Công thức làm món cơm rang thập cẩm, chọn vị cho bữa sáng tràn đầy năng lượng

Bữa sáng rất quan trọng, một bữa sáng với món ngon, chọn vị sẽ góp phần thêm năng lượng giúp bạn khỏe hơn, làm việc tốt hơn, hãy thưởng thức món cơm rang thập cẩm với tôm, trứng, cùng các gia vị kết hợp với nhau hấp dẫn, ăn ngon miệng hơn.

Ngủ qua một đêm, sáng thức dậy khiến bụng trở nên cồn cào đói, ăn gì đây để tiện đi làm nhanh, lại chọn vị khỏe mạnh cung cấp đầy đủ cho bữa sáng tràn đầy năng lượng. Mà không tốn nhiều thời gian là băn khoăn của nhiều nhà. Với bí quyết làm món cơm rang thập cẩm ngon dưới đây, cachlamhay.vn mong bạn đọc có thêm công thức làm món cơm rang ngon cho bữa sáng giúp gia đình luôn khỏe mạnh mỗi ngày. Với 5 bước nhỏ cùng các mẹo hay chọn nguyên liệu tốt để chế biến giúp món ăn ngon, hấp dẫn hơn. Mời bạn đọc cùng làm nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu làm cơm chiên thập cẩm

350g cơm chín 

3 con tôm sú

2 quả trứng

2-3 tai nấm đông cô

80g hỗn hợp: hạt ngô, đậu Hà Lan, cà rốt thái hạt lựu

Vài cọng hành lá

Vài cọng ngò

2 quả cà chua chín

1 quả dưa leo

1 cây xà lách

Một số loại nguyên liệu cần thiết khác: Muối, nước tương (xì dầu), tiêu xay, ớt…

1.Công dụng của nấm đông cô

 Các nhà khoa học đã chiết xuất được chất lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) từ nấm đông cô  . Đây là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của loại nấm này. Một nghiên cứu tại Nhật cho thấy, những bệnh nhân ung thư đang hóa trị nếu dùng thêm Lentinan thì hiệu quả hóa trị sẽ tăng lên, khả năng sống sót cao hơn và sự tiến triển của ung thư sẽ bị kìm hãm. Vì vậy ở Nhật, Lentinan đã được chấp nhận như một liệu pháp phụ trợ trong tiến trình dùng hóa trị liệu.

 Lentinan đã được chứng minh là có khả năng kích thích các tế bào của hệ miễn dịch (như tế bào lympho ở máu ngoại vi) làm tăng sức đề kháng. Nó cũng kích thích các “tế bào sát thủ tự nhiên” trong cơ thể để chúng tấn công những tế bào ung thư.

 Nấm đông cô chứa chất Eritadenin, có tác dụng làm hạ cholesterol bằng cách làm tăng sự thoái biến cholesterol trong gan. Loại nấm này còn làm giảm tác dụng tăng cholesterol của chất béo và giúp hạ huyết áp.

Các nhà khoa học Nhật cũng đã tiến hành những nghiên cứu về tác dụng chống virus của nấm đông cô. Kết quả là chất LEM trong loài thực vật này giúp tạo ra kháng thể chống virus viêm gan B. Trong số 40 bệnh nhân viêm gan B mạn tính đã được uống LEM 6 g/ngày trong 4 tháng, tất cả đều giảm triệu chứng viêm gan, có 15 người hết sạch virus B. Chất LEM còn làm chậm sự tiến triển của ung thư gan, bảo vệ tế bào gan.

Các thử nghiệm cũng cho thấy, chất Lentinan đơn độc không có tác dụng gì đối với HIV, nhưng nếu phối hợp với AZT thì tác dụng diệt virus tăng lên 24 lần so với dùng AZT đơn độc.

  Lentinan còn có khả năng giúp những người bị lao phổi chống lại độc tố của vi khuẩn lao. Nếu sử dụng Lentinan 1 g/ngày, mỗi tuần 2 lần thì tỷ lệ opsonin trong máu rất cao, có thể ngăn chặn hoàn toàn độc tố của vi khuẩn lao trong cơ thể.

 Ở Trung Quốc, nấm đông cô đã được sử dụng từ rất lâu đời để chữa một số bệnh như bí tiểu, phù thũng, ngộ độc do các loại nấm khác (dùng 90 g nấm khô nấu chín để ăn). Trẻ em bị sởi và đậu mùa có thể dùng 6 g nấm khô nấu chín và ăn ngày 2 lần.

