Nhận biết muỗi vằn hút máu truyền bệnh sốt xuất huyết, mẹo hay đuổi muỗi tại nhà

Muỗi vằn Aedes là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết thường đốt người vào ban ngày,làm cách nào để nhận biết muỗi vằn hút máu truyền bệnh sốt xuất huyết, mẹo hay đuổi muỗi tại nhà hãy cùng cachlamhay.vn tìm hiểu qua bài viết sau.

Thời tiết thay đổi mưa nắng thất thường khiến muỗi vằn sinh sống và phát triển nhanh, làm nhiều người lo sợ đặc biệt là các bậc cha mẹ chỉ lo sợ các bé bị muỗi đốt gây ngứa, mắc bệnh sốt xuất huyết. Với bài viết đọc được trên mạng sau cachlamhay.vn chia sẻ cùng bạn đọc cách nhận biết muỗi vằn hút máu truyền bệnh sốt xuất huyết, mẹo hay đuổi muỗi tại nhà. Hy vọng, với chia sẻ này sẽ giúp ích thêm cho mọi gia đình những tham khảo bổ ích để phòng chống bệnh sốt xuyết huyết do muỗi vằn gây ra để có cách phòng và bảo vệ tốt hơn nhé.

Nhận biết muỗi vằn hút máu truyền bệnh sốt xuất huyết, mẹo hay đuổi muỗi tại nhà

Theo tài liệu của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đặc điểm nhận dạng muỗi Aedes aegypti là có màu đen; chân, thân, bụng có khoang đen trắng rõ rệt nên thường gọi là muỗi vằn.

Đặc biệt, vùng ngực có các vảy trắng xếp thành hàng, trên lưng có hình chiếc đàn hai dây màu trắng. Đây là loại muỗi có khả năng mang vi rút sốt xuất huyết Dengue và truyền từ người này sang người khác thông qua việc đốt và hút máu người.

Nhận biết muỗi vằn hút máu truyền bệnh sốt xuất huyết

Muỗi Aedes hay còn gọi là muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết.

Muỗi vằn thường sống trong nhà, gần người, trú đậu nơi có ánh sáng yếu, thường là các góc hoặc xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Muỗi vằn cái thường đốt người vào ban ngày, mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Đặc biêt, chúng bay rất nhanh, nếu tìm thấy mồi là lao vào đốt và hút máu ngay; đồng thời bám theo mồi rất dai và chỉ bay đi khi đã hút no máu.

Hoạt động tìm mồi hút máu của loài muỗi này phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, nếu nhiệt độ môi trường dưới 23C thì muỗi hầu như không có khả năng hoạt động hút máu. Vì thế muỗi vằn thường phát triển mạnh nhất vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C.

Chu kỳ phát triển của muỗi vằn Aedes từ lúc đẻ trứng đến phát triển thành bọ gậy trung bình là 7 ngày; thời gian phát triển từ bọ gậy thành muỗi trưởng thành chỉ mất khoảng 2 đến 3 ngày. Muỗi cái chuyên đi hút máu người có thể sống từ 20- 40 ngày.

Muỗi vằn Aedes thường đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa...

Nhận biết muỗi vằn hút máu truyền bệnh sốt xuất huyết

Chu kỳ phát triển của muỗi vằn Aedes.

Có thể phòng chống sự sinh sôi nảy nở của loài muỗi vằn bằng cách không để cho muỗi đẻ trứng và phát triển thành bọ gậy. Cụ thể, che đậy kín các dụng cụ chứa nước, với các dụng cụ chứa nước sạch có thể thả cá ăn bọ gậy, thay nước thường xuyên khoảng 7 - 10 ngày một lần; phát quanh bụi rậm, dọn dẹp vệ sinh môi trường sạch sẽ không để muỗi có chỗ trú đậu.

Khi muỗi hoạt động mạnh với mật độ cao hay khi đang xảy ra dịch bệnh sốt xuất huyết thì phải sử dụng hóa chất diệt muỗi như malathion, permethrin..., phun ULV (ultra - low volume) dưới dạng sương mù để tiêu diệt muỗi trưởng thành.

Mẹo đuổi muỗi tại nhà

1. Đuổi muỗi bằng tinh dầu

Bạn có thể mua một số loài tinh dầu của những loại cây có tác dụng đuổi muỗi như: tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu tràm, tinh dầu sả,... Sau đó, bôi lên người hoặc quần áo để muỗi không dám đến gần nhé.

Bạn có thể dễ dàng tìm mua tinh dầu ở các siêu thị hoặc các trung tâm mua sắm

Bạn có thể dễ dàng tìm mua tinh dầu ở các siêu thị hoặc các trung tâm mua sắm

2. Đuổi muỗi bằng nước rửa chén bát

Nước rửa chén ngoài công dụng làm sạch chén đĩa ra còn có thể dùng để đuổi muỗi rất hiệu quả. Cho một ít nước rửa bát ra đĩa, sau đó đem để ở ngoài nhà muỗi sẽ tập trung ở khu vực có nước rửa chén không bay vào nhà nữa.

Đuổi muỗi bằng nước rửa chén bát

3.Trồng cây có công dụng đuổi muỗi

Thay vì xịt thuốc, đốt hương đuổi muỗi, hãy trồng hoặc đặt những loại cây như cây sả, húng quế, bạc hà,... trong nhà, sân vườn. Chúng vừa thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho sức khỏe lại giúp phòng chống và xua đuổi muỗi hiệu quả.

