Tác dụng của nước dừa cũng những lưu ý khi uống

Nước dừa, được nhiều nhà dùng, vậy uống nước dừa có tác dụng gì cũng những lưu ý khi uống, cùng tham khảo bài viết: Tác dụng của nước dừa cũng những lưu ý khi uống. 

Nước dừa tươi là một loại thức uống giải khát tự nhiên rất được ưa thích vì vừa an toàn lại phổ biến khắp nơi. Uống nước dừa có tác dụng gì, lưu ý khi uống. 

Tác dụng của nước dừa cũng những lưu ý khi uống 

Tác dụng của nước dừa

1. Nước dừa tươi cung cấp dưỡng chất

Tác dụng của nước dừa: vước dừa tươi cung cấp dưỡng chất

Nước dừa ít calo và chất béo nhưng lại rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác như axit lauric, clorua, sắt, kali, magiê, canxi, natri và phốt pho.

Trên thực tế, hàm lượng kali – chất giúp cân bằng điện giải trong nước dừa tươi cao hơn gần gấp đôi lượng kali có trong chuối. Cân bằng điện giải đóng vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hoạt động của hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và cân bằng chất lỏng bên trong cơ thể.

Mỗi 240g nước dừa tươi có chứa 46 calo và các dưỡng chất sau:

2. Nước dừa tươi giúp làm đẹp da

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng cytokinin có trong nước dừa tươi giúp điều hòa tăng trưởng và phân chia tế bào. Các loại cytokinin và axit lauric này có thể giúp giảm thiểu tối đa lão hóa tế bào da, giúp cân bằng pH và giúp các mô liên kết bền và giữ nước.

3. Nước dừa tươi tăng cường năng lượng

Tác dụng của nước dừa: nước dừa tươi tăng cường năng lượng

Nước dừa tươi là loại thức uống cung cấp năng lượng rất tốt giúp bổ sung nguồn vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất dồi dào. Nước dừa chứa hàm lượng đường và natri thấp hơn so với hầu hết các loại đồ uống thể thao, trong khi lại chứa nhiều kali, canxi và clorua hơn.

Nước dừa tươi là một lựa chọn tốt hơn các loại đồ uống thể thao trong việc chống mất nước, bổ sung và tăng cường năng lượng cho cơ thể sau khi làm việc và tập luyện.  

Trong mỗi 100ml nước dừa có chứa xấp xỉ 294mg kali, 118mg clorua nhưng chỉ có 25mg muối và 5mg dường. Trong khi đó, các loại nước uống tăng cường năng lượng khác chỉ chứa 117mg kali và 39mg clorua mà có tới 200 mg muối, 20–25 mg đường.

4. Nước dừa tươi cải thiện tim mạch

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, những người cao huyết áp thường có hàm lượng kali thấp. Do đó, uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp điều hòa huyết áp rất tốt vì nước dừa có chứa nhiều kali và axit lauric.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy nước dừa tươi có thể giúp tăng cholesterol có lợi HDL nên đây là liệu pháp điều trị tự nhiên giúp hệ tim mạch phát triển khỏe mạnh.  

5. Nước dừa tươi chống mất nước

Nước dừa tươi chống mất nước

Nước dừa tươi rất giàu kali và các loại khoáng chất khác nên có thể giúp bạn điều tiết chất lỏng bên trong cơ thể, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể. Loại nước này đã được dùng để trị mất nước do bệnh lỵ, bệnh tả, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

Sự cân bằng điện giải và huyết tương trong nước dừa khá tương đồng với máu người. Vì vậy, uống một cốc nước dừa hai lần mỗi ngày khi gặp những vấn đề về tiêu hóa, hoặc khi thời tiết nóng, sau khi tập luyện nặng nhọc có thể giúp bù nước cho cơ thể một cách nhanh chóng.

6. Nước dừa tươi giúp trị bệnh tiêu hóa

Nước dừa chứa nguồn axit lauric dồi dào để cơ thể chuyển hóa thành monolaurin. Monolaurin có hoạt tính kháng virus, kháng động vật nguyên sinh và kháng khuẩn giúp chống lại giun đường ruột, ký sinh trùng, virus có vỏ lipid và các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa khác ở trẻ em và người lớn.

Khi bị giun đường ruột, bạn có thể pha 1 thìa cà phê dầu ô liu nguyên chất vào một cốc nước dừa và uống hàng ngày trong vòng 3 ngày. Khi bị táo bón, tiêu chảy hoặc các vấn đề về tiêu hóa, mỗi ngày uống 2 cốc nước dừa sẽ giúp trị bệnh hiệu quả.  

