Nguyên nhân, giải pháp loại bỏ chuột rút an toàn, hiệu quả cao.

Chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Chuột rút thường xảy ra ở chân. Nguyên nhân gây ra chuột rút như do tuổi tác, sử dụng sai cỡ giày, tập luyện quá sức. Vậy giải pháp nào để loại bỏ chuột rút được an toàn. Bạn đọc cùng tìm hiểu sâu hơn qua bài viết sau nhé.

Chuột rút là  gì?

Chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Chuột rút thường xảy ra ở chân.

Chuột rút xảy ra vào đêm thường là những cơn co thắt đột ngột hoặc thắt chặt các cơ ở bắp chân. Chuột rút đôi khi có thể xảy ra ở đùi hoặc bàn chân và thường xảy ra khi bạn đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc.

Tập thể dục hoặc lao động chân tay trong thời gian dài, đặc biệt là trong thời tiết nóng có thể dẫn đến tình trạng chuột rút. Một số loại thuốc và các tình trạng sức khỏe nhất định có thể gây ra chuột rút. Bạn có thể điều trị chuột rút cơ tại nhà với các biện pháp tự chăm sóc cá nhân.

Nguyên nhân bị chuột rút:

Thông thường, co rút ngón chân là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe liên quan đến khả năng tuần hoàn hoặc hệ thần kinh trung ương. Do đó, điều trị càng sớm càng tốt sẽ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng ngón chân co rút:

Co rút ngón chân là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe liên quan đến khả năng tuần hoàn hoặc hệ thần kinh trung ương.

Co rút ngón chân có thể xảy đến do nhiều yếu tố, trong đó có mất nước và thiếu hụt khoáng chất thiết yếu là kali, canxi và magiê. Khi tập luyện, cơ thể sẽ đổ mồ hôi và bài tiết các khoáng chất, chất điện giải để cơ bắp hoạt động bình thường. Do đó, thiếu hụt các chất này có thể gây co thắt cơ hay còn gọi là chuột rút.

Tình trạng này thường xảy đến với những người tập luyện quá sức trong một thời gian dài. Keith Overland, bác sĩ kiêm phát ngôn viên tại Hiệp hội Chiropractic của Hoa Kỳ cho biết, các cơ sẽ co thắt gây chuột rút là hiện tượng hiển nhiên nếu cơ thể không được nghỉ ngơi điều độ.

Bị chuột rút do : Sử dụng sai cỡ giày

Đau ngón chân cũng thường xảy đến khi chân bị chèn ép không có khả năng lưu thông máu do dùng sai cỡ giày. Không thể cử động ngón chân hoặc ngón chân trở nên ngứa rát khi đi giày là dấu hiệu của tình trạng này. Nếu cần một đôi giày mới, mọi người nên xem xét những loại chuyên dụng dành cho người chạy bộ.

Đau ngón chân cũng thường xảy đến khi chân bị chèn ép không có khả năng lưu thông máu do dùng sai cỡ giày.

Bị chuột rút do :Tuổi tác

Các bệnh về xương khớp thường xảy đến ở những người lớn tuổi. Tình trạng ngón chân co rút xuất hiện ngày càng phổ biến ở những người trên 50 tuổi. Vào thời điểm này, Luga Podesta, dược sĩ kiêm giám đốc Trung tâm St. Charles Orthopedics tại New York (Mỹ) cho hay, xương có xu hướng thiếu hụt canxi và cơ bắp mất độ đàn hồi, từ đó ảnh hưởng tới khả năng vận động của cơ thể.

Ngoài ra, khi có tuổi, hệ thần kinh và tuần hoàn máu không còn hoạt động mạnh mẽ như trước. Hiện tượng chuột rút dễ dàng xảy ra vì bộ phận làm nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng và truyền thông tin cho cơ bắp đang dần suy yếu.

Giải pháp loại bỏ đau nhức ngón chân tay do chuột rút :

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm được các loại thuốc điều trị tình trạng này. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ không còn khuyến cáo mọi người sử dụng thuốc quinine (thường dùng để điều trị bệnh sốt rét và co cơ) vì nhiều tranh cãi và độ an toàn. Hơn nữa, vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra, dùng thực phẩm bổ sung magiê cũng không cải thiện được tình trạng co rút ngón chân.

Tuy nhiên, mọi người hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa và giảm nhẹ các cơn đau do tình trạng này gây nên.

Dưới đây là một số biện pháp đơn giản những ai hay gặp tình trạng ngón chân co rút có thể áp dụng:

Nguyên nhân khiến ngón chân co rút thường xuyên và cách điều trị - Ảnh 3.

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm được các loại thuốc điều trị tình trạng ngón chân co rút.

Bị chuột rút làm gì cho hết?