 Nấm đông cô còn được dùng làm thực phẩm và thuốc rất phổ biến tại Nhật. Theo y học cổ truyền của nước này, nó có tác dụng chống oxy hóa, giúp chống lão hóa tế bào, tăng cường sức lực, giảm mệt mỏi ở những người làm việc quá căng thẳng. Liều dùng tốt nhất là 6-16 g nấm khô hoặc 90 g nấm tươi.
 Nấm đông cô khô tốt không?

Nấm đông cô khô hay tươi đều có tác dụng điều hòa khí huyết, tăng cường hệ miễn dịch, trợ giúp tiêu hóa.

– Trong Đông dược, nấm đông cô được coi là vị thuốc bổ nổi tiếng, được tôn là “dược liệu” chống suy lão và trường thọ.

– Theo y học cổ truyền, nấm đông cô vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hoà huyết, tiêu đờm, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hoá…

– Nấm đông cô được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipit máu, trẻ em suy dinh dưỡng…

Chọn trứng sạch và tươi

- Vỏ trứng: Nếu để ý kỹ sẽ thấy, trứng mới, tốt thì thường vỏ ngoài có lớp phấn mỏng màu trắng. Còn nếu vỏ quá nhẵn bóng, sáng, hoặc có cảm giác là có vết rạn nứt là trứng gà để lâu trong ổ, kém chất lượng. Khi sờ vào vỏ trứng, trứng tươi thường có cảm giác hơi ram ráp và nặng tay. Ngược lại là trứng kém.

- Soi: Cầm quả trứng gà soi qua bóng đèn, hoặc dùng một quyển vở hay tờ báo cuộn lại, soi trứng dưới ánh sáng mặt trời, nếu thấy buồng khí của trứng còn nhỏ, lòng đỏ không di động, lòng trắng trong suốt có màu cam đỏ và hồng nhạt, lòng đỏ tròn và nằm ở giữa hoàn chỉnh là trứng tươi, còn mới. Còn trứng cũ để lâu ngày khi soi, thường thấy có màu đỏ với nhiều đường vân, đường bao quanh di động và khoảng trống của buồng khí lớn.

- Lắc nhẹ: Cầm quả trứng để lên tai và khẽ lắc nhẹ, nếu có tiếng động là trứng kém, để lâu ngày. Nếu không cần nghe mà lắc thấy trứng chuyển động mạnh là trứng hỏng, trứng gà đang ấp dở…

Khi chọn trứng, nếu có thể, nên dùng dung dịch muối 10% để thả trứng vào, nếu thấy trứng chìm xuống đáy bình nước đó thì là trứng mới đẻ trong ngày. Nếu trứng nổi trên mặt nước tức là trứng đã đẻ quá 5 ngày. Hoặc có thể cầm quả trứng giữa 2 ngón tay trỏ và cái, lắc nhẹ nếu trứng mới đẻ thì sẽ không kêu, còn nếu đẻ lâu sẽ có tiếng kêu.

Cách phân biệt trứng già giả, trứng bị tẩy trắng

- Phân biệt trứng giả: Đập trứng ra ngửi thấy mùi tanh tự nhiên là trứng thật còn nếu thấy mùi lạ (chua, hôi, hóa chất) thì đó là trứng giả, cũ…

- Phân biệt trứng gà bị tẩy trắng: Để bán trứng với giá cao hơn, nhiều người bán hàng đã dùng axít acetic (có trong chanh, giấm) để tẩy màu trứng gà công nghiệp cho giống với trứng gà ta. Nhưng chỉ cần để ý và quan sát một chút bạn sẽ dễ dàng nhận ra:

Trứng gà công nghiệp to hơn, có trọng lượng từ 55 - 60g, trong khi trứng gà ta bé hơn, chỉ nặng trên dưới 45g.

Trứng gà tẩy trắng có màu trắng hơi phớt hồng, vỏ xù xì trông như có lớp bụi trắng phủ lên, không bóng và quá sạch sẽ. Trong khi trứng gà ta thật có màu trắng tự nhiên và có thể có vết bẩn dính trên vỏ.

Công thức làm món cơm rang thập cẩm, chọn vị cho bữa sáng tràn đầy năng lượng

Bước 1:Sơ chế nguyên liệu

Mua nấm đông cô về ngâm trong nước sạch

Sau khi nấm đã đủ độ bạn mang ra  rửa sạch, thái hạt lựu.

Bước 2: Sơ chế tôm

Mẹo nhỏ chọn tôm ngon:

Khi chọn mua tôm sắt thì bạn cũng nên chọn mua những con tôm còn tươi, sống, thân có màu hồng trắng và phần chân tôm còn dính chặt với thân.

