Quà tặng cuộc sống, Việt nam ơi đánh bay covid lan tỏa tinh thần chống dịch quật cường dân tộc

Tinh thần luôn là liều thuốc bổ quý giá nhất đối với mỗi người, một bài hát hay, một hành động đẹp, giúp đỡ, chia sẻ trong lúc khó khăn hoạn nạn luôn mang đến những ý nghĩa nhân văn sâu sắc.Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các ca khúc lan tỏa tinh thần chống dịch nhận được rất nhiều sự yêu thích và chia sẻ của cộng đồng mạng. Sau "Ghen Covi" của nhạc sĩ Khắc Hưng, thì mới đây ca khúc "Việt Nam ơi! Đánh bay Covid" của nhạc sĩ Minh Beta cũng được đón nhận nhiệt tình nhờ giai điệu tươi vui, rộn ràng và ca từ ý nghĩa. Hãy cùng cachlamhay.vn Quà tặng cuộc sống, 'Việt Nam ơi! Đánh bay Covid' lan tỏa tinh thần chống dịch quật cường dân tộc, 'đánh bay' Covid-19

Quà tặng cuộc sống, 'Việt Nam ơi! Đánh bay Covid' lan tỏa tinh thần chống dịch quật cường dân tộc, 'đánh bay' Covid-19

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các ca khúc lan tỏa tinh thần chống dịch nhận được rất nhiều sự yêu thích và chia sẻ của cộng đồng mạng. Sau "Ghen Covi" của nhạc sĩ Khắc Hưng, thì mới đây ca khúc "Việt Nam ơi! Đánh bay Covid" của nhạc sĩ Minh Beta cũng được đón nhận nhiệt tình nhờ giai điệu tươi vui, rộn ràng và ca từ ý nghĩa. Bài hát chính thức được ra mắt từ tối ngày 20/3 và nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội. 


 

Trong bối cảnh diễn biến dịch Covid_19 đang diễn biến phức tạp các ca khúc lan tỏa tinh thần chống dịch nhận được rất nhiều sự yêu thích và chia sẻ của cộng đồng mạng. Sau Ghen Covi của nhạc sĩ Khắc Hưng thì mới đây ca khúc Việt Nam ơi! Đánh bay Covid của nhạc sĩ Minh Beta cũng được đón nhận nhiệt tình nhờ giai điệu tươi vui, rộn ràng và ca từ ý nghĩa. Bài hát chính thức được ra mắt từ tối ngày 20/3 và nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội.  Ca khúc Việt Nam ơi! Đánh bay Covid ra mắt  lan tỏa tinh thần chống dịch  Mặc dù mới chính thức ra mắt nhưng ca khúc Việt Nam ơi! Đánh bay Covid của nhạc sĩ Minh Beta đã nhanh chóng trở thành một trong những ca khúc cổ động được yêu thích nhất bên cạnh ca khúc Ghen Covi. Bài hát này chính là phiên bản mới của ca khúc “Việt Nam ơi” được rất nhiều người dân Việt Nam yêu thích. Việt Nam ơi ra đời vào năm 2011 khi nhạc sĩ Minh Beta đang đi du học tại Mỹ, bài hát được sáng tác nhằm động viên tinh thần cùng như sự tin tưởng vào một tương lai tương sáng của đất nước. Với các fan bóng đá thì đây là một trong những ca khúc “ruột” và cực kỳ phổ biến vào năm 2018, khi đội tuyển bóng đá nam đạt được những thành tích khó tin.  Chia sẻ về ca khúc mới nhạc sĩ Minh Beta cho biết anh đã cải biên lời bài hát của ca khúc “Việt Nam ơi” với mong muốn lan tỏa hơn nữa tinh thần chống dịch và kêu gọi người dân chung tay cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này. Ca từ của bài hát cũng thể hiện sự biết ơn, tri ân với các bác sĩ, nhân viên y tế, chính phủ những người đang ở tuyến đầu chống dịch,…Nhạc sĩ sinh năm 1983 muốn giữ được yếu tố cốt lõi của bản nhạc với tinh thần yêu nước, hào khí dân tộc và muốn khi nghe bài hát mọi người sẽ được truyền tải nguồn năng lượng tích cực.  Ca khúc Việt Nam ơi! Đánh bay Covid  cũng là dự án âm nhạc cộng đồng được Bộ Y tế ủng hộ và đưa vào các chương trình tuyên truyền phòng chống Covid-19 trong thời gian tới. Ngoài ra MV của ca khúc này cũng đã được khởi động và sẽ chính thức ra mắt vào cuối tháng 3/2020.  Nhạc sĩ Minh Beta tên thật là Bùi Quang Minh, là một ca nhạc sĩ được nhiều bạn trẻ yêu thích, ngoài Việt Nam ơi Minh Beta còn được biết đến với các ca khúc nhạc phim như  Tình không tên (nhạc phim Kế hoạch đổi chồng) hay Love you so (nhạc phim Ngày mai Mai cưới)... Anh từng du học thạc sĩ tại Đại học Harvard và hiện đang kinh doanh rất thành công với một hệ thống rạp chiếu phim Beta Cineplex và là nhà sáng lập DOCO Donuts.

