dứa (lá nếp) rửa sạch, cuộn lại, nước đường sôi thì thả vào và bắc ra ngay.
Chú ý: Không để lá dứa quá lâu trong nước đường, mặc dù nước đường sẽ thơm hơn nhưng nhưng nước lại có màu xanh từ lá dứa.
Bước 3: Làm long nhãn và hạnh nhân (hạt điều, đậu phộng nếu bạn thích)
– Hạnh nhân (hạt điều, lạc nếu có) rang với lửa nhỏ cho tới khi hạt vàng đều là được.
– Đối với nhãn tươi: Tách riêng hạt và cùi, rửa qua với nước. Cho cùi nhãn đã được tách vào luộc với nồi nước đường đã chuẩn bị sãn để được nhãn có màu trắng, trong đẹp hơn và nước đường thơm mùi nhãn.
– Đối với nhãn làm sẵn (đóng hộp): Tách nhãn ra, phần nước cho thêm vào nồi nước đường, lá dứa để dậy mùi hơn.
– Nếu bạn muốn cho thêm các loại mứt sấy khô, hoa quả như: dâu tây, dứa, mít, chuối, thì có thể thêm vào.

Bước 4: Hoàn thành
– Cho rau câu (thạch), nhãn vào bát (ly), thêm nước đường và thêm hạnh nhân (hạt điều, hạt é, đậu phộng, mứt quả, hoa quả tươi cắt nhỏ) lên trên.
– Ngon hơn nếu bạn cho ít đá bào vào và trộn đều

Lưu ý nhỏ:

Thành phẩm cuối cùng bạn có được là một ly (bát) chè khúc bạch ngon với hương vị thanh mát, thạch dẻo dẻo, nhãn mang hương vị thơm thơm , nước đường ngọt dịu.
– Một số lưu ý:
– Kem tươi whipping cream có thể thay thế bằng kem topping nhưng kem topping không có mùi thơm vì vậy bạn cần mua thêm vani thơm hoặc siro thơm.
– Gelatin dạng bột bạn có thể có thể thay bằng gelatin dạng lá hoặc bột rau câu. Tuy nhiên, gelatin dạng lá mất nhiều thời gian và công đoạn hơn: Ngâm mềm lá gelatin trong nước lạnh 10 phút, tỉ lệ nước gấp 5 lần tỉ lệ lá, sau đó vắt ráo: vớt lá gelatin đã mềm ra, bóp nhẹ cho ráo nước. Còn bột rau câu quá cứng và giòn, gelatin thì cho thạch dẻo và dai, mềm. Nếu thay bột rau câu  bằng các loại khác có thể sẽ mất đi hương vị đặc biệt của chè khúc bạch.
– Thay vì đun trực tiếp hỗn hợp sữa bạn có thể nấu cách thủy phần hỗn hợp sữa, các bạn cần hạ lửa để hỗn hợp không quá nóng dẫn đến việc rất khó đông.

– So với đường trắng đường phèn sẽ có vị thanh mát hơn khiến món chè của bạn có vị ngọt dịu, ăn mát hơn
– Thạch bạn nên để đông trên 5 tiếng nhưng không nên dùng quá 3 ngày thạch sẽ không còn thơm ngon nữa.
– Vào những này nóng bạn có thể thêm đá bào (đập nhỏ) và ly chè khúc bạch hoặc có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh.
– Nếu các bạn thích thạch có nhiều màu sắc bạn có thể mua bột siro về, siro có rất nhiều màu: màu hồng, đỏ là siro dâu, màu tím: siro củ dền, màu vàng là siro dứa,… hay bột cacao để thạch có màu nâu. Cách làm cũng tương tự như làm phần thạch màu xanh.

Với cách làm trên hi vọng các bạn làm món này cho cả gia đình thưởng thức không cần ra hàng mua nữa nhé.

Nguồn tổng hợp