Top những thông tin bổ ích nhất giúp mẹ bầu phòng chống sảy thai

Sảy thai là nỗi lo lớn nhất của các mẹ trong những tháng đầu mang thai. Vì vậy các mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu sảy thai sớm để được các bác sĩ chuyên khoa can thiệp kịp thời. Vậy trong thời gian mang bầu mẹ bầu cần nên chú ý những điều gì để phòng ngừa sảy thai. Mời bạn đọc cùng cacchlamhay.vn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề an toàn cho mẹ bầu khi mang thai.

Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị sảy thai.

1. Nhiễm sắc thể bất thường khi mẹ bầu mang thai

Hơn một nửa các ca sẩy thai sớm là do nhiễm sắc thể không tương xứng. Nhiễm sắc thể là cấu trúc rất nhỏ trong tế bào, mang mã di truyền ADN. Trong tế bào của người bình thường  có 23 cặp nhiễm sắc thể gồm 1 nửa từ mẹ và 1 nửa từ bố. Trong quá trình thụ tinh, vì lý do nào đó do trứng hoặc tinh trùng mà các cặp nhiễm sắc thể không khớp với nhau theo đúng quy cách. Khi đó, phôi thai được thụ tinh sẽ mang nhiễm sắc thể bất thường, không phát triển được và dẫn tới sẩy thai sớm.

2. Tử cung bất thường và thiểu năng cổ tử cung

Tử cung bất thường cũng là một trong những nguyên nhân sẩy thai sớm thường gặp ở phụ nữ. Nếu tử cung bị “dị dạng” hoặc có vách ngăn sẽ cản trở phôi thai làm tổ trên thành tử cung, hoặc chặn dòng dưỡng chất cung cấp đến phôi thai dẫn đến sẩy thai sớm. Có tới 10% các ca sẩy thai được xác định là do tử cung bất thường. Ngoài ra, cổ tử cung yếu hay không hoàn thiện về chức năng cũng là yếu tố khiến thai kỳ bị chấm dứt sớm. Trong thời kỳ cuối i tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi đã đủ lớn để gây ra tác động lên cổ tử cung, nếu cổ tử cung quá yếu hoặc chưa hoàn thiện sẽ không giữ được bào thai nằm bên trong tử cung dẫn đến sẩy thai.

Ảnh minh họa

3. Rối loạn miễn dịch

Một số trường hợp, nguyên nhân sẩy thai sớm lại do tình trạng rối loạn miễn dịch của cơ thể. Khi hệ miễn dịch hoạt động không đúng chức năng, nó sẽ xem tinh trùng như một dị vật từ môi trường bên ngoài xâm nhập và tạo ra phản ứng kháng tinh trùng hay tìm cách tiêu diệt tinh trùng và gây khó khăn trong thụ tinh. Và nếu tinh trùng đã thụ tinh thành công, nhưng hệ miễn dịch của phụ nữ bị rối loạn sẽ nhầm là “vật thể lạ” và không chấp nhận bào thai này, sẽ tạo ra kháng thể phospholipid, tấn công vào bào thai, gây sẩy thai sớm.

4. Bệnh ở tuyến giáp

Nếu phụ nữ gặp các vấn đề về tuyến giáp như cường giáp, nhược giáp hoặc bệnh đái tháo đường không được kiểm soát sẽ gây ra những bất lợi lớn cho thai nhi, dễ dẫn tới sẩy thai sớm.

5. Buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang không chỉ gây vô sinh ở nữ giới mà còn là nguyên nhân gây sẩy thai sớm. Khi mắc bệnh buồng trứng đa nang, cơ thể phụ nữ sẽ có nồng độ nội tiết tố nam testosterone quá cao, gây ra các vấn đề về rụng trứng và kinh nguyệt bất thường. Đa nang buồng trứng còn dẫn tới tình trạng kháng insulin, gây cản trở sự hình thành và phát triển của lớp nội mạc tử cung, ngăn không cho bào thai bám vào thành tử cung, dẫn tới sẩy thai sớm. Khảo sát cho thấy có khoảng 5-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang.

6. Nhiễm khuẩn

Trong cơ quan sinh sản của cả nam và nữ luôn tồn tại vi khuẩn, trong đó có nhiều vi khuẩn có lợi. Tuy nhiên, cũng có một số vi khuẩn gây ra các vấn đề về sức khỏe hoặc dẫn đến sẩy thai sớm. Hai trong số những loại vi khuẩn dễ gây sẩy thai là Mycoplasma hominis và Ureaplasma urealyticum. Khi phụ nữ nhiễm loại vi khuẩn này sẽ gây ra viêm nhiễm nội mạc tử cung, khiến bào thai không phát triển được và dẫn tới sẩy thai sớm. Tình trạng nhiễm khuẩn này không gây ra các triệu chứng điển hình, nên nếu muốn biết có bị nhiễm vi khuẩn này hay không, chỉ có thể thông qua xét nghiệm vi sinh.