Nhạc sĩ Minh Beta vừa cho ra mắt ca khúc Việt Nam ơi đánh bay Covid gây sốt cộng đồng mạng. Ảnh: Zing

Ca khúc "Việt Nam ơi! Đánh bay Covid" lan tỏa tinh thần chống dịch 

Mặc dù mới chính thức ra mắt nhưng ca khúc "Việt Nam ơi! Đánh bay Covid" của nhạc sĩ Minh Beta đã nhanh chóng trở thành một trong những ca khúc cổ động được yêu thích nhất bên cạnh ca khúc "Ghen Covi". Bài hát này chính là phiên bản mới của ca khúc “Việt Nam ơi” được rất nhiều người dân Việt Nam yêu thích.

"Việt Nam ơi" ra đời vào năm 2011 khi nhạc sĩ Minh Beta đang đi du học tại Mỹ, bài hát được sáng tác nhằm động viên tinh thần cùng như sự tin tưởng vào một tương lai tương sáng của đất nước. Với các fan bóng đá thì đây là một trong những ca khúc “ruột” và cực kỳ phổ biến vào năm 2018, khi đội tuyển bóng đá nam đạt được những thành tích khó tin

QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG, TINH THẦN ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, CHIA SẺ PHÒNG CHỐNG COVID_19

Tôi sinh ra ở làng quê nghèo, nơi đó có lũy tre làng, có câu chuyện mẹ kể ngày xưa các anh hùng đã hi sinh vì tổ quốc chống giặc ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc có cuộc sống bình yên, độc lập như ngày hôm nay.

Và thật tự hào hơn khi ngày hôm nay, dân tộc tôi vẫn luôn kiên cường bất khuất vượt mọi gian khó, hiểm nguy để cùng chung tay đẩy  lùi dịch bệnh ra xa.

Con virut có tên covid_19 đã gây nên những lo âu của nhiều người về sức khỏe cũng như công việc làm thường ngày. Nhưng những lo âu đó cũng dần được giải  quyết tốt khi đảng, chính phủ, chính quyền, các y bác sĩ và người dân cùng chung tay đoàn kết, yêu thương, chia sẻ, động viên hàng ngày.

Với những tâm sự tôi đọc được ở trên mạng xúc động, tự hào về tinh  thần đoàn kết, dân tộc của người dân Việt Nam chia sẻ ở dưới đây, hy vọng bạn đọc đừng nên lo âu, sợ hãi quá hãy cứ bình tĩnh lạc quan, yêu đời, tinh thần đoàn kết, yêu thương, chia sẻ phòng chống covid_19 cùng dân tộc Việt Nam mình nhé.

Câu nói của bác Hồ chúng ta vẫn thường dăn dạy" Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công đại thành công" . Hãy tin tưởng vào đảng chính quyền, các y bác sĩ, cộng đồng cùng chung tay bảo vệ sức khỏe cho bản thân gia đình, người thân bằng sự lạc quan, chia sẻ những công việc nhỏ thường ngày nhé.

CHIA SẺ ĐỘNG VIÊN, TÂM SỰ CỦA NGƯỜI BỆNH CÙNG CÁC Y BÁC SĨ HẾT LÒNG CHĂM LO, CỨU CHỮA BỆNH NHÂN

Các y bác sĩ không ngừng ngày đêm chữa bệnh cho bệnh nhân mắc cúm không quản ngày đêm, gian khó, hi sinh với mong muốn sự chăm sóc của mình cứu chữa người bệnh nhanh được phục hồi khỏi bệnh.

Hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất tối 26/2, Thuỳ Dung (sinh năm 1992) - đang theo học chương trình thạc sĩ Luật quốc tế, Đại học Hanyang ở Seoul, Hàn Quốc - được nghỉ ngơi trong khu nhập cảnh và được đưa về khu cách ly tập trung ở quận 3, TP.HCM 2h sáng 27/2.

Những sợ hãi, lo lắng ban đầu về hành trình cách ly của Dung nhanh chóng tan biến.

Căn phòng Dung ở trong khu cách ly có 3 giường rất sạch sẽ, có tivi, Wi-Fi, phòng vệ sinh khép kín. Hàng ngày, cô được phục vụ 3 bữa cơm và có thể gọi đồ ăn bên ngoài.

Điều khiến Dung ấn tượng nhất trong những ngày ở khu cách ly tập trung là các nhân viên y tế rất dịu dàng, điềm đạm và thân thiện. Trên quãng đường di chuyển về khu cách ly, họ luôn nói lời xin lỗi người dân nếu có gì bất tiện và động viên mọi người chịu khó vượt qua giai đoạn dịch bệnh này.

“Mình bị cách ly mà như không cách ly. Mình được mọi người quan tâm, hỏi han tình hình sức khoẻ. Không chỉ được cung cấp đủ điều kiện vật chất, mình còn được các y bác sĩ tại đây thăm khám sức khoẻ và yêu cầu tự đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Đặc biệt, được hít thở bầu không khí trong lành, thoải mái tinh thần và an tâm vì mình được bảo vệ”, cô nói.

Các bác sĩ ở đây rất nhiệt tình, trò chuyện vui vẻ và dịu dàng. Phòng ốc khu cách ly rất sạch sẽ và đủ tiện nghi cơ bản, luôn có nước rửa tay sát khuẩn tại các phòng.

PHÁT TẶNG KHẨU TRANG MIỄN PHÍ

Những ngày cuối tháng 1, khẩu trang trở thành mặt hàng hot trên thị trường do nhu cầu mua của người dân tăng cao nhằm đối phó dịch Covid-19 vừa bùng phát.

Trong khi giá khẩu trang thay đổi liên tục, vẫn có nhiều cá nhân, tập thể, cơ sở kinh doanh trên khắp cả nước chia sẻ miễn phí vật dụng này để người dân có thể sử dụng.

Bắt đầu từ việc các nhà thuốc, công ty bố trí quầy phát hàng nghìn chiếc khẩu trang miễn phí. Từ Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng, Huế đến TP.HCM... đều có những hình ảnh đẹp như vậy được ghi lại và lan tỏa trên mạng xã hội.

Nhiều cá nhân cũng sẵn sàng bỏ tiền túi ra mua và phát tặng khẩu trang cho mọi người.

Andy Đào Nguyên (12 tuổi, TP.HCM) là một trong số đó.

Thấy nhiều hiệu thuốc hết sạch hàng để bán, Andy đã chủ động đưa cho mẹ 10 triệu đồng tiền lì xì Tết, nhờ mua khẩu trang để tặng cho mọi người.

Suốt nhiều ngày, cậu bé 12 tuổi đứng phát khẩu trang trên đường Lý Tự Trọng (quận 1, TP.HCM). Khi đi phát đồ, em cũng đeo găng tay và khẩu trang y tế.

"Con rất vui khi khẩu trang được tặng tới tận tay cho mọi người. Dịch cúm này tuy chưa lây lan quá rộng nhưng rất nguy hiểm. Con mong món quà nhỏ của mình sẽ giúp nhiều người phòng tránh bệnh hơn", Andy Đào Nguyên nói với Zing.vn.

Chị Nguyễn Thị Diễm Hằng - mẹ Andy- tự hào nói về con trai: "Điều làm mình vui nhất là giúp con trai học được cách sẻ chia, biết yêu thương mọi người".

Hành động được bắt đầu từ suy nghĩ và đề xuất của con trai khiến chị biết mình cần học cách sẻ chia và giúp đỡ cộng đồng nhiều hơn.

