Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách , an toàn nhất

Việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh cũng phải có khoa học, các bậc cha mẹ cần nắm được các kiến thức này mới giúp cho trẻ sơ sinh được tắm nắng một cách khỏe mạnh cũng như sẽ giúp việc tắm nắng được phát huy hiệu quả tốt hơn. Tắm nắng không những tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp ích trong việc loại bỏ bệnh vàng da. Trẻ sơ sinh cần được thường xuyên ra ngoài tắm nắng, vậy tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào và tắm nắng trong thời gian bao lâu? Với bài viết này cachlamhay.vn sẽ hướng dẫn các mẹ tắm nắng cho bé đúng cách nhât.

TẮM NẮNG CHO TRẺ SƠ SINH CÓ TỐT KHÔNG?

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh có rất nhiều lợi ích: tắm nắng giúp đẩy lùi bệnh vàng da rất nhanh, đối với trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da nhẹ, việc tắm nắng thường xuyên cũng có tác dụng chữa lành bệnh. Tắm nắng giúp cơ thể hấp thu vitamin D và đây cũng là nguồn vitamin D chủ yếu của cơ thể. Vitamin D còn được gọi là “vitamin mặt trời”, vitamin D3 có trong da sẽ được chuyển hóa thành vitamin D dưới tác động của tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời, giúp cơ thể có thể hấp thụ canxi và phốt-pho, làm cho xương bé phát triển chắc khỏe. Tắm nắng còn giúp phòng bệnh loãng xương và bệnh còi xương ở trẻ em. Tia hồng ngoại có trong ánh nắng mặt trời làm giãn nở mạch máu dưới da, tiêu diệt vi khuẩn, nếu tiếp xúc với ánh nắng một cách thích hợp sẽ giúp thúc đẩy sự trao đổi chất và tăng trưởng cho bé, ngăn ngừa bệnh còi xương và thiếu máu, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Tắm nắng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và gia tăng sức sống của tế bào thực bào. Tia hồng ngoại trong ánh nắng mặt trời còn có thể kích thích tủy xương tạo ra các hồng cầu, nâng cao khả năng tạo máu, từ đó ngăn ngừa chứng thiếu máu.

TẮM NẮNG CHO TRẺ SƠ SINH NHƯ THẾ NÀO?

Việc tắm nắng cho bé đòi hỏi phương pháp thích hợp, bố mẹ có thể mang con ra ngoài đi dạo, sau khi bé làm quen với môi trường của thế giới bên ngoài thì hãy tắm nắng cho bé. Nếu tắm nắng ngoài trời thì hãy chọn những ngày có thời tiết nắng, không có gió, mặt quần áo phù hợp, để làn da của bé được tiếp xúc với ánh nắng hoàn toàn.  Nhưng nên tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu hoặc mặt của bé mà phải mang nón hoặc che dù, đặc biệt cần chú ý đến việc bảo vệ đôi mắt cho bé. Lúc trời nắng gắt, tránh cho da bé bị cháy nắng hay tổn thương. Nếu tắm nắng trong nhà thì phải tắm gần cửa sổ được mở hẳn nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp. Sau khi tắm nắng, cần cho bé uống thêm nước ép trái cây hoặc nước lọc…Lúc tắm nắng cần chú ý để bé không bị cảm lạnh. Nếu sức khỏe bé không được tốt hoặc đang bệnh thì hãy ngưng việc tắm nắng.

TẮM NẮNG CHO TRẺ SƠ SINH TRONG BAO LÂU?

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh không nên kéo dài quá lâu hoặc quá nhanh, vậy nên tắm cho bé trong thời gian bao lâu mới phù hợp? Thời gian tắm nắng lâu hay mau phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Bố mẹ nên làm theo từng bước, ví dụ lúc mới bắt đầu có thể cho bé tắm khoảng mười mấy phút sau đó tăng dần lên từ 1-2 tiếng đồng hồ là tốt nhất. Hoặc mỗi lần tắm từ 15 đến 30 phút, tắm nhiều lần mỗi ngày. Thời gian tắm nắng cho mỗi lần cũng tùy vào độ tuổi của bé và thực hiện theo từng bước. Sau khi tắm nắng cần chú ý bổ sung nước. Điều cần lưu ý là thời gian tắm nắng phải tăng lên từ từ, có thể từ mười mấy phút đến một tiếng, tốt nhất là tắm nắng một lúc sau đó vào chỗ mát giải lao một lát. Khi tắm nắng nếu có các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, da đỏ hoặc bị cháy nắng…thì phải di chuyển vào chỗ mát nghỉ ngơi ngay lập tức và cho bé uống thức uống mát hoặc nước muối, hoặc dùng nước ấm lau cơ thể cho bé.

