Rạn da sau sinh những điều mẹ bầu cần biết

Rạn da thường xuất hiện ở bụng và ngực. Da trên cơ thể có khả năng co dã và đàn hồi thông qua sợi collagen và elastin. Các sợi này giúp cho da có thể căng ra và co lại như ý muốn. Khi mang thai, vùng bụng và mông của người phụ nữ thường tăng quá nhanh về kích thước khiến da không kịp dãn ra. Vậy nguyên nhân nào bị rạn da, cách khắc phục cùng những lưu ý. bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu sâu hơn về rạn da.

Rạn da là gì?

Rạn da  chính là những vết sẹo để lại trên da do da sau khi bị kéo giãn không thể trở lại trạng thái ban đầu. Vì vậy, các vết rạn có thể được coi như một dạng thương tổn của da, thường hình thành qua hai thời kỳ. Lúc đầu, da bạn sẽ xuất hiện những đường răn li ti có màu hồng hoặc màu đỏ tím. Ở giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy hơi ngứa ở những vùng da bị rạn. Sau đó, các vết rạn chuyển sang màu trắng và hình thành các đường rãnh hơi lõm xuống.

Rạn da thường xảy ra ở những vùng da mỏng và yếu như: Da vùng bụng, ngực, đùi, bẹng, mông, đầu gối và bắp chân… Thường thì vết rạn có chiều dài khoảng vài centimet và rộng khoảng 1-10mm.

Người nào bị dạn da ?

Rạn da còn có thể gặp ở một số thanh niên, thiếu nữ dậy thì khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể nhất là thay đổi về trọng lượng. Các đối tượng có nguy cơ bị rạn cao là:

  • Ở Mỹ gần 90% phụ nữ mang thai bị rạn da. Ở Lứa tuổi dậy thì, có khoảng 70% nữ và 40% nam bị rạn.
  • Thành phần: Rạn da có thể xảy ra đối với bất kỳ ai.
  • Giới tính: Rạn da thường xảy ra ở nữ hơn nam giới.
  • Độ tuổi: Rạn da thường xảy ra ở lứa tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, và các bệnh nhân có hoạt động của tuyến thượng thận tăng mạnh hơn so với bình thường (sử dụng thuốc có chứa cortisone trong một thời gian dài).
  • Chủng tộc: Không thấy có sự khác biệt giữa các chủng tộc.
  • Những người bị mắc các bệnh về da hoặc các bệnh về hệ nội tiết cũng dễ bị rạn da. Các hormon trong cơ thể thay đổi hay được sử dụng điều trị kéo dài sẽ gây nên sự thay đổi cấu trúc da.
  • Các vết rạn da còn gặp ở những bệnh nhân uống hoặc bôi corticosteroids ngoài da, như Cortibion, Flucicort, Flucinar, Diprosalic… dài ngày cũng có thể bị rạn da. Trong trường hợp này cần ngừng ngay việc bôi thuốc có bệnh lý về tuyến thượng thận hoặc mắc các rối loạn di truyền hiếm gặp.

ran-da-4

Nguyên nhân nào bị rạn da

Không chỉ cần hiểu rạn da là gì, bạn cần hiểu nguyên nhân rạn da do đâu mới đưa ra phương pháp trị rạn da hiệu quả được. Có 6 nguyên nhân chính gây ra rạn da, bao gồm:

• Do béo phì: rạn da thường xuất hiện ở bụng và đùi. Tuy nhiên, nó cũng có thể xuất hiện ở mọi vùng phát triển kích thước nhanh.

• Do sự phát triển ở tuổi dậy thì: với nam, rạn da thường xuất hiện ở mặt ngoài của đùi và vùng thắt lưng. Với nữ: rạn da thường xuất hiện ở đùi, mông và ngực.

• Sử dụng thuốc và hoá chất: Các vết rạn còn có thể xuất hiện khi quá trình sản xuất collagen bị gián đoạn do cơ thể hấp thụ một số loại thuốc hoặc hoá chất. Điều này có nghĩa là, một số loại thuốc và hoá chất ngăn chặn sự sản xuất collagen, gây ra các vết rạn da. Bên cạnh đó, khi bạn dùng kem dưỡng da có chứa steroid hoặc bôi các loại thuốc có chất corticoid như: Cortibion, Flucinar, Diprosalic… trong thời gian dài. Do phản ứng của thuốc lá, da có thể bị mỏng đi và dễ rạn nứt khi bạn tăng cân.

• Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây ra chứng rạn da. Nếu người mẹ mắc chứng rạn thì con gái cũng dễ mắc phải. Việc da rạn hay không, rạn nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tính chất da của mỗi người. Có nhiều thai phụ lên cân không quá nhiều, đã có bôi kem nhưng da vẫn rạn.

• Do mang thai: Rạn da thường xuất hiện ở bụng và ngực. Da trên cơ thể có khả năng co dã và đàn hồi thông qua sợi collagen và elastin. Các sợi này giúp cho da có thể căng ra và co lại như ý muốn. Khi mang thai, vùng bụng và mông của người phụ nữ thường tăng quá nhanh về kích thước khiến da không kịp dãn ra, các sợi đàn hồi collagen và elastin không được chuẩn bị để thích ứng kịp thời với kích thước tăng lên xảy ra hiện tượng đứt gãy. Các vết đứt gãy liên tiếp nhau tạo thành các vết rạn nứt.

ran-da-1

• Do uống hay chích corticoid kéo dài: Thường xuất hiện lan rộng nhiều vùng rộng lớn trên cơ thể, đôi khi có thể xuất hiện ở mặt.

