Nguyên nhân, giải pháp giúp mẹ bầu thoát khỏi chuột rút an toàn

Hiện tượng mẹ bầu khi mang thai bị chuột rút là khá nhiều. Khi thai nhi trong bụng mẹ càng phát triển, trọng lượng cơ thể mẹ bầu tăng lên. Cân nặng toàn cơ thể gây áp lực tới các cơ bắp ở chân. Các bó cơ dễ bị co quắp gây tình trạng chuột rút ở chân. Dưới đây là những nguyên nhân, giải pháp tốt nhất giúp mẹ bầu giải tỏa được những lo lắng khi bị chuột rút.

Tại sao mẹ bầu bị chuột rút:

Khi thai nhi trong bụng mẹ càng phát triển, trọng lượng cơ thể mẹ bầu tăng lên. Cân nặng toàn cơ thể gây áp lực tới các cơ bắp ở chân. Các bó cơ dễ bị co quắp gây tình trạng chuột rút ở chân.

Để tạo điều kiện tốt cho thai nhi phát triển, tử cung của bà bầu thường phải mở rộng ra. Khi đó các dây chằng và cơ bị chèn ép, gây ra hiện tượng chuột rút khi mang thai.

Tình trạng nôn ói trong thời kì mang thai cũng là lí do khiến cơ thể mất nhiều nước, mất cân bằng điện giải và chất dinh dưỡng. Từ đó, dẫn đến tình trạng cơ bị co cứng.

Thiếu canxi cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút. Khi mang thai, thường thì lượng canxin cho mẹ bầu tăng lên gấp đôi so với phụ nữ bình thường nhằm cung cấp cho thai nhi. 

Cần làm gì khi bà bầu bị chuột rút?

Chính vì hiện tượng chuột rút rất phổ biến nên bà bầu khó tránh khỏi tình trạng này. Đôi khi chỉ cần hắt hơi, cười lớn hay đứng lâu cũng bị chuột rút. Vì vậy, mẹ bầu có thể sử dụng một số biện pháp phối hợp để giảm thiểu tình trạng này:

Xoa bóp, mát xa chân tay để máu lưu thông, “giải cứu” khi bị chuột rút

Bổ sung canxi và chất điện giải bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Áp dụng thêm thực đơn theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Các thực phẩm có lợi trong việc giảm chuột rút bao gồm sữa, hải sản, rau xanh.

Cần uống đủ 2 lít nước/ngày, không nhịn tiểu

Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, thư giãn có thể mát-xa hoặc tập yoga. Nên chăm chỉ xoa bóp chân hay ngâm chân vào nước ấm để các cơ được giảm áp lực. Tránh ngồi vắt chéo chân vì dễ làm trì trệ lưu thông máu dưới chân. Lúc làm việc có thể thường xuyên thay đổi tư thế để cột sống và các cơ được co giãn

Những ngày cận sinh, mẹ bầu có thể đi bộ thường xuyên và xoa bóp nhiều hơn

Ăn nhiều trái cây tươi và ít tinh bột để không bị táo bón, gây nặng nề xương chậu

Không mặc quần áo quá chật, chất liệu dày dặn để dễ vận động

Kê chân tay bằng gối mỏng, đệm êm để máu huyết lưu thông khi ngủ, đặc biệt là ban đêm và khi thời tiết trở lạnh.

Tắm nước ấm và tránh tắm bằng nước lạnh để giữ ấm cơ thể

Tuy nhiên nếu tình trạng chuột rút quá thường xuyên và cường độ đau quá mạnh thì cần thận trọng. Bởi đó có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Nếu cảm thấy cơn đau mạnh ở bụng, lan rộng, cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.

Triệu chứng cần lưu ý trong thai kỳ đối với các cơn đau có thể gây lầm với chuột rút ở cơ bụng:

- Trong một giờ có hơn 6 cơn co thắt, là dấu hiệu cần cảnh giác.

- Các cơn đau không giảm dần theo thời gian.

- Xuất hiện đồng thời với cơn chóng mặt, choáng váng hoặc chảy máu là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Ngoài ra chảy máu cũng có thể là triệu chứng của nhau tiền đạo hoặc sẩy thai.

- Cần thận trọng với bất kỳ các cơn co thắt nào xảy ra liên tục khi đang mang thai, có tiền sử sinh non, thai ngoài tử cung hoặc cổ tử cung ngắn.

- Co thắt đi kèm với đau bụng dữ đội và buồn nôn hoặc sốt, rất có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa, sỏi thận hoặc túi mật.

Phòng ngừa

- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Mẹ bầu làm việc tại văn phòng tranh thủ thời gian co duỗi bắp chân và vận động hai chân sau mỗi giờ làm việc.

- Tránh làm việc mệt nhọc. Duy trì thói quen vận động nhịp nhàng và điều độ.

- Tập thể dục khi mang thai với các bài tập nhẹ như yoga, đi bơi, đi bộ,… giúp lượng máu và quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ diễn ra thuận lợi hơn.

- Thực hiện các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng từ vùng đùi đến bắp chân, bàn chân và các ngón chân để làm tăng quá trình lưu thông máu.

- Gác chân lên gối cao (mềm) khi nằm ngủ. Nên nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông khắp cơ thể, đặc biệt là vùng bắp chân.

- Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể theo từng giai đoạn của thai kỳ, từ 800- 1500mg canxi nguyên tố/ngày.