7. Nước dừa tươi giúp giảm cân

Nước dừa tươi giúp giảm cân

Nước dừa tươi là một chất điện giải tự nhiên giúp tăng cường trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, nước dừa tươi rất tốt cho những người bị thừa cân vì loại nước này rất giàu triglyceride chuỗi trung bình, một dạng chất béo có thể giúp giảm cân.

Theo một nghiên cứu vào tháng 6/2006 trên tạp chí y khoa Ceylon Medical Journal, trong quá trình tiêu hóa, triglyceride chuỗi trung bình trong nước dừa tươi chuyển hóa thành triglyceride đơn và các axit béo tự do chuỗi trung bình. Cơ thể sẽ sử dụng hai chất này ngay lập tức để tạo ra năng lượng chứ không dự trữ dưới dạng mỡ.

Triglyceride chuỗi trung bình còn có khả năng tăng cường năng lượng, vì vậy giúp hạn chế đói hiệu quả hơn các dạng chất béo khác. Những chất béo đặc biệt có trong nước dừa tươi giúp duy trì trọng lượng cân đối cho cơ thể và giúp giảm cân.

8. Nước dừa tươi giúp tăng cường miễn dịch

Một số chất trong nước dừa tươi có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch và giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Các chất béo đặc biệt có trong cùi dừa như caprylic, capric và lauric có tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng động vật nguyên sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch và tiêu diệt mầm bệnh.

Chất monolaurin rất dồi dào trong nước dừa có thể giúp cơ thể chống lại virus và các axit béo thiết yếu trong dừa có thể giúp kìm hãm sự phát triển của các loại nấm.  

9. Nước dừa tươi giúp chống oxy hóa

Nước dừa tươi giúp chống oxy hóa

Trong quá trình trao đổi chất, tế bào sản sinh ra các gốc tự do. Khi tế bào bị stress hoặc bị tổn thương, các gốc tự do được sản sinh ra nhiều hơn. Việc có quá nhiều gốc tự do sẽ làm cơ thể bị mất cân bằng oxy hóa, tổn hại tế bào và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Chăm chỉ uống nước dừa vào mùa hè, phụ nữ sẽ nhận về những lợi ích vô cùng tuyệt vời:

- Trẻ hóa cơ thể: Nước dừa chứa đường, chất béo, protein, hormone tăng trưởng, vitamin và rất nhiều nguyên tố vi lượng thiết yếu. Ngoài ra, nó cũng góp phần giữ ẩm cho da và có tác dụng làm đẹp.

- Bù nước cho cơ thể trong những ngày nắng nóng:Nước dừa là loại nước giải khát tự nhiên không chứa chất béo, có thể được tận dụng làm nước điện giải nếu chẳng may cơ thể bị mất nước.

- Ngừa bệnh sỏi thận : Uống nước dừa thường xuyên là một cách đánh tan sỏi thận hiệu quả, đồng thời làm cho chúng thoát ra ngoài cơ thể.

Nước dừa giúp phụ nữ trẻ hóa và ngừa bệnh trong mùa hè nhưng hãy nhớ kỹ: 6 nhóm người KHÔNG uống - 4 thời điểm TRÁNH dùng - Ảnh 1.

Nước dừa là loại nước giải khát tự nhiên không chứa chất béo.

- Tăng sức đề kháng: Trong loại nước tuyệt vời này có chứa nhiều chất béo, protein, vitamin B, vitamin C và các nguyên tố vi lượng kali, magiê…có tác dụng cải thiện sức đề kháng và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

- Bồi bổ cho hệ tiêu hóa: Nhờ có chứa lượng axit lauric dồi dào, nước dừa có khả năng chuyển đổi thành monolaurin khi đi vào cơ thể giúp kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng...

Dù thơm ngon, bổ dưỡng nước dừa không phải ai cũng cũng tốt và uống vào lúc nào cũng được. Giới chuyên gia khuyến cáo những lưu ý khi uống nước dừa kẻo nhận tác động xấu đến toàn bộ cơ thể.

Không được lạm dụng nước dừa giải nhiệt

Nước dừa có tác dụng giải nhiệt, bù nước nhưng nếu chúng ta uống liên tục, uống quá nhiều một lúc sẽ ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe.

Nước dừa giúp phụ nữ trẻ hóa và ngừa bệnh trong mùa hè nhưng hãy nhớ kỹ: 6 nhóm người KHÔNG uống - 4 thời điểm TRÁNH dùng - Ảnh 2.

Nước dừa có tác dụng giải nhiệt, bù nước.

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), nước dừa khi uống với liều lượng nhiều quá mức cho phép sẽ làm giảm huyết áp nhanh chóng, đồng thời làm mềm yếu gân cơ. Chất điện giải này không được phép lạm dụng, đặc biệt là với những người hay tập luyện thể thao. Bằng không, hiệu quả tập luyện sẽ giảm sút, khiến cơ thể thêm mệt mỏi, cộng với thời tiết nắng nóng đỉnh điểm càng khiến sức khỏe bị ảnh hưởng hơn.

