Mẹo chữa trằn trọc khó ngủ đơn giản tại nhà hiệu quả cao

Khó ngủ, mất ngủ, trằn trọc suốt đêm phải làm sao? Câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Để giải tỏa những nỗi niềm băn khoan đó . Hôm nay, cachlamhay.vn với số mẹo được chia sẻ sau đây sẽ giúp bệnh nhân ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Vì sao lại trằn trọc khó ngủ ?

Hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân mắc phải tình trạng thiếu ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc ngày càng tăng cao. Theo thống kê có 31 – 38 % bệnh nhân bị mất ngủ ở độ tuổi 18 – 64 và độ tuổi 65 – 79 là 45%. Điều đáng chú ý là số bệnh nhân bị khó ngủ ở người trẻ tuổi ngày càng tăng lên rất nhanh. Điều này khiến không ít người cảm thấy hoang mang, lo lắng.

Bệnh nhân thường xuyên gặp phải tình trạng trằn trọc, khó ngủ là do nhiều nguyên nhân khác nhau như tuổi tác cao, suy nhược cơ thể, stress,… Bên cạnh đó, người bệnh mắc các bệnh lý như tim mạch, huyết áp, ung thư, tiểu đường, béo phì, xương khớp,… cũng dễ bị mất ngủ. 

Những bệnh nhân mắc, thiếu ngủ, khó ngủ thường gặp phải một số triệu chứng như trằn trọc liên tục, giấc ngủ chập chờn, thức giấc giữa đêm, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, khó thở,… Thông thường, tình trạng khó ngủ sẽ gặp phải ở 3 mức độ:

  • Mức độ nhẹ (dưới 1 tuần)
  • Mức độ ngắn hạn (1 – 4 tuần)
  • Mức độ dài hạn (trên 1 tháng)

Mất ngủ thường xuyên giữa đêm khiến người bệnh vô cùng khó chịu vì bất lực không thể chìm sâu vào giấc ngủ. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần của bệnh nhân. Đặc biệt, người bệnh không thể làm việc, gây suy giảm nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Bệnh nhân cần phải kiểm soát kịp thời tình trạng khó ngủ để đảm bảo an toàn cho cơ thể và cuộc sống hàng ngày.

MẤT NGỦ ẢNH HƯỜNG THẾ NÀO ĐẾN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI BỆNH?

Khi mắc phải bệnh mất ngủ ngoài sức khỏe cảm thấy mệt mỏi, làm việc khó tập trung... nếu bạn không chữa trị bệnh mất ngủ kịp thời còn gây ra những hậy quả khó lường đến sức khỏe lâu dài.

 

biến chứng bệnh mất ngủ

Lão hóa ở da sớm: Mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng đến làn da, đặc biệt là làn da mặt do ban ngày chúng ta tiếp xúc với các khói bụi ngoài đường nên ban đêm da cần được hồi phục để lấy lại đàn hồi. Trường hợp nếu bạn thức khuya, mất ngủ hay thiếu ngủ khiến da bị ảnh hưởng, lão hóa sớm như xuất hiện các nếp nhăn, xám xỉn và chảy xệ. Thậm chí thiếu ngủ còn gây ra bệnh vẩy nến, eczema...

Béo phì: Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến hormone dẫn đến hiện tượng thèm ăn, khi bạn ăn quá nhiều sẽ khó kiểm soát cân nặng, và gây ra chứng béo phì.

Tăng huyết áp: Theo báo cáo của Office of Internal Medicine thì những người ít ngủ, thiếu ngủ, chỉ ngủ dưới 5 tiếng/ngày có nguy cơ bị bệnh huyết áp cao gấp 2 lần so với người ngủ hơn 7 tiếng/ngày.

Suy thoái não, giảm trí nhớ: Giấc ngủ là thời gian khôi phục lại năng lượng sau 1 ngày làm việc vất vả. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng, trường hợp người thiếu ngủ dẫn tới suy giảm hoạt động của não bộ, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, căng thẳng, hay cáu gắt, thiếu sự tập trung vào công việc và tỷ lệ suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường.

Mẹo chữa trằn trọc khó ngủ đơn giản hiệu quả tại nhà

Áp dụng các bài thuốc dân gian và một số bí quyết được mọi người lưu truyền cũng là phương pháp kiểm soát mất ngủ ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng và cũng không phải ai dùng cũng mang lại hiệu quả như mong đợi. Một số mẹo được chia sẻ sau đây sẽ giúp bệnh nhân ngủ ngon và sâu giấc hơn.

