Mẹo lấy dị vật trong tai và mũi bé các mẹ cần phải biết

Cách lấy dị vật trong tai và mũi bé các mẹ cần phải biết cùng với những giải pháp thật cụ thể về cách thức giải quyết, xử lý tình huống cũng như cách phòng tránh tốt nhất để bé yêu luôn được bảo vệ an toàn về mặt sức khỏe lẫn thể chật. Dị vật trong tai hoặc mũi em bé nếu để lâu ngày thì chúng sẽ tấn công sâu hơn gây viêm nhiễm đau đớn rất nguy hiểm. Dưới đây là một số cách lấy dị vật cho bé tốt mẹ nên tham khảo nhé.

Các dấu hiệu cho biết có dị vật trong tai và mũi của bé

Nếu có dị vật bị mắc kẹt trong mũi, bé có thể sẽ chảy nước mũi ở một bên và hơi thở có mùi khác thường (nếu việc chảy nước mũi là do cảm lạnh thì thông thường cả hai bên sẽ cùng chảy nước mũi). Bé có thể sẽ nói với bạn là bé thấy đau hoặc khó chịu, hoặc thậm chí bé có thể chảy máu mũi.

Nếu có dị vật trong tai, bé có thể nói rằng mọi âm thanh bé nghe được đều không rõ và có vẻ buồn cười. Trong một số trường hợp, tai của bé sẽ chảy nước, bé cảm thấy rất khó chịu.

Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ dùng kẹp nhíp nhỏ hoặc máy hút để loại bỏ dị vật. Nếu dị vật trong tai của bé là một loại côn trùng, đầu tiên, bác sĩ sẽ dùng dầu khoáng để làm cho con côn trùng chết ngộp, sau đó dùng nhíp kẹp hay máy hút để lấy nó ra. Nếu vật lạ là kim loại, bác sĩ có thể sử dụng nam châm để hút nó ra.

Sau khi dị vật được lấy ra ngoài, bác sĩ sẽ kiểm ra lại để chắc chắn rằng trong tai hay mũi của bé đã hoàn toàn ổn. Có thể bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc nhỏ tai mũi hoặc thuốc mỡ kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng.

 

Cách lấy dị vật trong tai hoặc mũi bé

Trước tiên, bạn cần phải thật bình tĩnh và cố gắng trấn an bé. Điều nguy hiểm nhất lúc này là bạn có thể sẽ đẩy dị vật vào sâu hơn khi cố gắng lấy nó ra bằng tăm bông hoặc nhíp.

Nếu dị vật nằm sát bên ngoài vành tai hoặc lỗ mũi, bạn có thể nhìn thấy rõ nó. Nếu bé chịu ngồi im, bạn có thể dùng nhíp vào lúc này. Nếu bạn không thể thấy rõ dị vật vì nó nằm sâu bên trong, bạn nên sớm đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt để lấy dị vật ra bằng các dụng cụ chuyên môn.

Lưu ý vào thời điểm này, sự can thiệp y tế kịp thời là rất quan trọng. Phản ứng chậm trễ có thể khiến bé rơi vào tình trạng nguy kịch. Ví dụ khi một hạt đậu bị mắc kẹt lâu, nó có thể sẽ nở to hơn và khó lấy ra hơn. Một số dị vật khác còn có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho bé.

Làm thế nào để lấy dị vật ra khỏi tai hay mũi của bé?

Việc đầu tiên bạn cần làm khi phát hiện có vật thể lạ trong tai hoặc mũi bé là giữ tâm lý bình tĩnh và cố gắng trấn an con. Thêm vào đó, bạn phải đặc biệt lưu ý không được quát nạt làm trẻ khóc bởi như vậy sẽ vô tình khiến trẻ sẽ hít sâu hơn, tạo điều kiện cho vật lạ tiến vào sâu hơn trong mũi đó.

- Nếu cha mẹ nhìn thấy dị vật trong tai, mũi bé thì có thể xử lý nhanh tại nhà.

Trước hết, cần phải xác định được vật thể lạ đó là gì và vị trí của chúng nằm ở sâu hay nông. Nếu dị vật là pin đồ chơi, vật kim loại hoặc côn trùng thì bạn cần phải chú ý cách xử lý dị vật nếu không muốn gây nguy hiểm cho bé. Bên cạnh đó, nếu dị vật nằm sát bên ngoài vành tai hoặc lỗ mũi và bạn có thể nhìn thấy rõ nó thì cách xử lý cụ thể như sau:

Với dị vật nằm trong mũi: Mẹ dùng ngón tay đè bên cánh mũi không có dị vật, sau đó yêu cầu bé xì thật mạnh. Ngoài ra, mẹ cũng có thể yêu cầu con bịt chặt hai tai, sau đó dùng một tay ấn chặt mũi không có dị vật, thổi thật mạnh vào miệng để dị vật trong mũi bắn ra ngoài. Đây là cách làm logic theo cơ chế khí lưu của mối liên hệ tai - mũi - họng.

