Cách sử dụng điện thoại an toàn và những điều cần lưu ý

Hiện nay. thời đại công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão. Vì vậy điện thoại không thể thiếu được đối với mỗi chúng ta. Nó trở nên thân thiết có tầm quan trọng rất lớn đối với con người. Điện thoại giúp chúng ta liên lạc với nhau thuận lợi chỉ cần một cuộc gọi là có thể giải quyết được hết mọi việc chỉ trong giây lát. ...Nó tiện lợi như thế nhưng lại rất có hại cho sức khỏe đối với con người nếu chúng ta sử dụng không đúng cách. Dưới đây là một số tác hại của điện thoại và cách sử dụng đúng và an toàn mà bạn nên biết nhé.

Những khuyến cáo của các chuyên gia về sử dụng điện thoại

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng việc sử dụng điện thoại di động sẽ khiến người dùng phải tiếp xúc liên tục với sóng vô tuyến - tác nhân có thể gây bệnh ung thư. Để có thể hạn chế tối đa ảnh hưởng của sóng điện thoại di động.

- Không áp điện thoại vào cơ thể: Để thiết bị cách cơ thể chỉ 1-2 cm cũng đã giảm đáng kể lượng bức xạ.

- Không nói chuyện dài: Càng nói ít, tỷ lệ hấp thụ càng thấp.

- Sử dụng tai nghe hoặc bật loa ngoài: Người dùng nên đeo tai nghe có dây hoặc Bluetooth. Thực ra chúng ta vẫn có thể bị phơi nhiễm từ loại tai nghe này nhưng nó nhẹ hơn nhiều so với việc áp điện thoại vào tai.

- Tránh dùng điện thoại ở nơi sóng yếu: Khi thuê bao ở xa trạm thu phát sóng, tín hiệu sẽ yếu đi và thiết bị phải điều chỉnh để kết nối với trạm và làm tăng lượng bức xạ phát ra.

- Nhắn tin, lướt web nhiều hơn nói chuyện: Vì khi nhắn tin, người sử dụng không áp điện thoại vào đầu - bộ phận dễ hấp thụ phóng xạ nhất.

- Để điện thoại trong túi xách thay vì túi quần nhằm tăng khoảng cách giữa cơ thể và thiết bị.

Những tác hại của việc sử dụng điện thoại nhiều

 Mất ngủ do sử dụng quá nhiều điện thoại

9 tác hại khôn lường của việc sử dụng điện thoại quá nhiều - Ảnh 2.

Bạn có biết ánh sáng bức xạ từ màn hình smartphone có khả năng gây ra căn bệnh mất ngủ kéo dài hay không? Nguyên nhân bởi vì smartphone phát ra những ánh sáng được gọi là ánh sáng màu xanh gây ức chế sự sản xuất hormone melatonin gây ngủ và phá vỡ nhịp sinh học của bạn.

Những ánh sáng xanh này tương tự như ánh sáng ban ngày làm cho cơ thể chúng ta nghĩ rằng đó là ban ngày dù trời đã tối khuya. Lời khuyên dành cho bạn là đừng nên sử dụng điện thoại máy tính, tivi trong 1 giờ trước khi ngủ và không để điện thoại gần khu vực ngủ.

Gây trầm cảm, lo âu nhiều khi sử dụng lâu

9 tác hại khôn lường của việc sử dụng điện thoại quá nhiều - Ảnh 3.

Đa số những người bị mắc bệnh trầm cảm hoặc căng thẳng quá mức đều có liên quan đến việc sử dụng smartphone quá nhiều. Điều này là do tia bức xạ kích thích căng thẳng thần kinh não, từ đó làm chúng ta luôn có cảm giác hồi hộp lo âu.

Bên cạnh đó, những mối nguy hại từ các trang mạng xã hội dễ làm chúng ta cảm thấy tổn thương và bị cô lập.

Các bệnh về viêm nhiễm da gây xấu làn da của bạn.

 

9 tác hại khôn lường của việc sử dụng điện thoại quá nhiều - Ảnh 4.

Rất nhiều người do sử dụng di động quá nhiều trong thời gian dài nên xuất hiện những nốt mẩn đỏ không rõ nguyên nhân ở vùng má và tai, thậm chí trên ngón tay cũng có những nốt mẩn tương tự.

Hiện tượng này là do da bị dị ứng khi tiếp xúc với bề mặt smartphone, nơi được xem là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn cao gấp 20 lần nắp thành toilet.

Những lưu ý cần biết và tránh khi sặc pin điện thoại

Việc sử dụng điện thoại di động không đúng cách cũng khiến chúng ta gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe, tính mạng cho chính mình và người khác. Anh Lê Hải Đăng – phụ trách bộ phận tư vấn kỹ thuật trực tuyến của FPT Shop thành phố Hồ Chí Minh cho biết, có những lỗi nhỏ khi sử dụng điện thoại di động mà người dùng thường xem là “chuyện nhỏ” nhưng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đó là việc sạc điện thoại di động, nên dùng cục sạc chính hãng, tương thích với sản phẩm. Nếu tự mua cục sạc bên ngoài, khách hàng nên lựa chọn mua ở những địa chỉ có uy tín, thương hiệu, đồng thời phải xem kỹ các thông số ghi trên thiết bị này.

Ví dụ cục sạc dành cho điện thoại khoảng từ 1 – 1,5 Ampe thì an toàn, nếu không có thể gây cháy nổ trong khi sạc. Phụ kiện này cũng cần được kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần.

Nhiều người có thói quen vừa sạc điện thoại vừa gọi điện hoặc nhận cuộc gọi. Điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến người sử dụng. Do đó, chúng ta có thể dùng cục sạc dự phòng thay thế trong tình huống này.

Một thói quen có hại khác là nhiều người thường để điện thoại ở đầu giường cho tiện hoặc cài chế độ báo thức. Anh Lê Hải Đăng cho biết khi ngủ, tốt nhất nên để điện thoại di động ở chế độ từ chối nhận sóng như lúc đi máy bay hoặc lý tưởng nhất là cách xa người 10m để hạn chế ảnh hưởng của bức xạ đến não.

Một số điện thoại có tình trạng đột nhiên nóng lên dù sử dụng hay không sử dụng là do lỗi phần cứng, người dùng nên đưa đi bảo hành ngay.

Không nên vừa nghe điện thoại vừa sạc pin. Ảnh minh họa

Với những điều mình nói ở trên. Hi vọng các bạn sẽ có những kiến thức bổ ích nhất khi sử dụng điện thoại  nhé. Chúc các bạn có sức khỏe thật nhiều.