Top 3 cách nấu lẩu hải sản thơm ngon, bổ dưỡng

Thời tiết se lạnh, mà cùng gia đình thưởng thức món lẩu hải sán vừa ngon miệng, dễ làm lại giàu dinh dưỡng. Với sự kết hợp của hải sản, tôm, cá, cùng các loại rau ăn kèm, nước lẩu ngọt ngon sẽ là món ăn hợp nhất cho cả gia đình thưởng thức.

Lẩu hải sản được mọi người rất yêu thích bởi nó có thể tận dụng hải sản để làm nên nước lẩu ngọt thơm kết hợp với các loại rau, nấm dễ kiếm. Trong những ngày thời tiết se lạnh hoặc trời mưa thì món ăn này đặc biệt thích hợp. Giờ đây với nhiều cách nấu đa dạng thì lẩu hải sản đã trở thành món ăn dễ nấu, đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thưởng thức.  

Những loại rau không thể bỏ qua khi ăn lẩu hải sản!

Lẩu hải sản ăn rau gì? Bạn nên chú ý chọn những loại rau ăn kèm thật phù hợp để tăng sự hương vị của nồi lẩu hải sản. Có rất nhiều loại rau ăn lẩu khác nhau để bạn có thể lựa chọn tuy nhiên mỗi loại lẩu khác nhau sẽ có những loại rau thích hợp để ăn kèm khác nhau, tạo sự đúng vị và thơm ngon khác biệt của nó.

Lẩu hải sản có vị tanh nồng, chính vì vậy khi chọn loại rau, bạn cần chú ý chọn những loại rau ăn kèm có thể giảm mùi tanh. Các loại rau có thể ăn kèm với lẩu hải sản như: Rau muống, rau cần, nấm kim châm, nấm rơm, bông thiên lý, cải thảo… 

Các loại nấm: nấm chim châm, nấm rơm…

Trong nhóm rau để ăn lẩu luôn không thể thiếu được các loại nấm tươi sạch, thơm ngon lại giàu dinh dưỡng bởi chúng sẽ làm tăng độ ngọt tự nhiên cho nước lẩu. 

Nấm rất nhanh chín nhưng cũng có độ giòn nhất định, không lo bị nhũn nếu không kịp vớt ra khỏi nồi lẩu. Trong nấm không hề chứa chất béo, lại là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, giúp giữ dáng và cải thiện trí nhớ.

Các loại nấm thường hay được lựa chọn để giúp lẩu hải sản ngọt nước là: Nấm hương, nấm kim châm, nấm đùi gà…

Rau muống

Rau muống là loại rau không thể vắng mặt khi nhắc đến các loại rau ăn lẩu hải sản. Ăn rau muống sẽ giúp giảm mỡ máu, tăng cường miễn dịch và nhiều lợi ích khác. 

Rau muống ăn lẩu hải sản có thể ngắt bớt lá để giòn hơn hoặc chẻ sợi nhỏ để nhanh ngấm vị lẩu. Tuy nhiên, rau muống vào mùa đông sẽ không được ngon như mùa hè. Nên nếu ăn lẩu vào mùa đông thì vẫn có thể cân nhắc chọn các loại rau khác.

Cải thảo

Cải thảo có vị tương đối nhạt nên khi dùng làm rau ăn lẩu thì sẽ giữ trọn vẹn được vị chua cay của lẩu. Cải thảo là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất chống ung thư hiệu quả và khả năng đánh tan chất béo. Đặc biệt còn có một khả năng giải rượu và làm cho tinh thần tỉnh táo. Nếu ăn lẩu hải sản trong một bữa tiệc tùng, liên hoan. Có rượu thì bạn hãy tranh thủ ăn thật nhiều cải thảo nhé.

Rau cần nước

Rau cần có vị ngọt, mát và rất phổ biến ở Việt Nam. Các chất dinh dưỡng có trong rau cần rất tốt cho hệ tiêu hóa. Mùi thơm của rau thích hợp để chế biến cùng thịt bò hay ăn cùng lẩu hải sản. Nếu bạn không thích ăn lá rau cần thì có thể bỏ chúng đi và chỉ ăn phần thân.