Nếu bị chuột rút khi đang vận động, việc đầu tiên bạn phải làm là dừng vận động, thả lỏng chi bị chuột rút. Sau đó bạn có thể áp dụng một số cách xử trí khi bị chuột rút sau:

Chườm nóng: Chườm nóng tại vùng bị chuột rút có thể làm cho cơ đau được giảm xuống, máu được lưu thông, các cơ được thư giãn. Có thể chườm nóng kèm theo massage tại vùng bị chuột rút;

Bổ sung thực phẩm giàu axit axetic: Axit axetic là chất cần thiết để tổng hợp acetylcholine, có tác dụng cải thiện sự phối hợp và chức năng hoạt động của cơ. Sử dụng thực phẩm giàu axit axetic làm giảm bớt tình trạng chuột rút;

Khi bị chuột rút ở cơ bắp chân, bạn nên duỗi thẳng chân ra và nhẹ nhàng gập bàn chân về phía đầu gối. Cứ làm như vậy sẽ giúp các cơ hết co thắt, máu được lưu thông. Nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bắp bị co cứng khi đã hết hiện tượng chuột rút để máu được lưu thông trở lại, tránh tái diễn tình trạng chuột rút;

Bạn nên nhờ người khác kéo thẳng chân ra nếu bị chuột rút ở bắp đùi. Một tay nâng cao gót chân, một tay ấn đầu gối xuống;

Khi bị chuột rút ở bàn chân, bạn cầm đầu bàn chân kéo nhẹ rồi đứng dậy, đứng thẳng người một lúc nhưng gót không chạm đất và để cơ bắp làm việc nhẹ nhàng cho đến khi hết chuột rút;

Bạn nên hít thở sâu để thư giãn cơ hoành, xoa bóp nhẹ nhàng các bắp thịt xung quanh lồng ngực nếu bạn bị chuột rút cơ xương sườn; nên uống nước cam, nước chanh,...;

Có thể dùng dầu nóng để thoa lên vùng da của bắp thịt đang bị co rút hoặc chườm lạnh. Sau khi hết chuột rút, có thể tắm nước nóng để máu dễ lưu thông, các bắp thịt được thư giãn, các cơ được dãn ra.

Làm thế nào khi bị chuột rút mạnh, gây đau đớn?

Chườm nóng tại vùng bị chuột rút có thể làm cho cơ đau được giảm xuống

Đi đúng loại giày

Theo Phyllis Ragley, chuyên viên điều trị các bệnh về chân tại Lawrence, Kansas, nguyên nhân dẫn tới những cơn đau ở ngón chân thường bắt nguồn từ giày. Do đó, lựa chọn đôi giày vừa vặn với bản thân là việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt đối với những người thường xuyên chơi thể thao.

Đôi giày phù hợp không được quá lỏng hoặc quá chặt. Khi đi loại giày đúng cỡ, mọi người có thể nhận thấy mình như đang đi bộ trên không. Đồng thời, nếu có điều kiện, bạn nên lựa chọn những loại đế phẳng thay vì cao gót.

Giữ cho cơ thể đủ nước

Bổ sung nước thường xuyên là việc làm cần thiết khi bị chuột rút hoặc co rút ngón chân. Khi tập thể dục và hoạt động cường độ cao, mọi người nên uống những loại đồ uống thể thao có thể cung cấp chất điện giải. Ngoài ra, thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm giàu kali và canxi sẽ giúp bổ sung các chất bị mất đi trong quá trình hoạt động.

Bổ sung nước thường xuyên là việc làm cần thiết khi bị chuột rút hoặc co rút ngón chân.

Lựa chọn bài tập phù hợp

Nếu tập luyện quá sức, bạn sẽ gây sức ép và căng thẳng không cần thiết lên các cơ. Do đó, nếu sức khỏe không cho phép, mọi người nên tập các bài tập nhẹ nhàng hơn và có thể di chuyển thường xuyên. Tập luyện tại chỗ trong thời gian dài sẽ làm cơ bắp hao mòn và giảm khả năng tuần hoàn. Margaret Hudson, chuyên viên thể hình tại phòng tập Mount Sinai (Mỹ) khuyên, chạy bộ là lựa chọn phù hợp nhất.

Kéo giãn cơ

Theo Steve Hertzler, tiến sĩ y khoa kiêm giám đốc tại trung tâm EAS Sports Nutrition, mọi người nên lựa chọn các bài tập có khả năng vận động chân. Di chuyển chân và khu vực xung quanh bộ phận này là cách đơn giản để tránh tình trạng chuột rút. Ngoài ra, bạn có thể tự massage hoặc ngâm chân để ngăn ngừa những cơn co rút xảy đến.

Lưu ý nhỏ:

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:

Cảm giác khó chịu;

Sưng chân, đỏ tấy hoặc màu da thay đổi;

Yếu cơ;

Xảy ra thường xuyên;

Tình trạng không cải thiện bằng các phương pháp tự chăm sóc.