Công thức làm món thịt chua thơm ngon ngất ngây tại nhà

Món thịt chua Thanh Sơn là món ăn khoái khẩu của mọi nhà. Bởi vị chua ngọt dễ ăn kết hợp các gia vị tạo nên món ăn hấp dẫn, nếu ăn chỉ một lần là lần sau mãi không quyên. Thay vì đi mua bạn nội trợ cũng có thể làm món thịt chua Thanh Sơn tại nhà. Với cách làm đơn giản dưới đây sẽ giúp các mon nội trợ có thêm bí quyết mới làm món thịt chua ngon nhé.

Nguyên liệu làm thịt chua

- 800g thịt lợn (nên làm thịt mông, vai) 

- Lá ổi

- 200g thính gạo, ngô

- 1,5 thìa hạt nêm 

- 2/3 thìa tiêu

Cách làm thịt chua

Bước 1: Làm sạch thịt và tiến hành lọc và rang (nướng) chín tới

Sau khi chọn được nguyên liệu đạt chất lượng, làm sạch thì tiến hành lọc hết gân và đem nướng trên chảo gang. Đây là khâu đặc biệt quan trọng vì nó quyết định hương vị, chất lượng của món thịt chua

Phần thịt nạc thì được pha ra từng khổ và chỉ nướng chín bề mặt ngoài vì phần thịt sống còn lại sau khi tẩm ướp gia vị sẽ tự nên men và tự chín. Chính nó tạo ra hương vị đặc trưng của thịt chua.

Bước 2: Rang và xay thính chuẩn bị công đoạn trộn thịt

Sau khi chuẩn bị xong phần nguyên liệu chính là thịt thì tiếp theo là phần rang thính. Đối với thịt chua thì thính là nguyên liệu không thể thiếu được. Sau khi chọn được gạo, ngô loại ngon, sạch thì đem rang đều tay. Nếu rang non quá thì thính không thơm, còn già lửa thì thính lại bị khét.

Thịt chua ăn kèm với lá sung rất hợp khẩu vị

Bước 3: Trộn các nguyên liệu và cho vào ống nứa hoặc hộp nhựa.

Trộn đều thịt với gia vị xong cho vào ống nứa (theo cách truyền thống) hoặc hộp nhựa. Theo kinh nghiệm, nên chọn ống nứa là loại bánh tẻ, không già quá cũng không non quá.

Đặc biệt, quá trình nhồi thịt vào ống nứa cũng được nhồi chặt, đảm bảo không còn không khí ở trong ống vì đây là quá trình nên men yếm khí hay còn gọi là kỵ khí. Còn lớp đáy và lớp ngoài cùng của ống nứa được lót lá ổi nhằm chống ẩm, mốc và giúp cho quá trình lên men tốt hơn.

Bước 4: Công đoạn ủ thịt chua Thanh Sơn:

Sau khi nhồi xong thịt vào ống nứa thì đem ủ khoảng 3 – 4 ngày thì ăn được. Thịt chua thường được ăn kèm với lá sung, lá đinh lăng, lá nhội, lá ổi. Khi ăn có vị bùi bùi của thịt, sần sật của bì nướng hòa quện với vị chua chua của vị thính đã lên men, vị chát ngọt của lá cây rừng hòa vào vị cay của tương ớt.

3. Những lưu ý và cách bảo quản Thịt chua Thanh Sơn:

A. Lưu ý: – Để làm được món thịt chua thơm ngon cần chọn loại thịt lợn rừng được thả lã ăn rau cỏ, măng rừng hoặc ít ra cũng nên chọn thịt lợn tươi không ăn cám tăng trọng.

– Thính rang phải vừa tay không nên kỹ quá nếu không thịt sau khi lên men ăn sẽ có vị khét. Nếu rang sống quá thì khi ủ thịt không lên men ngon được.

B. Cách bảo quản thịt chua:

– Khi bảo quản thịt chua nên úp ngược hộp xuống, phần đáy nổi lên trên, nên bảo quản thịt trong ngăn mát của tủ lạnh sẽ giúp bảo quản thịt chua được lâu hơn.

– Hạn sử dụng của thịt chua Thanh Sơn trong điều kiện thoáng mát là từ 15 đến 30 ngày. Không nên để quá 30 ngày vì khi đó thịt sẽ bị biến đổi và ăn không ngon đồng thời cũng không còn vệ sinh an toàn.

Trên đây là những kinh nghiệm về cách làm thịt chua Thanh Sơn tại nhà ngon bạn nên làm món này cho cả gia đình thưởng thức nhé.

Nguồn tổng hợp