Tác dụng của tảo biển? Những lợi ích vàng khi ăn tảo biển

Tảo biển có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn, đồng thời cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tác dụng của tảo biển được chứng minh rất tốt cho tim mạch và phòng chống ung thư. Bạn thích ăn tảo biển hãy tham khảo. Tác dụng của tảo biển? Những lợi ích vàng khi ăn tảo biển

Tảo biển là loại thực phẩm đến từ đại dương, thường có màu xanh, đỏ, nâu hoặc đen. Tảo biển có thể được tìm thấy ở khắp các bờ biển trên thế giới nhưng nhiều nhất phải kể đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Tảo biển được sử dụng rất linh hoạt, có thể chế biến thành nhiều món ăn như cơm cuộn, sushi, canh, salad, món hầm, sinh tố... Những chất dinh dưỡng có trong tảo biển đã được chứng mình đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Dưới đây là những tác dụng của tảo biển:

1. Hỗ trợ chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp giải phóng hormone để giúp kiểm soát sự tăng trưởng, sản xuất năng lượng, sinh sản và sửa chữa các tế bào bị hư hại trong cơ thể. Tuyến giáp dựa vào iốt để tạo ra hormone. Nếu không có đủ iốt, bạn có thể bắt đầu gặp các triệu chứng như thay đổi cân nặng, mệt mỏi hoặc bướu cổ, suy giáp và nhiều bệnh ký liên quan đến tuyến giáp. Trên thế giới, có khoảng 2 tỷ người gặp phải tình trạng thiếu iốt. Khuyến nghị khẩu phần ăn tiêu chuẩn (RDI) cho iốt là 150 mcg mỗi ngày.

 

tac dung cua tao bien? nhung loi ich vang khi an tao bien - 1

 

Trong khi đó, tảo biển chứa một lượng iốt khá lớn vì hấp thụ từ đại dương. Hàm lượng iốt của tảo biển tùy thuộc vào mỗi loại, nơi nó được trồng và chế biến. Một miếng tảo biển khô có thể chứa tới 11–1.989% RDI. Nhờ đó, việc ăn tảo biển có thể hỗ trợ rất nhiều cho chức năng tuyến giáp.

Hàm lượng iốt của một số loại tảo biển phổ biến:

Tảo biển Nori: 37 mcg/g (25% RDI)

Tảo biển Wakame: 139 mcg/g (93% RDI)

Tảo biển Kombu: 2523 mcg/g (1.682% RDI)

Ngoài ra, tảo biển cũng chứa một loại axit amin có tên tyrosine, được sử dụng cùng với iốt để tạo ra hai loại hormone chính giúp tuyến giáp thực hiện tốt chức năng của nó.

2. Cung cấp vitamin và khoáng chất tốt

Mỗi loại tảo biển có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Thêm một ít rong biển khô vào bữa ăn hàng ngày của bạn không chỉ giúp món ăn thêm đậm vị, dậy vị mà còn là cách đơn giản để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.

Thông thường, một muỗng canh (7g) tảo xoắn khô có thể cung cấp:

Calo: 20

Carbs: 1,7 gram

Protein: 4 gram

Chất béo: 0,5 gram

Chất xơ: 0,3 gram

Vitamin B: 15% RDI

Vitamin B1: 11% RDI

Sắt: 11% RDI

Mangan: 7% RDI

Đồng: 21% RDI

Một lượng nhỏ vitamin A, C, E và K, cùng với folate, kẽm, natri, canxi và magiê.

Protein có trong một số tảo biển, chẳng hạn như tảo xoắn và chlorella, chứa tất cả các axit amin thiết yếu. Điều đó có nghĩa là việc ăn tảo biển sẽ giúp bạn cung cấp đầy đủ axit amin cần thiết cho cơ thể. Tảo biển cũng là một nguồn chất béo omega-3 và vitamin B12 tốt.

Tảo biển xanh và tím chứa khá nhiều vitamin B12. Chỉ 4g tảo biển Nori có thể chứa tới 24 mcg vitamin B12.

3. Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa trong cơ thể sẽ kìm hãm sự phát triển của các gốc tự do, từ đó làm giảm sự tấn công các tế bào trong cơ thể. Các gốc tự do dư thừa là nguyên nhân cơ bản của một số bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim và tiểu đường.

tac dung cua tao bien? nhung loi ich vang khi an tao bien - 3

Ngoài việc chứa các vitamin A, C và E chất chống oxy hóa, tảo biển còn chứa nhiều loại hợp chất thực vật có lợi, bao gồm flavonoid và carotenoids. Những chất này sẽ giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do. Những caroten được tìm thấy trong tảo nâu, ví dụ như tảo biển wakame, có khả năng chống oxy hóa cao gấp 13,5 lần so với vitamin E. Chất fucoxanthin có trong tảo biển được chứng minh bảo vệ màng tế bào tốt hơn vitamin A.

Nhờ đó, việc cung cấp tảo biển sẽ giúp bạn giảm nguy cơ oxy hóa, ổn định huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim và tiểu đường.

4. Hỗ trợ sức khỏe đường ruột

Vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe con người. Sự mất cân bằng các vi khuẩn đường ruột tốt và xấu có thể dẫn đến nhiều bệnh tật. 

Trong khi đó, tảo biển là loại thực phẩm chứa rất nhiều chát xơ, có lợi cho sức khỏe đường ruột. Chất xơ có thể chiếm 25-75% trọng lượng khô của rong biển. Giá trị này cao hơn cả hàm lượng chất xơ có trong hầu hết các loại trái cây và rau củ. Chất xơ sẽ thúc đẩy vi khuẩn tốt trong ruột già, từ đó có lợi cho đường ruột.

Ngoài ra, một số loại đường đặc biệt được tìm thấy trong tảo biển, ví dụ như polysacarit sunfat, đã được chứng minh làm tăng sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột có lợi. Những polysacarit này cũng làm tăng sản xuất axit béo chuỗi ngắn (SCFA), cung cấp hỗ trợ và nuôi dưỡng cho các tế bào lót ruột.

5. Hỗ trợ giảm cân

Tảo biển chứa nhiều chất xơ và hầu như không chứa calo. Chất xơ có trong tảo biển cũng lạm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, nhờ đó giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và trì hoãn cơn đói, từ đó giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Tảo biển cũng có tác dụng chống bép phì. Một số nghiên cứu cho thấy trong tảo biển có chứa hợp chất fucoxanthin làm giảm lượng mỡ trong cơ thể và giảm lượng đường trong máu.

6. Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Các bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch phổ biến như: cholesterol cao, huyết áp cao, hút thuốc, không hoạt động thể chất hoặc thừa cân bép phì. Tảo biển đã được chứng minh giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu.

tac dung cua tao bien? nhung loi ich vang khi an tao bien - 4

Bệnh tim cũng có thể được gây ra bởi quá trình đông máu. Trong khi đó, tảo biển có chứa một loại carbohydrate được gọi là fucans, có thể giúp ngăn ngừa máu đóng cục hiệu quả.

7. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm, xảy ra khi cơ thể bạn không thể cân bằng lượng đường trong máu theo thời gian. Ước tính đến năm 2030, sẽ có khoảng 330 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường (tương đương 6% dân số). 

Tảo biển được nghiên cứu cho thấy có thể hỗ trợ những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tảo biển giúp kiểm soát lượng đường trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu kéo dài 8 tuần tại Nhật Bản, thực hiện trên 60 người đã cho thấy chất fucoxanthin có trong rong biển nâu, có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Những người tham gia nghiên cứu đã nhận được một loại dầu rong biển địa phương, chia làm 3 nhóm, nhóm nhận loại dầu chứa 0 mg fucoxanthin, nhóm nhận loại dầu chứa 1 mg fucoxanthin và nhóm nhận loại dầu chứa 3 mg fucoxanthin. Kết quả cho thấy nhóm nhận loại dầu chứa 2 mg fucoxanthin đã cải thiện lượng đường trong máu tốt hơn nhiều so với 2 nhóm còn lại.

Nghiên cứu này cũng ghi nhận việc cải thiện lượng đường trong máu ở những người có khuynh hướng di truyền đối với tình trạng kháng insulin, thường liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.

Trong tảo biển còn chứa chất alginate, giúp ngăn lượng đường trong máu tăng lên nếu cơ thể nạp quá nhiều đường.

Tác dụng của tảo biển? Những lợi ích vàng khi ăn tảo biển chỉ mang tính chất tham khảo, hy vọng bạn đọc có thêm thông tin bổ ích về tảo biển

Nguồn tham khảo:

7 Surprising Health Benefits of Eating Seaweed - Đăng tải trên trang tin y tế Health Line - Xuất bản ngày 28/3/2018