Nếu bạn thấy tôm sắt có màu hồng đậm thì tôm này đã được bảo quản khá lâu, bị ươn và chất lượng đã bị giảm nhiều.

Mua tôm về bạn nên ngâm trong nước một lúc để nó nhả bớt chất bùn bẩn rồi sau đó thực hiện các bước sau.

Bạn loại bỏ phần đầu tôm, bóc vỏ, rửa sạch rồi thái thành miếng nhỏ.

Thái tôm đã sơ chế sạch

Thái tôm đã sơ chế sạch thành miếng nhỏ (Ảnh: Internet)

Tiếp đó, bạn rửa sạch hỗn hợp hạt ngô, đậu Hà Lan, cà rốt cắt hạt lựu với nước muối pha loãng, vớt ra để trên rổ cho ráo. Với hành lá, bạn rửa sạch rồi thái nhuyễn. Bạn rửa sạch ngò, xà lách, cà chua, dưa leo rồi thái cà chua và dưa leo thành lát mỏng vừa ăn.

Thái dưa leo thành lát mỏng để ăn kèm với món cơm chiên rau củ (Ảnh: Internet)

Bước 3:Chiên trứng và hỗn hợp rau củ

Chọn quả trứng ngon, tươi nếu có trứng gà nhà là tốt nhất. không thì bạn cũng có thể mua trứng ngoài chợ về làm cũng được

Chuẩn bị chiếc bát để đập trứng

Sau đó, bạn đập trứng cho ra bát, cho ít hành lá vào cùng, đánh đều. Bắc chảo lên bếp cùng 1 thìa dầu ăn, khi dầu nóng, bạn cho trứng vào tráng. Tiếp theo, bạn dùng đũa đảo đều để trứng tơi ra.

Chiên trứng là bước quan trọng

Chiên trứng là bước quan trọng trong cách làm món cơm rang thập cẩm (Ảnh: Internet)

Tiếp đến, bạn cho hỗn hợp rau củ, tôm, nấm đông cô vào chảo xào cùng cho đến chín. Lưu ý, bạn nên nêm thêm một ít muối đảo nhanh tay để món cơm chiên thêm phần đậm đà.

Bước 4: Chiên cơm

Xới tơi cơm trước khi cho vào chảo chiên là cách chiên cơm ngon mà không phải ai cũng biết.Nếu còn cơm muội thì bạn cũng có thể tận dụng để chiên

Chuẩn bị chiếc chảo sạch. Sau đó bật bếp lên cho chảo nóng đổ dầu rán vào. Chờ mỡ nóng già. Cho cơm vào đảo đều xoăn khi cơm đã xoăn

Để tăng thêm hương vị, bạn cho thêm một ít nước tương và tiêu xay vào chảo cơm, đảo đều rồi tắt bếp.

Cho cơm vào chảo chiên đảo đều tay (Ảnh: Internet)

Bước 5: Thành phẩm món cơm chiên thập cẩm

Cơm chiên xong vàng ngon, xoắn, mùi thơm, gia vị vừa đủ không mặn.

Cuối cùng, bạn bày cơm lên đĩa và thưởng thức cùng với cà chua, dưa leo thái lát. Lưu ý, bạn nên chuẩn bị bát nước tương có thêm vài lát ớt để cảm nhận trọn vẹn hương vị món cơm chiên.

Bày cơm chiên thập cẩm cùng với một số loại rau ăn kèm (Ảnh: Internet)

Một số lưu ý khi làm cơm rang thập cẩm

Bạn có thể bổ sung thêm một số loại nguyên liệu như lạp xưởng, thịt heo nạc… để tăng thêm hương vị cũng như đảm bảo thành phần dinh dưỡng của món ăn.

Với tôm, bạn có thể thái nhỏ hoặc để nguyên con tùy theo ý thích cá nhân.

Để món cơm chiên ngon, bạn không nên nấu cơm quá nhão hay quá khô.

Bạn nên dùng gạo khô để nấu cơm vì hạt cơm sẽ không vón cục hay dính vào nhau.

Không nên cho quá nhiều trứng vào cơm chiên, vì điều này sẽ khiến cơm trở nên nhão.

Với 5 bước chia sẻ trên cachlamhay.vn mong bạn đọc tự tay làm món cơm này cho cả gia đình thưởng thức vào buổi sáng hoặc cuối tuần, giúp gia đình luôn khỏe .Cách làm cơm chiên thập cẩm ngon thật đơn giản đúng không nào? Món cơm chiên thập cẩm nóng hổi, bắt mắt và giàu dinh dưỡng là bữa ăn hoàn hảo dành cho bạn và người thân đấy.

Mây Nhỏ