Trồng cây có công dụng đuổi muỗi

4. Sử dụng vỏ cam, quýt khô

Khi ăn cam, quýt bạn chớ bỏ vỏ đi vì tinh dầu trong vỏ 3 loại quả này có công dụng đuổi muỗi khá hiệu quả. Tinh dầu thơm trong vỏ cam, quýt rất hấp dẫn với con người, nhưng lại là thứ mà muỗi phải tránh xa. Để xua muỗi, chỉ cần dùng vài mẩu vỏ cam, quýt đã phơi khô đốt cháy trên lửa.

Tuy cách này chỉ tác dụng trong thời gian ngắn, chừng một buổi, nhưng nó cũng giúp không gian nhà bạn có mùi thơm dễ chịu hơn.

Sử dụng vỏ cam, quýt khô

Cách trị muỗi đốt cho bé cực nhạy 

1. Dầu khuynh diệp


Dầu khuynh diệp 

Sau khi bé bị muỗi đốt trong vòng 5 phút, mẹ có thể bôi dầu khuynh diệp hoặc dùng bông thấm nước muối đặc, xoa cho bé trong khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch cho bé, nốt muỗi đốt sẽ không bị sưng và ngứa. 

2. Nha đam


Nha đam 

Nha đam có tính khử trùng và làm dịu da, sẽ rất tuyệt vời để giảm ngứa và sưng cho trẻ khi bị muỗi đốt. Lấy gel nha đam để lạnh trong 10 - 15 phút sau đó thoa đều lên vết muỗi cắn, để vài phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh.

3. Sữa mẹ 


Sữa mẹ 

Với bé sơ sinh có da đặc biệt nhạy cảm thì khi bé bị muỗi đốt, bạn có thể vắt sữa mẹ bôi lên, da bé sẽ không bị sưng hay để lại vết sẹo thâm.

4. Viên đá lạnh 


Viên đá lạnh 

Lúc bé mới bị muỗi đốt, bạn lấy ngay một viên đá lạnh thoa lên vết đốt cho bé. Thoa đều đá lạnh trong một thời gian ngắn sẽ giảm thiểu sự khó chịu và sưng tấy. 

5. Xà bông khô 


Xà bông khô 

Mẹ chỉ cần xoa nước và xà bông lên vết đốt, để trong khoảng 2 - 3 phút rồi rửa lại bằng nước sạch sẽ giúp bé giảm ngứa rất nhiều. Vì trong xà bông có chứa natri, khi kết hợp với nước sẽ tạo ra chất có tính kiềm, làm trung hòa chất độc gây ngứa của muỗi.

6. Khoai tây


Khoai tây 

Dùng khoai tây cắt lát và xoa lên nốt muỗi đốt càng sớm càng tốt, khoảng 5 phút lại cắt miếng khác xoa lên, nốt muỗi đốt sẽ không gây ngứa, không sưng và không để lại sẹo cho bé.

7. Giấm


Giấm

Các mẹ pha loãng một lượng giấm với nước, xoa lên vết muỗi đốt rồi lấy miếng bông gạc đắp lên trên đó, vết muỗi đốt sẽ không bị ngứa và sưng.

8. Chanh


Chanh 

Chanh có tác dụng sát trùng rất tốt, bạn lấy một lát chanh mỏng, chỉ cần vắt vài giọt nước cốt chanh lên chỗ vừa bị muỗi đốt rồi xoa đều.

9. Mật ong

Thoa mật ong vào các phần da bị muỗi cắn vì mật ong cũng được coi là một kháng sinh chữa bệnh và chống nhiễm trùng tự nhiên cho làn da bé.


Mật ong

10. Kem đánh răng

Thoa kem đánh răng bạc hà cho vùng da bị muỗi đốt cho trẻ và đợi khi kem đánh răng tự khô, rất hiệu quả trong điều trị muỗi đốt.


Kem đánh răng 

11. Bột nở 

Nếu có sẵn bột nở (baking soda) trong nhà, cha mẹ trẻ có thể cho thêm chút nước vào trong bột này và thoa chúng lên khu vực bị muỗi đốt cho trẻ. Phương pháp này vừa giúp làm trẻ hết ngứa ngáy vừa làm sạch vết côn trùng cắn. 


Bột nở 

12. Hành và tỏi 


Hành và tỏi 

Khi bé bị muỗi đốt, bạn hãy cắt đôi nhánh tỏi rồi xoa lên vùng bị muỗi đốt vài lần trong ngày, nếu phát hiện sớm và xoa lên ngay, da bé sẽ không bị phồng đỏ do dị ứng với độc từ muỗi đốt. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng các lát hành tây để xoa lên vết đốt, có tác dụng tương tự như tỏi.

Không chỉ cách trị, việc phòng chống muỗi đốt cho bé cũng vô cùng quan trọng. Cha mẹ nên sử dụng các cách phòng muỗi như mắc màn, cho bé mặc quần áo dài, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có tác dụng đuổi muỗi, dùng đèn bắt muỗi, vợt bắt muỗi...; tránh dùng hương muỗi, hóa chất diệt muỗi vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

Với chia sẻ Nhận biết muỗi vằn hút máu truyền bệnh sốt xuất huyết, mẹo hay đuổi muỗi tại nhà cachlamhay.vn mong bạn đọc có cách phòng chống muỗi vằn ngay tại nhà bằng những vật liệu tự nhiên hàng ngày.

cachlamhay.vn tổng hợp