NHỮNG LƯU Ý KHI TẮM NẮNG CHO TRẺ SƠ SINH

Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ

Để có thể tắm nắng cho bé yêu đúng cách, bạn cần tuân theo những lưu ý sau:

  • Khi bé yêu khoảng 7 – 10 ngày tuổi, bạn đã có thể cho bé tắm nắng.
  • Thời điểm và thời gian không tắm nắng cho trẻ: Khoảng thời gian từ 10 – 16 giờ, tia cực tím hoạt động mạnh gây tác động xấu lên da. Thời gian tắm nắng cho trẻ không quá 20 phút/lần.
  • Khi cho trẻ tắm nắng, bạn cởi hết quần áo, lấy mũ che gáy, mắt và vùng sinh dục của bé nhằm tránh tác động của tia UV đến các bộ phận này.
  • Trong khi bé tắm nắng, bạn hãy trò chuyện với bé, massage, vuốt ve để bé cảm thấy thoải mái. Nếu bé có nhu cầu bú mẹ trong khi tắm nắng và hai mẹ con không ở nơi công cộng, bạn cũng có thể cho bé bú.
  • Tăng dần thời gian tắm nắng: Lúc đầu, bạn có thể cho bé tắm nắng chỉ vài ba phút, sau tăng dần lên 5 – 10 phút. Mục đích là để cho bé làm quen với việc này và không quấy khóc.
  • Ngoài ra, việc tắm nắng cho bé cũng cần lưu ý đến yếu tố địa lý, vùng miền. Vùng nhiều nắng, thời gian tắm nắng cho trẻ ít hơn. Ví dụ: Cùng vào thời điểm là tháng 2, thời gian tắm nắng của trẻ sơ sinh ở TP. HCM ít hơn trẻ ở miền Bắc.
  • Không tắm nắng cho trẻ qua cửa kính, vì kính đã cản ánh nắng mặt trời nên trẻ không hấp thu được vitamin D.
  • Trẻ có làn da sậm màu cần tắm nắng lâu hơn trẻ có làn da sáng.
  • Sau khi tắm nắng, mẹ nên cho bé bú để bù lại lượng nước đã mất vì có thể bé bị đổ mồ hôi khi tắm nắng.
  • Nếu sau khi tắm nắng, da bé nổi mẩn đỏ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, bạn nên dừng việc tắm nắng lại để theo dõi. Đưa bé đến bác sĩ để khám nếu sau một vài ngày tình trạng da bé không thuyên giảm

Lưu ý khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh đó là, trẻ sơ sinh mới chào đời cần có thời gian để thích nghi với môi trường, vì thế trong hai tuần đầu mới sinh không thích hợp cho việc tắm nắng trực tiếp ngoài trời, cho đến khi bé thích nghi với môi trường thì có thể cho bé tắm nắng. Khi tắm nắng, nếu bố mẹ phát hiện bé có các biểu hiệu như: da ửng đỏ, ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh thì cần vào nhà ngay và cho bé uống thức uống mát hoặc nước muối, hoặc dùng nước ấm lau người cho bé. Hoặc cho bé tắm một lúc rồi vào chỗ mát mẻ nghỉ giải lao một lúc. Chú ý thời gian tắm nắng không được quá lâu. Sau  khi tắm nắng, nhớ mặc thêm quần áo cho bé kịp thời do lỗ chân lông sẽ giãn nở khi ánh nắng chiếu vào da, khi vào phòng mát sẽ dễ hấp thu độ ẩm vì thế rất dễ bị cảm lạnh.

Nguồn tổng hợp