Lá tía tô, Vị thuốc dân dã và những công dụng chữa bệnh

Cây tía tô có vị cay và tính ấm. Đây là loại cây được sử dụng phổ biến trong y học để chữa các loại bệnh khác nhau hiệu quả. Cây tía tô có thể chữa các bệnh như phong hàn, giúp giải cảm, an thai, giải độc…Để hiểu thêm về cây tía tô, hãy cùng tham khảo các thông tin trong bài viết dưới đây. Lá tía tô, Vị thuốc dân dã và những công dụng chữa bệnh 

Cây tía tô, mọc nhiều trong vườn nhà tôi. Mỗi khi nấu canh đỗ là ra vườn hái nắm lá tía tô cho vào, cũng như nấu cháo khi cho vài lá vào mùi vừa thơm lại dễ ăn. Bạn và gia đình thích ăn lá tía tô hãy cùng tham khảo: Lá tía tô, Vị thuốc dân dã và những công dụng chữa bệnh 

Cây tía tô là gì?

Cây tía tô hay còn được gọi qua rất nhiều cái tên khác như cây tô ngạnh, cây tô diệp hay cây tử tô. Cây tía tô là một loại cây thuộc họ hoa môi (Labiatae) có tên khoa học là Perilla frutescens. Đây là một loại cây được sử dụng làm rau ăn, gia vị phổ biến tại nước ta. 

Mô tả

Tía tô là một loại cây quý trong y học cổ truyền. Đây là một loại cây thân thảo có chiều cao trung bình khoảng  từ 0,5 – 1m. Lá cây mọc đối nhau, trên mép của lá thường có khía răng cưa. Màu sắc của lá thường có màu tím tía ở một hay cả hai mặt của lá cây. Trên lá tía tô có một lớp lông nhám mỏng bao phủ lên. Hoa của cây tía tô có màu trắng hoặc màu tím và thường mọc thành xim và phân bố ở trên đầu của cành. Quả của loại cây này có hình cầu, quả bế. Trên thân cây cũng như lá đều được bao phủ một lớp lông nhám mỏng. 

Phân bố

Cây tía tô thường mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta và cả các nước tại Châu Á. Hiện nay cây được trồng nhiều để sử dụng làm gia vị và rau ăn sống. Đây là loại cây ưa sống ở những nơi sáng và ẩm. Cây sẽ phát triển rất tốt trên nền đất phù sa và đất thịt. 

Các bộ phận dùng làm thuốc

Cây tía tô có thể dùng tất cả các bộ phận để sử dụng làm thuốc
Cây tía tô có thể dùng tất cả các bộ phận để sử dụng làm thuốc

Cây tía tô có thể dùng tất cả các bộ phận để sử dụng làm thuốc. Chúng ta có thể dùng từ lá cây, cành cây, hạt cây cho đến quả của cây để làm thuốc.

Thành phần hóa học của cây tía tô

Toàn cây tía tô có mùi tinh dầu khá thơm. Trong cây chứa khoảng 0,3 – 0,5% tinh dầu và khoảng 20% chất Citral. Trong tinh dầu của tía tô chứa các thành phần như elsholtziaceton, perillaldehyd, hydrocumin, linalool perillaldehyde hay α-pinen. Trong đó chất Perilla-andehyt C10H140 chiếm nhiều nhất khoảng 55%. Trong hạt của loại cây này có chứa đến 55% dầu lỏng. Đây là loại dầu có màu vàng và là dầu khô. 

Làm thế nào để trồng và chế biến cây tía tô?

Cách trồng và chế biến loại cây tía tô này khá dễ dàng. Chúng ta nên trồng và chế biến tía tô theo cách dưới đây:

Cách trồng

Cây tía tô là loại cây được sử dụng hạt để trồng. Ta có thể trồng cây vào khoảng thời gian là tháng 1 cho đến tháng 2. Sau khi trồng được 2 tháng là chúng ta có thể bắt đầu thu hoạch được lá cây. Chúng ta có thể để cây lên quả rồi hái dùng làm thuốc. Khi cây được chặt bỏ thì cành cây sẽ được sử dụng làm thuốc. Hạt của cây sẽ được dùng để làm giống trồng cho các đợt tiếp theo.

