Rau má với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Rau má có vị đắng, tính hàn, vào được ba kinh Can, Tỳ và Thận, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc. Rau má, với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, uống nước rau má có tác dụng gì?  Hãy cùng cachlamhay.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Rau má, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nó không chỉ giúp giải nhiệt mùa hè mà còn có những lợi ích khác nhau. Vậy công dụng của rau má là gì, uống nước rau má có tác dụng gì cho sức khỏe. 

Rau má, uống nước rau má có tác dụng gì cùng công dụng tuyệt vời

Tìm hiểu chung về rau má

Rau má là loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ đất nước Úc, các đảo Thái Bình Dương, quần đảo New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Có 40 loài trong chi rau má. Loại rau này có hình dạng giống như những đồng tiền tròn, xếp nối nhau. Do đó, nó còn có tên gọi khác là liên tiền thảo.

Tên gốc: Rau má

Tên gọi khác: Tích tuyết thảo, lôi công thảo hay liên tiền thảo

Tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urban

Rau má tiếng anh là gì: Gotu Kola

Rau má là cây thân nhỏ, mọc bò ở khắp nơi, nhất là chỗ ẩm mát. Thân cây rất mảnh, lá mọc so le, thường tụ khoảng 2 – 5 lá ở một mấu. Hoa rau má trắng trong khi quả lại có màu nâu đen.

Rau má mọc dại ở những nơi ẩm thấp như bờ mương hay thung lũng. Ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy rau má ở bên dưới các tán lá của vườn cây hoặc men theo bờ ruộng. Hiện nay, ở TP. HCM và Tiền Giang, một vài giống cây rau má đã được thuần hóa để trồng ở những vùng rau chuyên canh.

Thành phần của rau má

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong rau má có chứa các hợp chất như beta carotene, sterol, saponin, alkaloid, flavonol, saccharide, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, kẽm, các loại vitamins B1, B2, B3, C, K… Các thành phần này sẽ thay đổi tùy theo từng khu vực hoặc mùa thu hoạch.

Trong 100g chiết xuất rau má có chứa 88,2g nước; 3,2g đạm; 1,8g tinh bột; 4,5g cellulose; 3,7mg vitamin C; 0,15mg vitamin B1; 2,29mg canxi; 2mg phốt pho; 3,1mg sắt; 1,3mg beta carotene…

Dưới đây là một số cách dùng rau má chữa bệnh:

- Vàng da do thấp nhiệt: rau má 30-40 g, đường phèn 30 g, sắc uống.

- Tiêu chảy: rau má 30 g sắc với nước vo gạo uống hàng ngày.

- Tiểu ra máu: rau má và ích mẫu thảo mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống.

- Táo bón: rau má 30 g giã nát đắp vào rốn.

- Bệnh sởi: rau má 30-60 g, sắc uống.

- Áp xe vú giai đoạn đầu: rau má và vỏ quả cau lượng bằng nhau sắc uống, nếu pha thêm một chút rượu để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

- Nhọt độc: rau má tươi rửa sạch, giã nát đắp lên tổn thương hoặc rau má tươi 30-60 g, sắc uống.

- Lở loét vùng lưng: rau má tươi rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt hòa với bột gạo nếp thành dạng hồ rồi bôi lên tổn thương.

- Chấn thương phần mềm gây sưng nề: rau má tươi 20-30 g giã nát, vắt lấy nước hòa với một chút rượu uống.

- Lở loét ống chân: rau má tươi giã nát, đắp lên tổn thương.

- Đau mắt đỏ: rau má tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên vùng mạch ở lằn chỉ cổ tay (thốn khẩu) hoặc rau má tươi rửa thật sạch, ngâm thuốc tím rồi giã nát, ép lấy nước lọc kỹ nhỏ mắt 3-4 lần trong ngày (hiện nay không nên dùng vì vấn đề vô trùng).

- Viêm họng và viêm amidan: rau má tươi 60 g rửa sạch, giã nát, ép lấy nước hòa với một chút nước ấm, uống từ từ.

Uống nước rau má có tác dụng gì? Tác dụng của rau má

Rau má là một loại cây thân thảo, có xuất xứ từ Úc, Melanesia, các nước  châu Á,…Loại cây này có thể sinh sống và phát triển ở khắp nơi, nhất là những nơi có điều kiện khí hậu thoáng mát, ẩm ướt. Lợi ích của rau má đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam chứng. Cụ thể, rau má sở hữu những tác dụng sau:

Tốt cho tim mạch

Trong rau má có chứa rất nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe và các chất chống oxi hóa. Bởi vậy, nếu sử dụng nước rau má nhiều sẽ rất có lợi cho hệ tim mạch, giúp cơ quan này hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, nước rau má còn có khả năng giảm sưng động mạch, ngăn ngừa các bệnh liên quan tới tĩnh mạch.

