Tác dụng của cây bồ công anh, cùng những lưu ý khi dùng

Cây bồ công anh là loại cây xuất hiện trong một số bài thuốc Đông y, có tác dụng chữa đau dạ dày, tắc tia sữa, chống viêm… vô cùng hiệu quả. Vậy tác dụng của cây bồ công anh cụ thể là gì, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.

Cây Bồ công anh hay cây mũi mác, diếp hoang, là loài cây thuộc họ Cúc, có tên khoa học là Lactuca Indica L. Đây là loài cây thân thảo, mọc quanh năm nhưng đời sống ngắn ngủi chỉ từ 1-2 năm. Cây bồ công anh xuất hiện nhiều ở nước ta cũng như một số nước trong châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản,... Bộ phận lá, hoa và quả của cây đều có thể được sử dụng làm thuốc.

Cây bồ công anh là cây mọc hoang, có chiều cao trung bình từ 0,5 đến 1 mét, cá biệt nhiều cây cao đến 2 mét. Lá cây có dạng mũi mác, mọc so le nhau, có răng cưa ở cạnh bên, mặt trên của lá thường có màu nâu đậm. Hoa bồ công anh mọc thành cụm bông từ 8-10 hoa, có nhiều nhánh, màu vàng và thường nở từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm. Quả của cây có màu đen và mọc vào tháng 9.

 

tac dung cua cay bo cong anh chua tac tia sua va nhung luu y - 1

Hình ảnh của cây bồ công anh

Trong Đông y, cây bồ công anh được thu hoạch chủ yếu là lá và hoa để làm thuốc chữa bệnh, đôi khi sẽ thu hoạch cả quả. Lá và hoa thường được phơi khô để tiện cho quá trình bảo quản và chế biến. Cây bồ công anh hiện nay được phân thành 3 loại chính:

- Cây bồ công anh Việt Nam: Các đặc điểm được mô tả ở trên

- Cây bồ công anh Trung Quốc: Tương tự như của Việt Nam, tuy nhiên thân, lá cành và hoa thì có kích thước nhỏ hơn rất nhiều.

- Cây bồ công anh chỉ thiên: Loại cây này xuất hiện nhiều ở phía Nam của Trung Quốc, không có tác dụng chữa bệnh.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g bồ công anh:

- Năng lượng: 45 kcal

- Cacbohydrat: 9,2g

- Lipid: 0,7g

- Protein: 2,7g

- Nước: 85,6g

- Vitamin A: 64% nhu cầu cơ thể cần hàng ngày

- Vitamin B6: 0,251mg

- Vitamin C: 35mg

- Vitamin E: 3,44mg

- Vitamin K: 741% nhu cầu cơ thể cần hàng ngày

- Canxi: 187mg

- Sắt: 3,1mg

- Photpho: 66mg

- Natri: 76mg

- Kẽm: 0,41mg

- Và còn nhiều chất bổ dưỡng khác đối với cơ thể

Tác dụng của cây bồ công anh đối với sức khỏe

Bồ công anh được sử dụng trong các bài thuốc Đông y đặc trị chống viêm, nhiễm trùng da, chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày, chữa tắc tia sữa ở bà bầu, điều trị tình trạng nổi mụn nhọt trên da,... và còn nhiều tác dụng khác mà bạn có thể tham khảo cụ thể ngay sau đây:

1. Giàu Vitamin A và vitamin K 

Vitamin A dồi dào trong bồ công anh sẽ giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe đôi mắt, ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng hoặc mắc một số bệnh về mắt. Ngoài ra vitamin A còn có khả năng chống oxy hóa cao, giúp chống lại các gốc tự do nguy hại cho cơ thể.

Vitamin K trong bồ công anh có thể giúp cải thiện sức khỏe hệ xương khớp và tim mạch. Đặc biệt vitamin K cung cấp khả năng chống đông máu có lợi cho thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và ung thư  cho cơ thể.

2. Thanh lọc gan, giải độc

Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể có nhiệm vụ chuyển hóa chất béo, lọc máu và giải độc cho cơ thể. Các dưỡng chất trong bồ công anh được nghiên cứu là có lợi cho gan, bảo vệ mô gan khỏi bị tổn thương khi bị các chất độc tấn công. Ngoài ra bồ công anh duy trì ổn định lượng mật do gan tiết ra, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. 

tac dung cua cay bo cong anh chua tac tia sua va nhung luu y - 3

Gan khỏe mạnh hơn nhờ sử dụng bồ công anh

3. Bảo vệ xương khớp

Trong 100g bồ công anh chứa đến 187 mg canxi, bằng với 10% nhu cầu canxi cơ thể cần hàng ngày. Từ đó giúp cơ thể bảo vệ hệ xương khớp khỏe mạnh hơn, tăng cường điều tiết hormone, ngăn ngừa huyết áp cao, loãng xương do thiếu hụt canxi. Sử dụng trà từ bồ công anh hàng ngày sẽ tăng cường sức khỏe xương khớp hiệu quả.