Cách chế biến

Tùy vào từng bộ phận mà ta có những cách chế biến khác nhau. Đối với lá tía tô thì sau khi hái bạn phải rửa sạch sau đó phơi hoặc sấy cho khô. Sau khi lá cây khô rồi thì ta có thể đem đi thái vụn để dùng trong các bài thuốc. Quả và cành của cây tía tô cũng đem phơi khô để dùng làm thuốc.

Công dụng của cây tía tô

Cây tía tô có vị cay và tính ấm. Đây là loại cây được sử dụng phổ biến trong y học để chữa các loại bệnh khác nhau hiệu quả. Cây tía tô có thể chữa các bệnh như phong hàn, giúp giải cảm, an thai, giải độc…

Cành của cây tía tô được sử dụng trong các bài thuốc chữa các bệnh như phong hàn, chữa chứng nôn mửa, ngộ độc khi ăn hải sản. Cành của loại cây này còn có tác dụng an thai hiệu quả. Lá của tía tô được dùng phổ biến để chữa ho, cảm mạo, giúp cho cơ thể ra mồ hôi, giải độc… Hạt tía tô được dùng để làm thuốc chữa các bệnh như ho, hen suyễn, tiêu đờm và chống tê thấp.

Cây tía tô có thể dùng làm thuốc để chữa những bệnh gì?

Cây tía tô có thể chữa rất nhiều chứng bệnh khác nhau
Cây tía tô có thể chữa rất nhiều chứng bệnh khác nhau

Người ta thường dùng cây tía tô chế biến thành thuốc để chữa các bệnh khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ loại cây này.

Chữa cảm mạo, nhức đầu

Ta dùng các vị thuốc là tía tô, mộc hương, tiền hồ, cát cánh, chỉ xác. Mỗi vị thuốc này 2g sau đó đem đi sắc với khoảng 600ml nước. Nấu cho đến khi cạn còn 200ml là được. Nước thuốc dùng để uống khi còn ấm và uốn trong ngày.

Chữa ngộ độc hải sản

Ta sử dụng 10g lá tía tô cùng với các vị thuốc như: cam thảo 4g và 8g sinh khương. Đem tất cả vị thuốc này đun với 600ml nước. Đun cho đến khi cạn còn 200ml là được. Nước thuốc dùng để uống khi còn ấm và uốn trong ngày.

Chữa sưng vú

Bạn lấy khoảng 10g lá tía tô đun với nước để làm nước uống. Phần bã thừa đem đắp vào vú có thể chữa chứng sưng vú hiệu quả.

Chữa bệnh Gout

cây tía tô
Cây tía tô giúp giảm các triệu chứng của bệnh Gout hiệu quả

Trong thành phần của lá tía tô có chứa các thành phần có thể ức chế được các Acid uric, giảm các triệu chứng của bệnh Gout hiệu quả. Người bị bệnh Gout có thể dùng tía tô để ăn sống hoặc sắc nước để uống. Người bệnh có thể sử dụng lá tía tô trong các bữa ăn hàng ngày. Việc sử dụng tía tô thường xuyên sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh Gout một cách hiệu quả.

Chữa phong hàn

Tía tô là vị thuốc có thể chữa cảm mạo phong hàn một cách cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể nấu cháo rồi cho tía tô vào ăn cùng khi còn nóng. Lá tía tô sẽ giúp cơ thể của người bệnh ra mồ hôi và giúp khỏi bệnh nhanh chóng.

Ta cũng có thể dùng tía tô để ngâm chân và sử dụng cành, lá của tía tô nấu lên thành nước. Sau đó người bệnh có thể ngâm chân, điều này sẽ giúp làm giảm triệu chứng cảm mạo một cách nhanh chóng.

Một cách chữa cảm mạo hiệu quả nữa là bạn có thể uống nước lá tía tô. Bạn lấy khoảng 15 – 20g lá tía tô rồi đun với nước. Sau đó cho người bệnh uống nước tía tô rồi đắp kín chăn. Điều này sẽ giúp cho mồ hôi tiết ra và giúp khỏi bệnh nhanh chóng.

Chữa trị bệnh dạ dày

Bạn có thể uống nước lá tía tô để có thể chữa trị các chứng đau dạ dày. Bạn lấy khoảng 15 – 20g lá tía tô rồi đun với nước. Sau đó uống nước sắc khi con nóng và uống trong ngày. Trong lá tía tô chứa các thành phần giúp làm giảm lượng acid trong dạ dày và làm liền các vết loét hiệu quả. 