Nước rau má còn là một loại thức uống rất tốt cho bệnh nhân béo phì, giúp họ phòng chống tình trạng gan nhiễm mỡ, giảm cholesterol xấu trong máu. Từ đó mạch máu được làm mềm trở lại, hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng tai biến xảy ra.

Uống nước rau má để hạ sốt

Nếu trong gia đình bạn có người bị sốt cao lâu ngày không khỏi, thì rau má được xem phương pháp “cấp cứu” hữu hiệu nhất. Công thức chế biến rau má chữa hạ sốt cực kỳ đơn giản, người bệnh chỉ cần rửa sạch rau má, vò nát sau đó cho vào ấm đổ nước, đun sôi trong khoảng 15 phút rồi chắt lấy nước uống. Cứ 1 tiếng lại uống vài thìa nước rau má sẽ thấy hiệu quả ngay tức thì. Đây là bài thuốc hạ suốt hay, dễ làm, tiết kiệm chi phí mà còn không gây tác dụng phụ như những loại thuốc tây.

Trị sốt xuất huyết

Sốt xuất hiện là căn bệnh có khả năng bùng phát trên diện rộng. Bởi vậy vấn đề để phòng và chữa bệnh lý này đang là đề tài bứt khiết trong xã hội. Hơn nữa, hiện nay các cơ quan y tế trên thế giới vẫn chưa có vắc xin nào có thể chữa được căn bệnh này. Bởi vậy tính nghiêm trọng của sốt xuất huyết ngày càng tăng. Thế nhưng để phòng ngừa và giảm triệu chứng của căn bệnh này, bạn có thể sử dụng bài thuốc được chiết xuất từ rau má. Đây là một phương pháp chữa bệnh được rất nhiều người áp dụng và đã thành công.

Công thức để bào chế nước rau má chữa sốt xuất huyết như sau: Người bệnh chuẩn bị 20g rau má, đậu đen, cỏ mực. Cho các nguyên liệu trên vào ấm sắc với nước. Kiên trì sử dụng hàng ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Cải thiện trí nhớ

Ai có dấu hiệu nhớ nhớ, quên quên, không nhớ mình đã làm gì thì hãy tìm đến bài thuốc rau má. Chỉ cần sấy khô rau má, tán bột rồi pha uống với sữa mỗi ngày. Sau một thời gian, trí nhớ của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

Giải độc

Theo sách Cây rau làm thuốc của Tiến sĩ Võ Văn Chi, nếu ăn nhầm lá ngón, nấm độc hay bị say sắn thì hãy dùng 250g rau má và 250g rễ rau muống để giã nát, hòa với nước sôi uống để giải độc. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng cách này để sơ cứu, sau đó hãy đến ngay bệnh viện để điều trị kịp thời.

Cầm máu

Rau má có công dụng cầm máu trong các trường hợp như chảy máu chân răng, chảy máu cam, thổ huyết, đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu vì kiết lỵ, phụ nữ bị băng huyết. Cũng theo sách Cây rau làm thuốc của Tiến sĩ Võ Văn Chi, bạn có thể dùng 30g rau má, cỏ nhọ nồi và lá trắc bá mỗi vị 15g sao lên và sắc nước uống.

Tương tự như dùng rau má để giải độc, bạn chỉ nên dùng những bài thuốc từ rau má để hỗ trợ cho các trường hợp bị ra máu, sau đó đến ngay bệnh việc để được điều trị đúng phương pháp.

Trị ho

Dùng rau má tươi giã lấy nước uống hoặc sắc nước để uống.

Trị tiểu buốt, tiểu rắt

Dùng rau má tươi giã nhuyễn, lấy nước cốt uống.

8-tac-dung-cua-rau-ma-va-5-luu-y-khi-dung-voh-2

Nước rau má có nhiều công dụng cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

Chữa cảm nắng, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn

Lấy 1 nắm rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm vài hạt muối và uống. Bã rau má còn lại lấy đắp lên trán và thái dương.

Làm lành vết thương

Uống nước rau má có tác dụng gì? Cách làm nước rau má thơm mát nhất

Uống nước rau má có tác dụng gì?

Một vài báo cáo khoa học cho thấy công dụng của rau má trong việc hỗ trợ làm lành vết thương. Tinh chất chiết xuất từ rau má giúp kích thích việc tuần hoàn máu, tái tạo tế bào, giảm viêm nhiễm và hỗ trợ làm liền sẹo.

Uống nước rau má trị mụn và làm đẹp

Trong rau má có chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng chống oxy hóa rất tốt. Bởi vậy loại rau này được xem như “tiên dược” níu giữ tuổi thanh xuân cho các chị em. Mỗi ngày chị em nên uống 1 cốc nước rau má, sau một thời gian làn da sẽ trở lên căng mịn, trắng sáng.