Cơ chế bị rạn da

Da được cấu tạo bởi 3 lớp đó là: Lớp biểu bì, bì và lớp hạ bì. Khi lớp bì bị kéo giãn, trong một thời gian dài, da mất sự đàn hồi và bị gãy, đứt các tổ chức liên kết dưới da cấu tạo bởi các sợi collagen và elastin… và hậu quả là rạn trên da như chúng ta đã biết.

Ban đầu bạn thấy chúng có màu hồng khi đó là những tổn thương dưới da mới cách mạch máu đang bị đứt tổn thương. Thời gian về sau sẽ lành lại bạn sẽ thấy chúng tạo thành các sẹo màu trắng. Nếu như không có phương pháp khắc phục bệnh sớm thì chúng có thể vĩnh viễn không biết mất được.

ran-da-2

Rạn da có trị được không ?

Chưa có một nghiên cứu nào chứng minh rạn da có thể chữa được hoàn toàn 100%. Bạn sẽ không bao giờ từ bỏ được những vết rạn da, nhưng có thể áp dụng nhiều phướng pháp để làm mờ các vết rạn. Cách khắc phục rạn da bằng cách đắp mặt nạ thiên nhiên an toàn cho vùng da bị rạn cũng là cách giúp làm mờ vết rạn da rất hiệu quả. Thuốc có chất retinoid và glycolic axít có thể giúp giảm vết rạn tuy nhiên retinoid cấm dùng trong lúc cho con bú. Tất cả những biện pháp trên đều an toàn nhưng tốn nhiều thời gian và hiệu quả đạt được không như mong đợi, các vết rạn chỉ giảm ược khoảng 30-50%.

Nhưng các bác sĩ da liễu giàu kinh nghiệm tại BVTM Á Âu có thể làm giảm các vết rạn da đến 85%. Dùng phương pháp laser hay phẫu thuật thẩm mỹ cũng có thể lấy lại sức đàn hồi của da và làm thay đổi màu sắc của vết rạn, giúp màu của vết rạn gần với màu da hơn.

Cách trị rạn da bằng tự nhiên

• Cách khắc phục vết rạn trên da với khoai tây: Trong khoai tây có rất nhiều vitamin C giúp làm trắng và phục hồi vùng da bị rạn. Mỗi ngày chỉ cần luộc một củ khoai và trộn nhiễm với 1 thìa chanh tươi, sau đó đắp lên vùng da rạn trong 15 phút và rửa lại với nước ấm.

• Trị rạn da với nha đam: Nha đam là một cách khắc phục rạn da. Trộn tinh dầu nha đam và dầu oliu, sau đó mát xa nhẹ nhàng mỗi ngày để khắc phục vùng da xấu xí.

• Chữa rạn da sau sinh bằng lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng có công dụng kỳ diệu trong việc khôi phục và tái tạo collagen cho da bị rạn nứt. Bôi lòng trắng trứng lên khu vực bị rạn da, chờ khô, rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Thực hiện đều đặn có thể làm mất các vết rạn. Cách khác, là trộn bột cà phê với 1 lòng trắng trứng gà và thoa đều lên vùng da bị rạn. Đợi cho hỗn hợp khô tự nhiên, rồi sửa sạch lại với nước ấm.

• Dùng dầu dừa chữa rạn sau sinh rất hữu ích. Các mẹ đang mang bầu nên dùng dầu dừa khi mang thai tháng thứ 4-5 và dùng hàng ngày mỗi buổi tối sau khi tắm để bôi lên da bụng sẽ khắc phục tốt rạn da khi mang thai.

Kem trị rạn da có tốt không?

Với những vết rạn mới hình thành thì có thể chữa được ngay tại nhà bằng phương pháp thoa kem trị rạn da. Sử dụng kem trị rạn kết hợp với việc massage nhẹ nhàng, duy trì đều đặn hàng ngày rất thích hợp để trị những vùng da mới bị rạn. Bạn nên thoa kem trị rạn vào mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ.

Các loại kem trị rạn da có chứa Trentinoin sẽ tốt cho quá trình phục hồi vùng da bị rạn của bạn. Tuy nhiên việc sử dụng bất kì thuốc và mỹ phẩm nào cần phải có sự tư vấn của bác sĩ. Sau khi sinh giai đoạn cho con bú rất quan trọng, nếu bạn sử dụng thuốc, mỹ phẩm không đúng sẽ ảnh hưởng tới con bạn.

Bôi kem trị rạn là phương pháp thông thường được nhiều người áp dụng, tuy nhiên, đối với những vết rạn da đã hình thành lâu năm thì rạn da có chữa được không chưa có câu trả lời chính xác. Muốn trị rạn tận gốc cần có sự tác động của công nghệ cao khiến cấu trúc da tại vết rạn được hồi phục và tăng độ đàn hồi, vết rạn trở nên mềm hơn.

ran-da-5

Với nguyên nhân trên hi vọng bạn đọc có thêm kinh nghiệm về rạn da và cách  làm giảm bớt rạn da nhé.

Nguồn tổng hợp