Tuy nhiên hãy cân nhắc vì dinh dưỡng trong rau nằm chủ yếu ở phần lá đấy nhé. Ngoài ra, rau cần thân mềm nên khi nhúng lẩu không cần quá nhiều thời gian chờ rau chín.

1. Lẩu hải sản chua cay

Nguyên liệu làm hải sản chua cay:

- Xương ống:  1kg

- Mực tươi: 400g

- Ngao: 350g

- Tôm : 300g

- Thịt bò : 400g (tùy theo sở thích)

- Cà chua : 4 quả

- Các loại nấm: nấm kim châm, nấm hương

- Các loại rau : rau muống, rau cần, cải thảo, mồng tơi, …

- Ớt, chanh, sả …

- Bột vị lẩu thái : khoảng 2 thìa nhỏ

- Gia vị: Nước mắt, dầu ăn, hạt nêm, sa tế, …

Cách nấu lẩu hải sản chua cay ngon:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Cắt bỏ râu tôm, rửa sạch và ngâm tôm vào nước muối loãng khoảng 30 phút rồi để ráo nước (có thể loại bỏ phần đầu rôm, hoặc bóc vỏ tùy thích). 

- Mực tươi đem rửa sạch, khứa sọc chéo, cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.

- Rửa sạch ngao rồi ngâm chúng vào nước sạch. Cho 2 quả ớt thái lát mỏng vào để ngao nhả hết chất bẩn. Sau khoảng 30 phút, bạn vớt ra rửa lại bằng nước sạch.

 

3 cách nấu lẩu hải sản độc đáo, tuyệt ngon cho mọi nhà - 1

 

Sơ chế các loại hải sản

- Thịt bò: Rửa sạch, thái lát mỏng. Nên ướp thịt bò với gia vị, gừng băm nhỏ trước khi ăn khoảng 15-20 phút để ngấm gia vị.

- Các loại rau bạn nhặt rửa sạch và ngâm cùng nước muối loãng. Sau đó vớt ra, để khô ráo nước. Nấm rửa sơ qua với nước, cắt thành những miếng vừa ăn.

- Sả rửa sạch, cắt bỏ phần gốc và chẻ đôi. Đập dập vài cây để cho vào nước lẩu khi sôi.

- Cà chua rửa sạch, bổ cau, loại bỏ bớt hạt. 

3 cách nấu lẩu hải sản độc đáo, tuyệt ngon cho mọi nhà - 3

Đập giập sả và bổ cà chua 

Bước 2: Chuẩn bị nước lẩu

- Xương ống rửa sạch sau đó chặt thành những khúc to. Chần xương qua nước nóng, rửa sạch lại rồi vớt ra để khử mùi hôi và chất bẩn của xương.

3 cách nấu lẩu hải sản độc đáo, tuyệt ngon cho mọi nhà - 4

Chần qua xương rồi vớt ra rửa sạch

- Sau đó, đổ nước xâm xấp mặt xương và ninh trong khoảng 2 tiếng để nước dùng có vị ngọt. Để tiết kiệm thời gian thì bạn có thể dùng nồi áp suất để hầm xương.

- Khi nước xương đã được ninh xong, cho xả đập giập, sa tế, và bột lẩu thái vào. Bạn cho thêm hạt nêm, bột ngọt, bột canh sao cho vừa khẩu vị. Nên cho cà chua, một ít nấm vào nồi nước dùng lẩu để tạo độ chua và màu sắc hấp dẫn.

- Bạn bày các loại rau và hải sản ăn kèm xung quanh nồi lẩu và thưởng thức.

3 cách nấu lẩu hải sản độc đáo, tuyệt ngon cho mọi nhà - 5

Lẩu hải sản chua cay được rất nhiều người yêu thích

2. Lẩu hải sản Hàn Quốc

Nguyên liệu làm lẩu hải sản Hàn Quốc:

- Ghẹ: 1 con

- Bạch tuộc: 5 con

- Nghêu: 200g

- Tôm: 5 con

- Mực: 1 con

- 60g rau cần: 60g

- Cải cúc: 100g

- Ớt không cay: 2 quả (có thể có hoặc không)

- Giá: 250g

- Hành boa rô: 1 cây

- Củ cải: 50g

- Rong biển tươi: 5g

- Tỏi, gừng băm nhỏ

- Gia vị: nước tương, bột ớt, muối.