Bên cạnh đó, sử dụng rau má còn có tác dụng làm mờ sẹo, trị mụn. Bởi vậy, chị em không nên bỏ qua loại thực phẩm tuyệt vời này được.

Cách làm nước rau má

Cách làm nước rau má đậu xanh

Chuẩn bị:

300g rau má, 100g đường, 1 lít nước, 100g đường cát.

Thực hiện:

Rau má nhặt bỏ lá sâu, ngâm với nước muối thật kĩ trong 30 phút.

Đậu xanh ngâm với nước trong vòng 1 giờ, rồi nấu chín.

Rau má thái nhỏ rồi xay nhuyễn cùng với đậu xanh đã được luộc chín.

Dùng rây để lọc lấy nước cốt. Bạn có thể bỏ thêm đường và đá, vậy là đã có một ly nước rau má đậu xanh ngon lành!

Cách làm nước ép rau má

Chuẩn bị nguyên liệu:

Rau má, nước lọc, đá, đường

Cách làm:

Đầu tiên bạn hãy loại bỏ những lá hỏng, lá sâu rồi rửa thật kĩ với nước sạch.

Để rau má cho ráo nước rồi cho vào máy sinh tố xay nhuyễn. Bạn cần chế thêm một ít nước lọc để xay dễ dàng hơn).

Sau khi rau má đã được xay nhuyễn, bạn hãy sử dụng rây để lọc bỏ bã và lấy phần nước cốt.

Rót nước cốt rau má ra cốc. Bạn có thể dùng thêm đường hoặc đá cho nước rau má thơm ngon hơn.

Uống nước rau má có tác dụng gì? Cách làm nước rau má thơm mát nhất

Nước rau má dễ làm và có nhiều tác dụng

Uống nước rau má đúng cách

Rau má là một thức uống lành tính, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, người dùng cần phải uống nước rau má đúng thời điểm, nếu sai sẽ có thể gây ra những tác hại vô cùng nghiêm trọng. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp phải nhập viện chỉ vì uống loại nước này sai cách.

Uống nước rau má khi nào là tốt nhất? Người bệnh không nên uống loại nước này vào buổi tối. Vì đặc tính của rau má là tính hàn, bởi vậy khi uống vào buổi tối sẽ dễ gây lạnh bụng và tiêu chảy. Do đó, bạn nên sử dụng nước cốt rau má trước buổi tối.

Tiếp theo, bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều nước rau má trong một lần, điều này dễ khiến cơ thể bị hạ nhiệt đột ngột.

Người bệnh sử dụng rau má không nên phơi nắng quá nhiều. Bởi trong rau má có chứa các thành phần rất nhạy cảm với ánh nắng. Nếu bạn sử dụng một liều lượng rau má cao mà đi ra ngoài nắng nhiều giờ có thể khiến bị bị mê man, thậm chí là ngất xỉu.

Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ và cho con bú cũng như một số đối tượng đang mắc phải các chứng bệnh liên quan đến gan, tiểu đường thì không nên sử dụng rau má. Tốt nhất bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về trường hợp của mình trước khi sử dụng.

Người có bụng dạ yếu muốn sử dụng rau má thì nên ăn kèm với một vài lát gừng.

Những lưu ý khi dùng rau má

Rau má còn là một loại thảo dược nên khi sử dụng cần thận trọng như một loại thuốc. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi sử dụng rau má:

Mỗi ngày, các nhà khoa học khuyến cáo chỉ nên dùng 1 cốc nước rau má (tương đương 40g rau má). Tuy nhiên, không nên dùng liên tục quá 1 tháng, sau mỗi đợt dùng cần nghỉ ít nhất nửa tháng mới nên tiếp tục dùng đợt tiếp theo.

Phụ nữ mang thai không nên dùng rau má.

Những người đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, tiền sử bệnh tổn thương da, ung thư hoặc người đang dùng một số loại thuốc thì không nên dùng rau má để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Rau má thường được ăn sống hoặc ép trực tiếp lấy nước nước. Do đó, khi sử dụng cần rửa thật sạch với nước để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Bạn nên chọn mua loại rau má tự nhiên, không chứa thuốc trừ sâu. Tốt nhất bạn nên dùng rau má tự trồng tại nhà.

Lưu ý: Liều dùng của rau má có thể khác nhau đối với từng người, phụ thuộc vào tuổi tác và tình trạng sức khỏe. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng rau má để chữa bệnh hoặc với mục đích lâu dài nào đó như làm đẹp.

Trên đây là những chia sẻ  rau má, về câu hỏi uống nước rau má có tác dụng gì và những lưu ý khi uống loại nước này. Hy vọng độc giả có thể tận dụng được những lợi ích của rau má để chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân và người thân.

Nguồn tổng hợp