7. Lối sống không lành mạnh

Đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn khiến phụ nữ bị sẩy thai sớm. Nếu người mẹ hút thuốc lá, hoặc hít phải nhiều khói thuốc lá trong thai kỳ sẽ rất dễ bị sẩy thai. Do nicotin trong khói thuốc lá qua máu mẹ sẽ truyền qua nhau thai, gây cản trở nguồn cung cấp máu đến thai nhi. Việc uống quá nhiều rượu bia hoặc đồ uống có cồn, lạm dụng các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh...  cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và dẫn tới sẩy thai sớm. Ngoài ra, phụ nữ sống hoặc làm việc trong môi trường không sạch, thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học cũng dễ dẫn tới ngộ độc và làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai sớm.

8.Dùng thuốc kháng sinh nhiều 

Sử dụng thuốc kháng sinh trong thai kỳ được định nghĩa là: Đã có ít nhất 1 đơn thuốc cho bất kỳ loại kháng sinh nào kể từ ngày đầu tiên của thai kỳ cho tới ngày sẩy thai, hoặc trước khi mang thai nhưng thời gian dùng thuốc chồng lên ngày đầu tiên của thai kỳ. Các thuốc trong nghiên cứu bao gồm các nhóm cephalosporin, macrolide, penicillin, quinolone, sulfonamid, tetracycline, antiprozozoal và một số kháng sinh khác.

9. Từng bị sẩy thai

Những phụ nữ từng sẩy thai, nhất là bị sẩy thai từ 2 lần trở lên có nguy cơ sẩy thai cao hơn so với những phụ nữ chưa bao giờ gặp vấn đề này.

10. Thiếu hụt các vitamin thiết yếu cho thai kỳ

Nghiên cứu cho thấy việc mẹ bầu thiếu vitamin và vitamin B trong cơ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Vì vậy, bạn nên có chế độ ăn đa dạng để cơ thể có được các vitamin thiết yếu. Ngoài ra, hãy trao đổi với bác sĩ để được bổ sung các vitamin cần thiết trước khi mang thai và trong khi mang thai.

11.Mẹ bầu va chạm, sang chấn mạnh khi bị ngã

Mẹ bầu sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn khi gặp phải những sang chấn manh như ngã xe, ngã cầu thang, bị tai nạn giao thông,… hay hoạt động quá mạnh, lao động nặng nhọc. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân sảy thai 3 tháng giữa hay gặp ở các mẹ.

12. Mẹ bầu sảy thai do : Chế độ dinh dưỡng không hợp lý 

Một  chế độ dinh dưỡng  không hợp lý như mẹ bầu ăn uống thiếu những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con yêu, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, … có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con yêu.

Việc thiếu máu và thiếu axit folic là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sảy thai ở con yêu.

Những dấu hiệu sảy thai mẹ bầu nên lưu ý

Thông qua những thay đổi phổ biến ở cơ thể mà người mẹ có thể nhận ra những dấu hiệu sảy thai một cách đơn giản. Những dấu hiệu này bao gồm:

- Mẹ mất đi cảm giác điển hình khi mang thai như ngực căng lên, ốm nghén, đi tiểu nhiều lần,…

- Chảy máu âm đạo một cách bất thường

- Xuất hiện nhiều dịch âm đạo và có mùi khó chịu

- Chuột rút nhẹ xảy ra thường xuyên

- Đau bụng dưới hoặc đau lưng.

- Cảm nhận những cơn co thắt ở xương chậu

  

Đau bụng dưới là dấu hiệu sảy thai mẹ nên chú ý.

Không phải tất cả các mẹ bầu đều gặp phải những dấu hiệu sảy thai trên, cũng có những trường hợp mẹ không hề có biểu hiện nào bất thường. Vì vậy việc siêu âm và khám thai định kỳ cũng giúp mẹ phát hiện tình trạng này sớm hơn.

Cách xử lý khi gặp dấu hiệu sảy thai

Khi gặp phải các dấu hiệu sảy thai trên, tốt hơn hết mẹ nên nhờ người nhà đưa đến các cơ sở y tế khám bệnh để được bác sỹ đưa ra lời khuyên hay kê đơn thuốc sớm nhất.

Khi việc sảy thai đã hoàn tất, mẹ không thể làm gì khác thì việc nghỉ ngơi, ăn uống điều độ để lấy lại tinh thần và sức khỏe là điều cần thiết. Như vậy mẹ mới có thể chuẩn bị tốt nhất cho lần mang thai tiếp theo.

Khi quá trình sảy thai chưa hoàn tất thì mẹ cần bổ sung tiền liệt tuyến tố_ loại hormone tạo ra sự co thắt để hoàn thành quá trình sổ nhau. Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sỹ và tìm mua để uống loại hormone này.

Trong trường hợp xảy thai khi thai nhi đã lớn, mẹ rất dễ gặp phải tình trạng xuất huyết nhiều. Do đó, mẹ nên đến nhờ bác sỹ tiến hành sổ nhau càng sớm càng tốt.

Với những thông tin trên hi vọng cachlamhay.vn giúp các mẹ phòng ngừa tình trạng sảy thai tốt nhất để đảm bao thai nhi luôn khỏe mạnh nhé.