Các bước nấu lẩu hải sản Hàn Quốc:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Rau cần, rau cải cúc bạn đem nhặt rửa sạch rồi cắt thành những đoạn dài từ 2-3cm. 

- Hành boa rô và ớt rửa sạch, thái nhỏ. 

- Giá sau khi rửa sạch thì để ráo nước. 

- Củ cải nạo vỏ, cắt thành những miếng nhỏ. Rong biển tươi cắt miếng vừa ăn.

3 cách nấu lẩu hải sản độc đáo, tuyệt ngon cho mọi nhà - 6

Sơ chế các loại rau củ quả để nấu lẩu hải sản Hàn Quốc

- Ghẹ rửa sạch, bóc bỏ phần yếm. 

- Mực bỏ sạch ruột, xát muối rồi đem rửa lại với nước.

- Lấy muối xát vào bạch tuộc cho hết nhớt rồi rửa sạch. Có thể cắt thành những miếng nhỏ để nhúng lẩu cho dễ ăn.

- Tôm cắt đầu, bỏ chỉ sống lưng, rửa sạch. Nghêu ngâm nước gạo 2~3 tiếng cho nhả hết đất cát rồi rửa lại.

3 cách nấu lẩu hải sản độc đáo, tuyệt ngon cho mọi nhà - 7

Các loại hải sản sau khi đã sơ chế xong

Bước 2: Nấu lẩu

- Cho củ cải và tảo biển vào đun sôi từ 5-8 phút. Sau đó, vớt bỏ tảo biển, đun củ cải đến khi chín mềm.

3 cách nấu lẩu hải sản độc đáo, tuyệt ngon cho mọi nhà - 8

Đun sôi củ cải và rong biển

- Pha hỗn hợp gia vị gồm: 2 thìa nước tương, 1 thìa tỏi băm nhỏ, ½ thìa gừng băm nhỏ, 3 thìa bột ớt và hai thìa nước đun củ cải và rong biển, khuấy đều. Bước này giúp khi đổ hỗn hợp vào nồi nước dùng lẩu sẽ nhanh tan hơn và không bị vón cục.

- Cho thêm nước và nồi nước đun củ cải và đổ hỗn hợp gia vị đã pha vào. Bạn có thể nêm nếm gia vị tiếp sao cho vừa ăn. Sau đó, thả giá tương và hải sản vào. - Đun sôi trở lại, cho rau cần, cải cúc, ớt đỏ, hành boa rô vào là bạn có thể thưởng thức món lẩu hải sản Hàn Quốc đúng vị.

3 cách nấu lẩu hải sản độc đáo, tuyệt ngon cho mọi nhà - 9

Lẩu hải sản Hàn Quốc có hương vị rất độc đáo

3. Lẩu hải sản Tomyum

Nguyên liệu nấu lẩu hải sản Tomyum:

- Cá thu: 1 lát

- Thịt bò: 300g

- Mực tươi: 350g

- Tôm: 250g

- Nấm: 400g

- Rau muống: 1 bó

- Hoa thiên lý: 200g (có thể thay bằng rau cải non)  

- Riềng: 1 củ

- Sả: 5 cây

- Ớt sừng: 1 trái to

- Lá chanh: 3-5 lá

- Ớt đỏ: 4-6 trái (tùy vào mức độ ăn cay)

- Tỏi: 1 củ

- Gia vị: nước cốt dừa, sốt tomyum, bột ngọt, bột nêm, nước mắm

Hướng dẫn nấu lẩu hải sản Tomyum:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Cá thu rửa sạch, để ráo.

- Sau khi rửa sạch thịt bò thì bạn thái lát mỏng. 

- Mực tươi làm sạch, rửa với nước sạch nhiều lần, sau đó thái thành những miếng vừa ăn.

- Tôm bóc bỏ đầu rồi rửa sạch. Có thể bóc vỏ tôm trước để thả vào lẩu ăn dễ hơn.