4. Điều trị bệnh tiểu đường

Một tác dụng của cây bồ công anh với sức khỏe tuyệt vời khác đó là nó kích thích tuyến tụy sản xuất insulin tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Đó là bởi trong bồ công anh có chứa hai hoạt chất sinh học là Chicoric và Axit chlorogenic. Bồ công anh còn  giúp loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể, đặc biệt là lượng đường tích tụ trong thận mà hầu hết người bệnh tiểu đường thường gặp. 

Để điều trị tiểu đường hiệu quả, bạn hãy sử dụng trà bồ công anh hàng ngày để uống sẽ đem lại kết quả khả quan chỉ sau vài tuần.

5. Chống oxy hóa mạnh

Bồ công anh chứa lượng lớn beta-carotene, một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại cho tế bào. Ngoài ra trong hoa của bồ công anh chứa nhiều gốc polyphenol cũng có khả năng chống oxy hóa tốt cho cơ thể. 

6. Chống nhiễm trùng da

Nhiễm trùng trên da là tình trạng vi khuẩn tấn công cơ thể thông qua vết thương hở trên da. Sử dụng bồ công anh là một biện pháp tốt và hữu hiệu để ngăn ngừa sự nhiễm trùng. Đó là bởi phần sáp lỏng trên thân cây bồ công anh có khả năng khử trùng, diệt khuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng da khi có vết thương hở. Ngoài ra bạn có thể dùng phần sáp này để sát trùng da tương tự như cồn y tế. Sáp lỏng của cây bồ công anh còn giúp giảm kích thích do bị ngứa bởi bệnh chàm, vảy nến,...

tac dung cua cay bo cong anh chua tac tia sua va nhung luu y - 4

Bồ công anh giúp chống nhiễm trùng trên da hiệu quả

7. Giúp lợi tiểu

Rễ của cây bồ công anh có chứa nhiều hoạt chất giúp lợi tiểu tự nhiên, từ đó kích thích quá trình thải độc của gan. Ngoài ra, bồ công anh còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, ổn định lượng đường huyết, giảm tình trạng ợ nóng và một số vấn đề liên quan khác.

8. Chống nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhờ vào khả năng diệt khuẩn và kháng viêm cao của bồ công anh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, chống viêm bàng quang hiệu quả. 

9. Chữa tắc tia sữa

Cây bồ công anh có hiệu quả cao trong việc điều trị chứng tắc tia sữa thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh. Bạn có thể tham khảo bài thuốc sau đây:

- Chuẩn bị: Lá bồ công anh còn tươi 20-40g

- Cách làm: Rửa sạch lá bồ công anh với nước muối loãng, sau đó vớt ra giã nát, lọc phần bã riêng và phần nước cốt riêng. Phần bã dùng để đắp bên ngoài tuyến vú, còn nước cốt thì để uống sẽ giúp giảm tình trạng bị tắc tia sữa. Sử dụng mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi khỏi hẳn.

10. Chữa đau dạ dày do viêm loét

Để chữa bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, bạn có thể tham khảo bài thuốc sau đây:

- Chuẩn bị: Lá bồ công anh phơi khô 20g, lá khôi tía tô 15g, lá khổ sâm phơi khô 10g.

- Cách làm: Đun hỗn hợp nguyên liệu trên với 1 lít nước, sắc đến khi cạn còn khoảng 300ml thì dừng lại. Lấy nước thuốc chia thành uống 3 lần/ngày, có thể thêm ít đường cho dễ uống. Sử dụng một thời gian sẽ giúp dịu đi cơn đau dạ dày do viêm loét.

tac dung cua cay bo cong anh chua tac tia sua va nhung luu y - 5

Đau dạ dày có thể được cải thiện nhờ sử dụng bồ công anh hàng ngày

11.  Điều trị nổi mụn nhọt, mẩn ngứa

Bồ công anh có đặc tính sát khuẩn cao, vậy nên nó được sử dụng để điều trị tình trạng nổi mẩn ngứa và mụn nhọt trên da. Bạn có thể sử dụng bài thuốc sau đây:

- Chuẩn bị: Bồ công anh 30g, bạch chỉ 12g, liên kiều 20g, qua lâu 20g

- Cách làm: Đem hỗn hợp trên sắc cùng với 1 lít nước đến khi cạn còn 2-3 chén nước thì lấy ra sử dụng hàng ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc cho đến khi tình trạng nổi mẩn ngứa, mụn nhọt thuyên giảm.

