Hướng dẫn chi tiết cách làm củ kiệu chua giòn ngon chuẩn vị

Trong y học cổ truyền, củ kiệu là một vị thuốc có tên gọi giới bạch. Nhờ có tính cay và ấm nên củ kiệu được dùng làm gia vị và xếp vào nhóm lý khí. Ngoài ra, trong y học hiện đại, củ kiệu ngâm chua dùng để hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, tránh cục máu đông, lợi tiểu, hạ huyết áp, ức chế vi khuẩn.  Hãy cùng cachlamhay.vn tham khảo công dụng của củ kiệu, hướng dẫn chi tiết cách làm củ kiệu chua giòn ngon chuẩn vị. 

Mấy nay, nhà mình được chị cho ít dưa củ kiệu tự làm thấy ăn ngon miệng, lên mạng tìm thấy cách muối dưa kiệu ngon cùng công dụng của kiệu chia sẻ chị em cùng làm nhé. 

Công dụng tuyệt vời của củ kiệu muối chua ngọt cho cả người ốm yếu

Trong y học cổ truyền, củ kiệu là một vị thuốc có tên gọi giới bạch. Nhờ có tính cay và ấm nên củ kiệu được dùng làm gia vị và xếp vào nhóm lý khí.

Cong dung tuyet voi cua cu kieu muoi chua ngot cho ca nguoi om yeu
Củ kiệu còn được gọi là giới bạch

Theo đông y, khí phải được lưu thông khắp cơ thể mới khỏe mạnh. Do đó, nếu khí không được lưu thông gọi là khí trệ (ứ trệ) thường rơi vào những bệnh nhân bị máu bầm không tan, đau nhức, chấn thương, tức 2 bên sườn.

Còn một số trường hợp khí ở nội tạng không đi lên được mà bị kìm xuống, gọi là khí hãm. Người bệnh này thường gặp ở những người sa dạ dày, sa tử cung, mắc bệnh trĩ.

Ngoài ra, còn có khí nghịch thường rơi vào những người mắc bệnh trào ngược dạ dày, hô hấp. 

Cong dung tuyet voi cua cu kieu muoi chua ngot cho ca nguoi om yeu
 

Do đó, củ kiệu trong đông y được ví như thực phẩm thiên về lý khí (điều chuyển khí đến nơi cần bổ trợ), rất thích hợp với người bệnh bị khí hãm hay khí nghịch và đặc biệt là nhóm bệnh đường tiêu hóa do khó tiêu, dễ ói mửa, đầy hơi... Tuy nhiên, với bệnh trào ngược dạ dày, ngoài việc ăn củ kiệu muối chua ngọt để bổ trợ sức khỏe, cần đến bác sĩ thăm khám. 

Ngoài ra, trong y học hiện đại, củ kiệu ngâm chua dùng để hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, tránh cục máu đông, lợi tiểu, hạ huyết áp, ức chế vi khuẩn. 

Cong dung tuyet voi cua cu kieu muoi chua ngot cho ca nguoi om yeu
 

Rõ ràng, công dụng tuyệt vời của củ kiệu muối chua ngọt đã được người xưa sớm biết cách ứng dụng vào trong ẩm thực ngày Tết để dễ tiêu hóa các thức ăn nhiều chất béo, tinh bột. Đây là bài thuốc là món ăn rất hữu ích.

Tuy nhiên, củ kiệu ngâm chua hay củ kiệu muối chua ngọt chỉ nên ăn trong dịp Tết, hạn chế ăn kéo dài, vì ăn đồ chua khi bụng đói dễ bị đau bao tử. Mặt khác, thức ăn ngâm chua lâu ngày, ăn kéo dài có nguy cơ gây ung thư nhưng nhiều nghiên cứu từng đề cập.

Cách làm dưa kiệu đường

Nguyên liệu làm dưa kiệu:

- Kiệu tươi: 1kg

- Giấm ăn: 300ml (nên dùng giấm nuôi thay vì giấm gạo hay giấm công nghiệp)

- Đường: 250-300g

- Phèn chua, muối hột

- Hũ thủy tinh

Bước 1: Sơ chế kiệu tươi

- Ngâm dưa kiệu trong nước muối pha loãng khoảng 12 tiếng. Sau đó rửa kiệu từ 2-3 lần cho sạch nước muối.

- Bạn đập nhỏ phèn chua rồi hòa với nước cho tan. 

- Đổ kiệu vào nước phèn chua rồi đem ra phơi ngoài nắng từ 2 - 3 tiếng. Sau đó, rửa kiệu cho sạch phèn chua rồi rải kiệu ra mẹt (có thể thay bằng khay hoặc mâm) để tiếp tục phơi nắng cho ráo khoảng 3 – 4 tiếng. 

3 cach lam dua kieu ngon dam da va cuc hap dan - 3

Ngâm kiệu rồi đem phơi khô

- Kiệu sau khi phơi xong thì đem cắt rễ, ngọn, lột lớp vỏ ngoài và rửa lại 1 lần nữa cho sạch, vớt ra để ráo nước . 

Lưu ý: không cắt quá sâu ở phần gốc rễ, sẽ làm củ kiệu muối nhanh hư.

- Nhúng qua kiệu vào giấm rồi vớt ra để ráo giúp kiệu lên men tốt hơn.

Bước 2: Ngâm kiệu với đường

- Khi kiệu đã khô ráo hoàn toàn thì cho kiệu vào một âu to để ngâm đường. Đầu tiên, bạn cho một lớp đường dưới đáy âu, sau đó là 1 lớp kiệu, tiếp theo lại là 1 lớp đường, rồi 1 lớp kiệu. Cứ như vậy cho đến khi hết kiệu. 

- Đậy kín âu lại, đợi khoảng 2 ngày cho kiệu ra nước, tự lên men.

- Sau 2 ngày, đường đã tan, bạn gắp hết kiệu cho vào hũ thủy tinh đã tiệt trùng sạch, khô rồi dùng nan tre gài phía trên. Sau đó, đổ hết nước đường tan ra vào hũ, đậy kín hũ rồi để ở nơi thoáng mát. Để dưa kiệu chua, có thể ăn được thì cần mất khoảng 14 ngày.

3 cach lam dua kieu ngon dam da va cuc hap dan - 4

Cho kiệu và đường vào hũ thủy tinh

Với cách làm dưa kiệu đường này, món dưa kiệu có thể để lâu. Nếu không thích ăn ngọt thì thì bạn có thể giảm bớt lượng đường trong khi chế biến.

Với chia sẻ  công dụng của củ kiệu, hướng dẫn chi tiết cách làm củ kiệu chua giòn ngon chuẩn vị. cachlamhay.vn hy vọng bạn đọc có thêm thông tin củ kiệu cách muối dưa củ kiệu thơm giòn ngon tại  nhà cho gia đình dùng thưởng thức nhé.

Theo nguồn tổng hợp: https://www.phunuonline.com.vn/cong-dung-tuyet-voi-cua-cu-kieu-muoi-chua-ngot-cho-ca-nguoi-om-yeu-a21040.html