3 cách nấu lẩu hải sản độc đáo, tuyệt ngon cho mọi nhà - 10

Các loại hải sản, thịt bò sau khi đã sơ chế xong

- Các loại rau, hoa thiên lý nhặt rễ, rửa sạch rồi để riêng ra rổ cho ráo nước.

- Lá chanh rửa sạch, để ráo.

- Sả cắt bỏ cuống, rửa sạch rồi đập giập.

- Riềng cạo vỏ, cắt lát mỏng.

- Ớt rửa sạch, thái thành những miếng mỏng.

Bước 2: Nấu lẩu

- Phi tỏi thơm, sau đó cho riềng, ớt, đầu tôm, một chút bột ngọt và nước mắm vào xào nhanh. Đây là bí quyết để nấu nước dùng thơm và ngọt hơn.

3 cách nấu lẩu hải sản độc đáo, tuyệt ngon cho mọi nhà - 11

Xào đầu tôm để nấu nước dùng lẩu

- Đổ hỗn hợp vào xào vào nồi và cho thêm nước, đun sôi. Đến khi thấy đầu tôm nổi lên, bạn cho các loại gia vị: lá chanh, sả, ớt, riềng, sốt tom yum, đường, mắm, muối, cốt dừa vào sao cho vừa ăn.

Lưu ý: Để nước dùng ngọt và có vị hơn, bạn có thể ninh sẵn xương gà hoặc xương heo rồi đổ vào đầu tôm xào để làm nước lẩu. 

3 cách nấu lẩu hải sản độc đáo, tuyệt ngon cho mọi nhà - 12

Nấu nước lẩu Tomyum

- Bạn bày các loại rau, nấm, thịt, hải sản ra đĩa rồi nhúng vào nước dùng lẩu, ăn nóng.

3 cách nấu lẩu hải sản độc đáo, tuyệt ngon cho mọi nhà - 13

Lẩu hải sản Tomyum là  món ăn đặc trưng của đất nước Thái Lan

Một số lưu ý khi làm lẩu hải sản:

- Đối với các loại hải sản ăn lẩu thì bạn có thể thêm hoặc bớt để phù hợp với khẩu vị, nhu cầu của bản thân.

- Cần lưu ý đặc biệt trong khâu lựa chọn hải sản. Phải chọn hải sản tươi sống để thưởng thức được hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng mà hải sản mang lại. Một vài kinh nghiệm lựa chọn hải sản tươi như sau:

+ Đối với tôm: chọn tôm vẫn còn tươi xanh, căng mẩy. Khi dùng tay ấn và lướt trên thân tôm thì thấy trơn và có độ đàn hồi, không bị lõm, không nhớt là tôm tươi. 

+ Đối với mực: nên chọn mực dày miếng, chắc thịt và căng bóng. Khi ấn nhẹ thấy không bị lún hay nhớt.

+ Đối với ngao: tuyệt đối không lấy ngao đã há miệng vì đó là ngao đã chết, 

- Nếu muốn ăn cay thì bạn có thể thêm sa tế vào nước dùng. 

Những chú ý khi ăn hải sản:

- Không ăn hải sản và uống bia cùng lúc vì dễ bị gout. 

- Không nên ăn trái cây và uống trà sau khi ăn hải sản.

- Không ăn hải sản cùng với thực phẩm có tính hàn cao (dưa chuột, dưa hấu, lê…) và thực phẩm giàu vitamin C.

- Những trường hợp nên hạn chế ăn hải sản: phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người bị bệnh gout hay viêm khớp, người bị dị ứng da.

Có thể thấy cách nấu lẩu hải sản không hề phức tạp, chỉ cần vài bước đơn giản là bạn đã có một nồi lẩu thơm ngon đậm đà. Đây là món ăn thích hợp giúp cả nhà có thể thưởng thức và chuyện trò thân mật với nhau.

Top 3 cách nấu lẩu hải sản thơm ngon, bổ dưỡng với chia sẻ 3 cách nấu lẩu hải trên hy vọng bạn đọc có thêm công thức nấu món lẩu đơn giản lại ngon miệng cho cả gia đình thưởng thức.

Nguồn tổng hợp