Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh cho bé gái vùng kín sạch sẽ, an toàn nhất

Vệ sinh vùng kín cho bé gái khá quan trọng, vì nếu mẹ vệ sinh không đúng cách sẽ gây bé đau, thậm trí còn mắc bệnh liên quan đến vùng kín. Vậy làm thế nào các mẹ vệ sinh đúng cách nhất.Hiểu được tâm lý đó, với bài viết này cachlamhay.vn sẽ hướng dẫn các mẹ chi tiết những bước vệ sinh vùng kín bé gái sơ sinh hằng ngày.

Vệ sinh cho trẻ sơ sinh gái khác với vệ sinh cho trẻ sơ sinh trai, do đặc thù cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái nên việc vệ sinh cho trẻ sơ sinh gái cũng đòi hỏi mẹ phải cẩn thận và tỉ mỉ hơn các bé trai. Để đảm bảo sạch sẽ và an toàn cho bé, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn mẹ cách vệ sinh cho bé gái ở khu vực này nhé.

Cơ quan sinh dục của bé gái rất dễ bị viêm nhiễm vì sức đề kháng của bé lúc này còn kém. Việc vệ sinh cơ quan sinh dục cho bé gái là một việc không hề dễ dàng vì nhiều bà mẹ trẻ sợ làm con đau hoặc không biết về sự cần thiết của việc làm nàyCấu tạo vùng kín bé gái khó tắm rửa sạch hơn các bé trai nên là nơi ẩn mình của vi khuẩn, chất bẩn,… Vùng kín bé gái cũng rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thành phần hóa học từ sữa tắm và dung dịch vệ sinh vùng kín chuyên biệt dùng cho bé, tiếp xúc trực tiếp lên vùng da nhạy cảm ở bộ phận sinh dục. Điều này khiến mẹ luôn băn khoăn về việc chọn lựa sản phẩm tắm rửa và vệ sinh vùng kín cho bé.  

Vệ sinh vùng kín bé gái khó trăm bề

Vùng kín bé gái mới sinh thỉnh thoảng sẽ có một số dấu hiệu khiến mẹ hoang mang. Mẹ sẽ thấy rằng môi ngoài âm đạo của bé đang sưng tấy trong khi da âm hộ lại mịn màng hoặc hơi nhăn nhưng đây là những biểu hiện hết sức bình thường. Vùng kín bé gái sẽ có thể tiết ra một chút máu hoặc dịch trắng do ảnh hưởng từ nội tiết tố của mẹ nhưng sẽ hết trong vài ngày. Trong trường hợp tình trạng này kéo dài và dịch âm đạo có mùi hôi mẹ phải đưa bé đi bác sĩ ngay!

Cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái kín và vừa có bộ phận sinh dục ngoài lẫn bên trong và nhiều nếp gấp nơi trú ngụ của vi khuẩn nên việc vệ sinh vùng kín bé gái cũng phức tạp hơn.

Trong giai đoạn nhũ nhi bé gái dễ bị mắc các bệnh phụ khoa do thiếu estrogen như bị dính môi nhỏ với các triệu chứng: viêm vùng da môi nhỏ và bị dính vào nhau che kín lỗ âm đạo và lỗ tiểu; khi đi tiểu, nước tiểu có thể chẽ ra các tia mà không thành dòng; nhiễm khuẩn đường tiểu…

Ngoài ra trẻ còn có thể bị viêm nhiễm do vi khuẩn, giun kim, bụi bẩn, đặc biệt, “quần chíp” quá chật hoặc ẩm ướt, quần áo cũ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây bệnh.

1.Vệ sinh vùng kín bé sơ sinh

Cấu tạo vùng kín bé gái đặc biệt và phức tạp, thêm vào đó làn da lại vô cùng mỏng và non nớt, rất dễ bị hăm đỏ ở vùng kín, do đó khi vệ sinh mẹ cần chú ý, vệ sinh sạch sẽ và đúng cách.

Mẹ cần làm sạch tay và sử dụng vải bông mềm ẩm, tách nhẹ môi âm hộ của bé, lau từ trước ra sau rồi xuống giữa, lau vùng xương mu, vùng bụng dưới rốn. Thay chiếc khăn bông ướt khác để lau bẹn, hậu môn và xung quanh. Sau đó, dùng một chiếc khăn bông mềm và khô khác để lau lại vùng kín bé gái một lần nữa.