'Ghen co Vy' gay bao va cuoc chien voi Covid-19 theo cach de thuong hinh anh 7 9c9c46e3092df173a83c.jpg

'Ghen co Vy' gay bao va cuoc chien voi Covid-19 theo cach de thuong hinh anh 8 1.jpg

Những cá nhân, tập thể phát khẩu trang miễn phí cho người đi đường khiến dân mạng cảm kích, khen ngợi. Ảnh: NVCC, Nguyễn An Vịnh.

Tương tự, những con người với hành động đẹp như thế nhận được nhiều lời khen ngợi của dân mạng trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.

Đó là cầu thủ Trần Minh Vương - CLB HAGL - cùng nhóm bạn đã tổ chức phát khẩu trang miễn phí cho người dân tại thành phố Pleiku (Gia Lai).

Hay PGS-TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - đến từng phòng trong ký túc xá hỏi thăm sức khoẻ, phát khẩu trang và lì xì cho sinh viên chiều 3/2.

Hay một thanh niên mang những bịch khẩu trang nhỏ tặng những người đi đường đang dừng xe chờ đèn đỏ tại quận 3, TP.HCM chiều 31/1.

Và đôi uyên ương phát khẩu trang trên phố ở Hà Nội đúng vào hôm đi chụp ảnh cưới. Trước đó, họ đã tới 20 hiệu thuốc trên địa bàn Hà Nội để mua đủ 2.000 chiếc khẩu trang trong bối cảnh mặt hàng này đang khan hiếm.

Bởi thế, góp phần đẩy lùi dịch bệnh không có gì là cao siêu hay to tát. Nó chỉ cần là một điều nhỏ nhặt, đơn giản như rửa tay đúng cách, tự nguyện cách ly hay cho đi chiếc khẩu trang cho ai đó cần.

Người văn minh, tử tế giữa mùa dịch cũng có thể là bất cứ ai, từ cầu thủ nổi tiếng, học sinh tới những người lái xe bình thường.

Giữa mùa dịch, một tiếng ho, hắt hơi cũng đủ nhận về sự lảng tránh, kỳ thị, thậm chí bạo lực như ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng với những cách phòng tránh dễ thương cùng hành động tử tế của mỗi người lại được nhân lên, lan tỏa ra cả xã hội.

HÌNH ẢNH MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG 95 TUỔI MAY KHẨU TRANG GIÚP CHỐNG DỊCH LAY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG MẠNG (ẢNH: PHƯƠNG HOA)

Mẹ là Ngô Thị Quýt, nữ biệt động thành đã cống hiến cho Tổ quốc cả thanh xuân và những người thân yêu nhất. Mẹ được nhà nước phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".

17 tuổi, mẹ được người con trai cùng làng ngỏ lời yêu thương, đưa mẹ cùng tham gia cách mạng. Sau ngày đất nước giành được độc lập (2-9-1945), họ nên duyên vợ chồng. Hai năm sau, khi bà đang mang thai con trai đầu lòng, chồng bà bị giặc bắn chết. Ôm nợ nước lẫn thù nhà, bà nuốt nước mắt gửi con trai mới hơn 6 tháng tuổi cho mẹ chồng nuôi, xin đi bộ đội chiến đấu, không làm giao liên xã nữa. Sau 4 năm công tác tại Đại đội 85, Tiểu đoàn 330 thuộc tỉnh đội Thừa Thiên, đóng quân tại làng Vỹ Dạ (Huế), mẹ trở thành cán bộ biệt động thành hoạt động tại Huế. Ba lần bị giặc bắt và tra tấn dã man, đến lần thứ tư, bà bị giặc bắt đày ra nhà tù Côn Đảo.

Hơn 20 năm qua, mẹ Ngô Thị Quýt lặn lội đi xin vải vụn ở các tiệm may, ráp lại thành những tấm chăn để dành tặng cho những người neo đơn, cơ nhỡ. Dù tuổi đã cao, mắt phải không còn thấy rõ nhưng mẹ vẫn hằng ngày đều đặn ngồi may. Với mẹ, niềm vui là khi giúp ích cho mọi người, mẹ sẽ làm đến khi không được nữa thì thôi.