Dị vật rơi vào mũi trẻ

Cách cấp cứu tạm thời khi có vật thể lạ rơi vào trong mũi trẻ.

Với dị vật nằm trong tai: Nghiêng đầu trẻ về phía tai có dị vật, lắc nhẹ đầu và dùng tay nhẹ nhàng kéo tai trẻ để dị vật rơi ra ngoài. Nếu dị vật không rơi ra ngoài khi lắc tai, bạn có thể trấn an bé ngồi yên để dùng kẹp gắp dị vật ra ngoài (với điều kiện bạn phải nhìn thấy dị vật). Còn nếu dị vật là côn trùng, mẹ nên dùng đèn pin soi vào để chúng theo đường ánh sáng và bò ra ngoài. Nhưng khi côn trùng không chịu đi ra ngoài theo đường ánh sáng, mẹ có thể xử lý bằng cách nhỏ nước muối hoặc nước sạch vào tai, nằm nghiêng về bên đối diện để côn trùng có thể tự bò ra ngoài.

- Nếu dị vật nằm sâu bên trong và bố mẹ không thể thấy rõ dị vật thì cách tốt nhất là đưa bé đến bác sĩ sớm nhất có thể để lấy dị vật ra bằng các dụng cụ chuyên môn, tuyệt đối không cố lấy dị vật ra khỏi tai, mũi bé. Hãy nhớ rằng việc bạn cố gắng lấy dị vật ra khỏi tai, mũi bé mà không thành công có thể khiến dị vật chui vào sâu hơn, khiến bé rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Bố mẹ cần lưu ý rằng sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ và các dụng cụ y tế là cực kỳ quan trọng. Ví dụ khi một hạt đậu bị mắc kẹt lâu, nó có thể sẽ nở to hơn và khó lấy ra hơn. Một số dị vật khác còn có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho bé như pin, hay dị vật kim loại.

Việc này cần đến sự can thiệp của các bác sĩ. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để soi dị vật và kiểm tra tình trạng của bé để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Bác sĩ có thể sẽ bịt một bên mũi và yêu cầu bé hỉ/thở ra thật mạnh bằng mũi bên kia. Nếu bé không tự làm được, bác sĩ có thể sẽ nhờ bạn thổi vào miệng của bé một hơi ngắn và mạnh để đánh bật dị vật ra ngoài trong khi bác sĩ bịt một bên mũi còn lại.

Làm gì khi có dị vật trong tai hoặc mũi bé?

Nếu dị vật nằm sâu trong tai, cần đưa bé tới bác sĩ để lấy dị vật ra bằng dụng cụ chuyên môn

Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ dùng kẹp nhíp nhỏ hoặc máy hút để loại bỏ dị vật. Nếu dị vật trong tai của bé là một loại côn trùng, đầu tiên, bác sĩ sẽ dùng dầu khoáng để làm cho con côn trùng chết ngộp, sau đó dùng nhíp kẹp hay máy hút để lấy nó ra. Nếu vật lạ là kim loại, bác sĩ có thể sử dụng nam châm để hút nó ra.

Sau khi dị vật được lấy ra ngoài, bác sĩ sẽ kiểm ra lại để chắc chắn rằng trong tai hay mũi của bé đã hoàn toàn ổn. Có thể bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc nhỏ tai mũi hoặc thuốc mỡ kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng.

Làm thế nào để phòng chống tai nạn thương tích trẻ em do dị vật?
Việc trẻ nhỏ đưa một vật vào mũi và tai có thể khiến người lớn thấy ngộ nghĩnh và bật cười, nhưng đây là một vấn đề nghiêm trọng mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Một dị vật trong tai hay mũi của bé có thể gây nhiễm trùng và tổn thương lâu dài.

Bạn nên rà soát xem tất cả đồ chơi trong nhà có phù hợp với lứa tuổi của bé hay không. Bạn cũng cần quan sát cẩn thận trong lúc bé chơi đùa. Cách tốt nhất là bạn nên dạy bé nhận thức được việc nhét đồ vật vào tai hay mũi mình là việc xấu. Bé không được làm thế.

Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em do dị vật

Việc trẻ nhỏ đưa một vật vào mũi và tai có thể khiến người lớn thấy ngộ nghĩnh và bật cười, nhưng đây là một vấn đề nghiêm trọng mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Một dị vật trong tai hay mũi của bé có thể gây nhiễm trùng và tổn thương lâu dài.

Bạn nên rà soát xem tất cả đồ chơi trong nhà có phù hợp với lứa tuổi của bé hay không. Bạn cũng cần quan sát cẩn thận trong lúc bé chơi đùa. Cách tốt nhất là bạn nên dạy bé nhận thức được việc nhét đồ vật vào tai hay mũi mình là việc xấu. Bé không được làm thế.

Vậy nên nếu thực sự trường hợp cấp bách bạn chưa biết xử trí ra sao thì hãy nhanh chóng đưa con tới các cơ sở y tế gần nhất nhé. 

Nguồn tổng hợp