1. Hoa cúc La Mã chữa mất ngủ

Đây là một trong những loài thảo mộc nổi tiếng ở thời Ai Cập, La Mã. Tinh dầu hoa cúc La Mã có tác dụng rất tốt trog việc giúp người bệnh khó ngủ an thần, thư giãn, sảng khoái đầu óc. Nguyên liệu này còn được xem là “khắc tinh” của bệnh mất ngủ. Do đó, người bệnh có thể an tâm sử dụng.

Với những bệnh nhân bị dị ứng với hoa cúc La Mã không nên sử dụng vì chúng có thể khiến bạn bị kích ứng, hắc xì hơi và nồi mề đay. Ngoài ra, người bệnh không nên lạm dụng, sử dụng quá nhiều hoa cúc La Mã vì chúng có thể gây ra một số tác dụng khác. Tốt nhất, bạn nên uống nước trà hoa cúc La Mã vào buổi sáng để tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn.

2. Trà tâm sen

Theo Đông y, tâm sen là một loại trà thảo mộc có tác dụng rất tốt trong việc an thần, giúp người bệnh ngủ ngon. Các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, trong tâm sen có chứa chất flavonoid, axit amin, flavonoid giúp giải độc cơ thể và dễ đi vào giấc ngủ. Người bệnh mất ngủ có thể sử dụng tâm sen để nấu các món chè bồi dưỡng cho cơ thể mình như chèn hạt sen long nhãn, chè hạt sen củ năng,…

trằn trọc khó ngủ
Uống trà tâm sen chữa trằn trọc khó ngủ

Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể sử dụng tâm sen để uống. Tuy nhiên, khi dùng, người bệnh nên chú ý không được sử dụng tâm sen bị nấm, mốc vì rất dễ bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, bạn chỉ được pha tăng liều lượng khi cơ thể đã thích ứng với tâm sen và không được sử dụng quá 1 tháng. 

3. Tinh dầu hoa oải hương

Một trong những mẹo chữa bệnh trằn trọc khó ngủ là người bệnh sử dụng tinh dầu hoa oải hương. Trước khi đi ngủ, bạn có thể sử dụng chúng để tắm hoặc xông hơi để cơ thể thoải mái, thư giãn. Tinh dầu hoa oải hương chính là chất xúc tác giúp cho tinh thần sảng khoải và ngủ ngon hơn. Ngoài tinh dầu hoa oải hương, bạn có thể sử dụng một số loại tinh dầu khác như tinh dầu hoa ngọc lan, tinh dầu gỗ hoàng đàn, tinh dầu sả,… để thay thế. 

4. Rễ cây nữ lang

Vào thời cổ đại, mọi người đã sử dụng rễ cây nữ lang như phương thuốc bí truyền chữa trị hiện tượng trằn trọc khó ngủ. Loại rễ cây này có tác dụng chống mất ngủ, an thần, giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Hiện tại, rễ cây nữ lang được sử dụng như một loại thảo dược chữa trị bệnh. Chúng được dùng để ngâm rượu hoặc bào chế thành thuốc viên. Người bệnh có thể uống nhưng cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trằn trọc khó ngủ phải làm sao?

Với những bệnh nhân mắc bệnh mất ngủ, người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị thích hợp nhất. Dưới đây là một số cách chữa trị mất ngủ từ dân gian, người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên, những cách chữa trị này chỉ nên áp dụng cho các trường hợp mất ngủ ở mức độ nhẹ để giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.

1. Áp dụng kỹ thuật thở 4 – 7 – 8

Áp dụng kỹ thuật thở 4 – 7 – 8 sẽ giúp người bệnh an thần, giảm nhanh các triệu chứng căng thẳng, lo lắng quá mức. Đồng thời, bệnh nhân có thể ngủ sâu giấc hơn mà không phải dùng các loại thuốc an thần. Sau khi thực hiện, lượng oxy bơm đến phổi sẽ tăng lên, hệ thần kinh của người bệnh sẽ được thư giãn, tim hoạt động ổn định hơn. Cách thực hiện phương pháp này khá đơn giản, bệnh nhân chỉ mất thời gian ngắn để có thể thực hiện. 

trằn trọc khó ngủ
Phương pháp thực hiện kỹ thuật thở 4 – 7 – 8 chữa trằn trọc khó ngủ

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn lấy hơi và thở ra hoàn toàn bằng miệng
  • Tiếp đến, bạn ngậm miệng lại, dùng hết sức hít vào bằng đường mũi. Song song với đó, bạn cần kết hợp đếm thầm từ 1 – 4
  • Sau đó, bạn giữ hơi thở của mình thật tốt và tiến hành đếm thầm trong miệng từ 1 – 7
  • Dùng sức thở ra bằng miệng và đếm thầm từ 1 – 8
  • Thực hiện những động tác trên lặp đi lặp lại nhiều lần để bệnh nhanh chóng khỏi.