Thời gian gần đây, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, mẹ Ngô Thị Quýt quyết định may khẩu trang hỗ trợ phòng dịch cùng cộng đồng, đóng góp một phần sức lực của mình. Mọi công đoạn từ gom vải thừa từ các tiệm may, đo cắt từng khuôn vải, ráp lại... đều được mẹ tỉ mẩn làm bằng một bên mắt còn lại. Những chiếc khẩu trang mẹ làm ra được truyền đến cho những người cần nó. Thời chiến tranh mẹ góp sức người bảo vệ Tổ quốc. Hòa bình rồi mẹ vẫn sống vì tất cả, làm mọi thứ có thể để chung tay với mọi người phòng dịch. 

"Mẹ muốn góp chút gì đó cho công việc phòng chống dịch Covid - 19, chứ mẹ già rồi không giúp được gì hơn", mẹ Quýt chia sẻ.

Mẹ Việt Nam Anh hùng 95 tuổi may khẩu trang giúp mọi người chống Covid - 19 - Ảnh 3.

Mẹ Quyết đang đang ngồi đạp từng đường chỉ để làm ra những chiếc khẩu trang.

Một cán bộ địa phương nơi mẹ Quýt sinh sống bày tỏ: "Nước mắt cứ lăn dài trên má chúng tôi khi ngắm nhìn Mẹ lướt đều vòng quay chiếc máy khâu cũ kỹ để cho ra đời từng chiếc khẩu trang vải tinh tươm.

Những chiếc khẩu trang được mẹ lụi cụi, tần tảo đo may bằng đôi tay gầy guộc, nhăn nheo vì tuổi tác già nua thật sự làm ấm lòng những người dân và các cấp chính quyền, đoàn thể đang từng ngày lo toan chống dịch Covid - 19".

Mẹ Việt Nam Anh hùng 95 tuổi may khẩu trang giúp mọi người chống Covid - 19 - Ảnh 4.

Những chiếc khẩu trang vải chính tay Mẹ Quyết làm ra để tặng cho mọi người.

XÚC ĐỘNG CỤ BÀ 95 TUỔI NGỒI MAY KHẨU TRANG GIÚP MỌI NGƯỜI CHỐNG COVID - 19

Là người chia sẻ hình ảnh đẹp này trên trang Facebook cá nhân, anh Hồ Thanh Long, làm truyền thông tại  đường  Võ Văn Tần, Q.3, TP.HCM, chia sẻ: " Tôi đã bật khóc khi thấy hình ảnh một cụ già ngồi cắt từng miếng vải để may thành những chiếc khẩu trang phòng dịch Covid - 19 cho mọi người. Thật ngưỡng mộ và kính nể với hành động ấy của cụ, tuy cụ đã 95 tuổi nhưng ý chí và cách mà cụ cống hiến cho xã hội trong mùa dịch này không phải người trẻ nào cũng có thể làm được". 

Người trẻ xúc động trước bức ảnh cụ bà ngồi may khẩu trang phòng dịch Covid-19 - ảnh 2

Bà Ngô Thị Quýt, Mẹ Việt Nam anh hùng  cắt từng miếng vải để may khẩu trang

Ảnh: Trúc Sơn

Còn Võ Phi Thành Đạt,  sinh viên  năm 2 Trường Học viên Cán Bộ TP.HCM, xúc động cho biết: " Mình thật sự kính phục và càng trân trọng những sự đóng góp hy sinh thầm lặng của bà cụ. Khi thấy hình ảnh này, mình giật mình về độ tuổi ngoài 90 (95 tuổi) mà bà  ngồi cắt vải may khẩu trang cùng cộng đồng chống dịch Covid -19, càng thấm thêm nhiều nữa khi hay tin  cụ bà là Mẹ Việt Nam anh hùng".

Với chia sẻ Quà tặng cuộc sống, 'Việt Nam ơi! Đánh bay Covid' lan tỏa tinh thần chống dịch quật cường dân tộc, cachlamhay.vn hy vọng bạn đọc cùng nhau cố gắng chung tay phòng chống dịch covid-19 bằng tất cả ý chí, nghị lực, quyết tâm, lạc quan chia sẻ cùng nhau từ những hành động nhỏ nhất nhưng mang giá trị nhân văn lớn lao. Mỗi người, mỗi đóng góp nhỏ tạo nên sức mạnh đoàn kết chiến thắng dịch bệnh covid_19.

cachlamhay.vn tổng hợp