Đối với bé sơ sinh, làn da vô cùng nhạy cảm do đó mẹ nên chọn loại sữa tắm Oillan Baby Body Cleansing Lotion 2 in 1 vừa làm sạch da toàn thân của bé an toàn, mềm mại; vừa có thể dùng vệ sinh vùng kín cho bé đảm bảo dịu nhẹ, không kích ứng da bé.

2.Cách vệ sinh cho trẻ sơ sinh gái khi thay tã

Khi thay tã, mẹ chỉ cần rửa phía ngoài mà không cần chà xát hay dùng quá nhiều lực, với trường hợp khi bé “đi ngoài”  làm dính vào thì mới cần phải rửa kỹ hơn một chút.

Dùng khăn mềm, sạch, nhúng ướt, quấn quanh ngón tay và nhẹ nhàng chùi dọc theo các nếp gấp của trẻ, lau theo chiều từ âm đạo ra hậu môn.

Sau khi vệ sinh cho bé xong thì dùng khăn sạch lau lại một lần nữa cho khô, sau đó thoa 1 lớp mỏng chống kích ứng xung quanh vùng kín và trên mông bé đế tránh cho trẻ sơ sinh bị hăm, nổi mẩn, để bé “ trần trụi” khoảng 20 phút rồi mới đóng tã hoặc mặc quần vào cho bé.

Đặc biệt, không nên dùng phấn rôm cho bé gái sơ sinh vì điều này sẽ làm tăng khả năng mắc ung thư buồng trứng sau này cho bé.

cách vệ sinh cho trẻ sơ sinh gái

 

Các bước vệ sinh cho trẻ sơ sinh gái khi thay tã. Ảnh: Internet

3. Một số dấu hiệu bất thường ở “vùng kín” của bé

  • Viêm nhiễm: dịch âm đạo của bé có màu xanh, nâu và có mùi khó chịu. Mặt khác, bé cũng khó “tiểu tiện” hơn, tiểu lắc nhắc, khó tiểu, hay quấy khóc, khó chịu, ngứa ngáy“vùng kín”,…
  • Môi nhỏ của “cô bé”bị dính: da của môi nhỏ bị viêm và dính với nhau làm cho lỗ tiểu và lỗ âm đạo bị che kín; nước tiểu ra ngoài bị chia nhỏ tia mà không thành dòng; nhiễm khuẩn đường tiểu…
  • Dị vật trong âm đạo: dị vật thường thấy nhất là giấy vệ sinh với biểu hiện tiết dịch hoặc chảy máu.

Nếu xảy ra các trường hợp trên, các mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được thăm khám.

 

Khi có dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ đi khám. Ảnh: Internet

4. Lưu ý khi vệ sinh cho trẻ sơ sinh gái

  • Sau khi rửa cho bé,mẹ nên để thoáng 20 phút rồi hãy đóng bỉm để giúp bé luôn sạch sẽ và không bị hăm.
  • Chọn loại bỉm thấm hút, khử mùi tốt và rửa nước mỗi lần thay bỉm cho bé. Các loại bỉm mỏng, mềm mại và thấm hút tốt để đảm bảo bé không bị bí, không bị cọ rát và nước tiểu ngấm vào làm vùng kín của bé bị viêm hoặc hăm đỏ.
  • Không nên đóng bỉm cho bé cả ngày. Mẹ cần để bé có những khoảng thời gian không đóng bỉm để thoải mái hơn.

trẻ sơ sinh gái mặc tã

 

Hạn chế đóng bỉm để “ cô bé” của con được khô thoáng. Ảnh: Internet

  • Không cần thiết phải dùng các loại khăn ướt cầu kỳ, có hương thơm hay sữa dưỡng da cho trẻ sơ sinh mà chỉ cần nước ấm sạch và khăn mềm là được.
  • Các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo bạn nên thoa một lớp thuốc mỡ hoặc kem mỏng để bảo vệ cho da bé mỗi lần thay tã.

Vệ sinh cho trẻ sơ sinh gái đúng cách sẽ giúp cho bộ phận sinh dục của bé được “ khỏe mạnh” và phát triển tốt khi trưởng thành. Hy vọng bài viết trên của Mom.vn đã chia sẻ những thông tin bổ ích cần thiết gửi đến các mẹ bỉm sữa trong việc chăm sóc bé yêu nhà mình. Chúc các thiên thần nhỏ của các mẹ sẽ luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Nguồn tin tổng hợp