Với phương pháp này, bạn chỉ nên hít thở bằng miệng, mũi và giữ nguyên phần lưỡi mới mang lại hiệu quả như mong đợi. Đồng thời, bạn cần phải thực hiện động tác này 2 lần mỗi buổi tối trước khi đi ngủ trong khoảng thời gian 6 – 8 tuần để cải thiện bệnh tốt nhất.

2. Thực hành thiền định mỗi ngày

Hầu hết những bệnh nhân bị mất ngủ là do lo lắng, căng thẳng quá mức. Các nghiên cứu đã chứng mình, những bài tập thiền sẽ giúp cho người bệnh có thể giảm được nồng độ cortisol. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Đặc biệt, nghiên cứu năm 2015 tại JAMA cũng đã chỉ ra, thiền định sẽ giúp tịnh tâm, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm ưu tư, lo lắng cho người bệnh. Thực tế, rất nhiều bệnh nhân chỉ cần nghe hướng dẫn thiền định trên radio hoặc youtube đã dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu. 

3. Thay đổi tư thế ngủ

Rất nhiều người bệnh trằn trọc suốt đêm, không ngủ được là do ngủ sai tư thế, ngủ nghiêng qua một bên. Điều này gây cản trở con đường thở khiến bệnh nhân không thể ngủ được. Để dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ, bạn có thể thay đổi tư thế nằm nghiêng sang nằm ngửa và không được nằm sấp gây chèn ép tim, phổi. Dù ngủ theo kiểu nào thì bạn cần phải để tinh thần thoải mái nhất, không nên làm việc quá căng thẳng trước giờ đi ngủ. 

4. Lựa chọn giường ngủ phù hợp

Một giường ngủ thoải mái, êm ái, tiện lợi sẽ giúp cho bạn cảm thấy dễ chịu nhất khi bước vào giấc ngủ. Nếu giường ngủ quá cứng, không có sự đàn hồi không chỉ ảnh hưởng giấc ngủ mà còn khiến cơ thể của bạn bị đau nhức, khó chịu mỗi khi thức giấc. Trước khi đi ngủ, bạn cần vệ sinh phòng sạch sẽ, nhất là chăn, rèm, gối,… Đồng thời, không được sử dụng điện thoại hoặc bất cứ vật dụng điện tử nào gây ảnh hưởng đến não bộ. Điều này sẽ giúp bạn ngủ sâu giấc và ngủ ngon hơn.

5. Hãy ăn những “đồ ăn gây ngủ”

trằn trọc khó ngủ
Uống sữa là cách giúp người bệnh trằn trọc khó ngủ dễ ngủ hơn.

Theo các chuyên gia, việc uống sữa hoặc ăn sô cô la trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ buồn ngủ hơn. Những loại thức ăn này chứa nhiều thành phần như carbonhydrate, protein, tryptophan, hormone melatonin,… sẽ kích thích não bộ, dẫn truyền dây thần kinh và điều khiển các hoạt động đồng hồ sinh học của não bộ. Người bệnh mất ngủ có thể hâm nóng một ly sữa và uống bởi các thành phần trong sữa sẽ giúp người bệnh dễ ngủ hơn. 

6. Giữ nhiệt độ phòng thích hợp

Khi đã bắt đầu đi ngủ, bạn nên giữ điều hòa ở nhiệt độ thích hợp, không được để quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ phòng vừa phải sẽ giúp kích thích các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường và hỗ trợ người bệnh dễ đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, người bệnh có thể nhấp nháy mắt khoảng 5 phút trước khi đi ngủ. Đây cũng là cách cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả.

7. Không được uống cà phê, sử dụng chất kích thích

Cà phê có thể giúp trí não của bạn minh mẫn, dễ tập trung vào công việc hơn. Tuy nhiên, thành phần trong cà phê chính là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị mất ngủ thường xuyên. Đặc biệt, những người mắc bệnh huyết áp thấp, tim mạch sử dụng cà phê hoặc chất kích thích vào buổi tối sẽ càng khiến cho sức khỏe giảm sút. Người bệnh dễ bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và mất ngủ. 

8. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

Mỗi ngày, người bệnh nên dành thời gian khoảng 15 – 30 phút để luyện tập thể dục. Đây là cách giúp tăng cường sức đề kháng và người bệnh cũng ngủ ngon hơn. Các bài tập yoga sẽ hỗ trợ tích cực cho bạn trong việc chữa trị bệnh. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đúng các động tác, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân. 

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc kiểm soát được tình trạng trằn trọc khó ngủ. Mặc dù đây là triệu chứng nhiều người gặp phải nhưng nếu chủ quan, người bệnh sẽ đối diện với những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khiến bệnh không những không khỏi mà còn gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc khác

Nguồn tổng hợp