Nước dừa rất bổ dưỡng nhưng 6 nhóm người dưới đây không nên uống

- Bệnh nhân tiểu đường: Theo lương y Bùi Hồng Minh, người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước dừa, đặc biệt là ngay sau bữa ăn vì có nguy cơ làm tăng đường huyết.

- Người mắc bệnh thận: Nước dừa có thể khiến tình trạng bệnh thận trở nên trầm trọng hơn, trước khi dùng nên có sự tư vấn của chuyên gia, bác sĩ để tránh những hậu quả không mong muốn.

- Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy: Nước dừa có tính mát, hàn, nhất là nước dừa non, sẽ làm cho triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy trầm trọng, khó điều trị.

Nước dừa giúp phụ nữ trẻ hóa và ngừa bệnh trong mùa hè nhưng hãy nhớ kỹ: 6 nhóm người KHÔNG uống - 4 thời điểm TRÁNH dùng - Ảnh 3.

Nước dừa có thể khiến tình trạng bệnh thận trở nên trầm trọng hơn.

- Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu: Không được uống nước dừa để phòng nguy cơ sinh non.

- Người đang bị đau bụng kinh: Trong kỳ kinh nguyệt , tử cung phụ nữ cần cảm giác ấm áp để giảm bớt sự khó chịu, trong khi đó nước dừa lại đem lại về giác mát lạnh, không phù hợp để uống trong thời điểm này.

- Người bệnh trĩ, huyết áp thấp, cảm lạnh: Dừa xiêm tính âm, có tác dụng làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp. Nếu người bệnh trĩ và huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp… thì cần tránh uống nước dừa vì tình trạng sức khỏe sẽ bị suy giảm.

4 thời điểm không được uống nước dừa mà hại thân

- Trước khi đi ngủ: Theo tờ Stylecraze, buổi tối là một trong những thời điểm cần tránh uống nước dừa vì đây là lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi, trong khi đó nước dừa có tác dụng lợi tiểu, nó sẽ khiến bạn phải ra khỏi giường rất nhiều lần trong đêm để đi vệ sinh, gây mất ngủ.

- Huyết áp đang thấp: Đừng dại uống một ngụm nước dừa khi huyết áp đang thấp vì nó sẽ khiến huyết áp của bạn tụt nhanh hơn, thậm chí xuống quá thấp. Nếu là bệnh nhân có tiền sử huyết áp thấp thì bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi uống.

Nước dừa giúp phụ nữ trẻ hóa và ngừa bệnh trong mùa hè nhưng hãy nhớ kỹ: 6 nhóm người KHÔNG uống - 4 thời điểm TRÁNH dùng - Ảnh 4.

Đừng dại uống một ngụm nước dừa khi huyết áp đang thấp vì nó sẽ khiến huyết áp của bạn tụt nhanh hơn.

- Khi mới đi nắng về: Những người mới đi nắng về, đầu óc đang choáng váng không nên giải khát bằng nước dừa vì có thể gây "say". Triệu chứng thường gặp là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao.

- Khi đang bị cảm lạnh: Bệnh nhân đang bị cảm lạnh, hen suyễn kèm các triệu chứng ớn lạnh, đau đầu, nghẹt mũi… thì hạn chế uống nước dừa vì tính làm mát, giải nhiệt của dừa sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Vậy mùa hè uống nước dừa như thế nào là tốt nhất?

Theo food.ndtv, thời điểm tốt nhất để uống nước dừa là vào buổi sáng. Trong nước dừa có chứa nhiều axit lauric, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, khởi động quá trình trao đổi chất của bạn và giúp giảm cân hiệu quả.

Ngoài ra, bạn nên nhớ không uống nhiều hơn 3-4 trái một ngày hoặc uống liên tục trong nhiều ngày. Uống nước dừa cần tránh pha thêm đường, đá và các hóa chất khác.

  • Carbohydrate: 9g
  • Chất xơ: 3g
  • Protein: 2g
  • Vitamin C: 10% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Magiê: 15% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Mangan: 17% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Kali: 17% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Natri: 11% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Canxi: 6% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày

Với chia sẻ tác dụng của nước dừa cũng những lưu ý khi uống cachlamhay.vn hy vọng bạn đọc có thêm thông tin tham khảo bổ ích về việc dùng nước dừa uống sao cho tốt hơn.

cachlamhay.vn tổng hợp theo https://hellobacsi.com/song-khoe/dinh-duong/tac-dung-cua-nuoc-dua-tuoi/