Trị mẩn ngứa, mề đay

Tía tô giúp chữa trị được triệu chứng mẩn ngứa một cách hiệu quả.

Để chữa trị các chứng mẩn ngứa thì ta có thể dùng bài thuốc từ lá tía tô sau. Bạn lấy lá tía tô đem đi giã lấy nước cốt. Sử dụng nước cốt để uống và bã của lá cây đắp lên các vùng bị mẩn ngứa. Sau đó bạn để cho da khô lại và rửa lại với nước ấm. Việc sử dụng bài thuốc này sẽ giúp bạn chữa trị được triệu chứng mẩn ngứa một cách hiệu quả. 

Trị hen suyễn

Đối với trẻ em sử dụng khoảng 20g hạt lá tía tô tán bột sau đóa hòa với nước để cho trẻ uống. Còn đối với người lớn bạn có thể dùng hạt tía tô tán bột hoà với nước, sau đó lấy nước đó nấu cháo ăn. Sử dụng bài thuốc này sẽ có hiệu quả rất tốt.

Chống viêm và dị ứng

Trong lá tía tô có chứa các chất như Acid Rosmarinic, Luteolin… Các chất này có tác dụng rất tốt trong việc chống viêm và dị ứng cơ thể. Người bị bệnh có thể dùng tía tô để ăn sống hoặc sắc nước để uống. Hoặc bạn có thể sử dụng lá tía tô trong các bữa ăn hàng ngày. 

Tiêu đờm, giảm ho

Để chữa ho bạn dùng khoảng 6 – 12g tía tô cùng với các vị thuốc khác như la bạc tử 8 – 12g và bạch giới từ 6 – 8g. Tất cả đem đun sôi để lấy nước uống trong ngày.

Chữa tiểu tiện không thông

Người bệnh có thể giã nát lá tía tô tươi để lấy nước uống hoặc có thể đun sôi lá tía tô đều được. Một cách khác là bạn có thể đem lá tía tô đi sao với muối hạt. Sau đó bạn lấy hỗn hợp đó đắp vào vùng bụng dưới. Cách này sẽ mang đến những hiệu quả nhanh chóng.

Giúp kiện vị cầm nôn

Uống nước tía tô sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu
Uống nước tía tô sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu

Nếu bạn bị các triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn thì có thể sử dụng bài thuốc sau. Bạn lấy khoảng 15 – 20g lá tía tô rồi đun với nước. Sau đó uống nước sắc khi con nóng và uống trong ngày. Uống nước tía tô sẽ giúp bạn cầm nôn và giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

Chữa các chứng chảy máu do tiêu chảy, ho

Bạn sử dụng lá tía tô để nấu và cô đặc lại thành cao. Sau đó bạn lấy đậu đỏ đã được tán mịn trộn cùng cao tía tô. Bạn viên hỗn hợp trên thành từng viên nhỏ rồi sử dụng để uống hàng ngày.

Tác dụng làm đẹp da

Bạn có thể sử dụng hỗn hợp lá tía tô và gừng, sả đun sôi lên. Sau đó bạn xông mặt bằng hỗn hợp này. Xông hơi 1 – 2 lần một tuần sẽ giúp bạn có một làn da mịn màng và tươi trẻ.

Tốt cho phụ nữ mang thai

Uống nước tía tô có thể giúp cho các bà bầu giảm các triệu chứng từ ốm nghén và đau lưng khi mang thai. Bạn có thể nấu nước lá tía tô và cho các bà bầu uống hàng ngày. Lưu ý là nên uống lúc còn nóng.

Khi sử dụng cây tía tô cần lưu ý những gì?

cây tía tô
Trước khi sử dụng các bài thuốc về cây tía tô hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ

Trước khi sử dụng các bài thuốc về cây tía tô hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có những thông tin chính xác nhất. Không nên tự ý sử dụng tía tô với các loại thuốc bạn đang uống, điều đó có thể dẫn tới tình trạng tương tác với thuốc và gây ra những triệu chứng có hại tới sức khỏe. Đối với những người bị mồ hôi trộn thì không nên dùng những bài thuốc từ cây tía tô.

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về cây tía tô và một số bài thuốc chữa bệnh từ cây. Tuy nhiên tác dụng của các bài thuốc điều chế từ cây tía tô tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người. Bạn không nên sử dụng tùy ý mà nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Theo nguồn: https://ihs.org.vn/duoc-lieu/cay-tia-to-cong-dung-chua-benh