12. Tốt cho hệ tim mạch

Bồ công anh cung cấp dồi dào lượng chất xơ có lợi cho cơ thể. Ngoài việc chất xơ giúp quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn, nó còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch do sự kết hợp của chất xơ với các hoạt chất khác giúp làm giảm nồng độ cholesterol. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ, và một số bệnh tim mạch nguy hiểm khác cho cơ thể.

Cách sử dụng cây bồ công anh để mang lại lợi ích cho sức khỏe

Để có thể tận dụng được hết tác dụng của cây bồ công anh đối với sức khỏe, ngoài việc làm nguyên liệu cho các bài thuốc. Sau đây là những cách sử dụng cây mà bạn có thể tham khảo để phục vụ mục đích bồi bổ cơ thể:

1. Pha trà bồ công anh

Cách đơn giản nhất để sử dụng bồ công anh hiệu quả đó chính là pha trà để uống hàng ngày. Thông thường người ta hay sử dụng hai loại trà sau từ bồ công anh:

- Trà từ rễ: Nhổ rễ cây bồ công anh vào đầu tháng 2 hoặc cuối tháng 9 hàng năm để thu được chất lượng rễ tốt nhất. Đem rửa sạch sau đó phơi khô rễ để tiện lợi cho quá trình bảo quản. Mỗi lần muốn uống trà, đem rễ ra cắt nhỏ rồi cho vào ấm trà hãm với nước sôi rồi sử dụng như các loại trà thảo mộc khác.

- Trà từ lá: Có thể thu hoạch lá bồ công anh bất cứ thời điểm nào trong năm. Thu hoạch lá rồi mang đi phơi khô giống như chè xanh để chất lượng trà khi pha đạt hiệu quả tốt nhất.

tac dung cua cay bo cong anh chua tac tia sua va nhung luu y - 6

2. Rau bồ công anh xào

Ngoài pha trà, lá bồ công anh còn có thể được sử dụng để làm món xào tỏi vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng.

- Chuẩn bị: Lá bồ công anh tươi, tỏi, muối, đường, hạt nêm, dầu ăn.

- Cách làm: Rửa sạch lá bồ công anh, để ráo nước. Tỏi bóc vỏ đập dập, sau đó cho vào phi thơm trên chảo dầu. Kế đến cho lá bồ công anh vào xào cùng với lửa vừa, nêm thêm gia vị cho phù hợp. Cuối cùng, tắt bếp khi rau chín tới, xếp ra đĩa và thưởng thức món ăn.

Một số lưu ý khi sử dụng cây bồ công anh

Bên cạnh các tác dụng của cây bồ công anh đối với sức khỏe là không thể phủ nhận, bạn cần lưu ý những điều sau đây khi sử dụng loại cây này:

- Bồ công anh có thể gây ra tình trạng dị ứng, đặc biệt là với những người bị dị ứng các thành phần trong cây. 

- Bồ công anh có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc điều trị bệnh, như là thuốc lợi tiểu, kháng sinh,...

- Hãy nhờ bác sĩ tư vấn kỹ nếu bạn muốn sử dụng bồ công anh để chữa bệnh, tránh việc tự ý sử dụng dễ mang lại tác dụng không mong muốn.

- Bồ công anh có độc tính thấp, cho nên hoàn toàn có thể sử dụng để ăn sống, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều.

- Bồ công anh hoàn toàn không nên sử dụng để thay thế các bữa ăn trong ngày nhằm phục vụ mục đích giảm cân. Cơ thể của bạn sẽ bị thiếu chất theo thời gian.

Liều lượng khuyến nghị sử dụng bồ công anh hàng ngày

- Lá tươi: 4-10g/ngày

- Lá khô: 4-10g/ngày

- Dạng thuốc lỏng: 2-5ml/ngày, chia làm 3 lần uống 

- Nước ép từ lá: 5ml/ngày, chia làm 2 lần uống

- Tinh dầu: 5-10ml/ngày

- Rễ tươi: 2-8g/ngày

- Bột khô: 250-1000mg/ngày, chia làm 4 lần uống

Tác dụng của cây bồ công anh, cùng những lưu ý khi dùng tốt hơn chỉ mang tính chất tham khảo, hy vọng bạn đọc có cách dùng hoa bồ công anh tốt hơn.

Theo Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/tac-dung-cua-cay-bo-cong-anh-chua-tac-tia-sua-va-nhun...