Trẻ bị ho không nên ăn thực phẩm gì? mẹ cần lưu ý

Khi trẻ bị ho thì mẹ nên hạn chế cho con ăn những sản phầm làm từ sữa như phô mai, sữa chua, kem… các sản phẩm này thường phải bản quản ở trong điều kiện lạnh khi ăn vào cơ thể dễ gây nhiều đờm, gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng ho càng nặng thêm.

Các sản phẩm làm từ sữa


Khi trẻ bị ho thì mẹ nên hạn chế cho con ăn những sản phầm làm từ sữa như phô mai, sữa chua, kem… các sản phẩm này thường phải bản quản ở trong điều kiện lạnh khi ăn vào cơ thể dễ gây nhiều đờm, gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng ho càng nặng thêm.

Nếu phải uống sữa thì mẹ nên chọn sữa bột và pha ấm cho con và giúp con tráng miệng sạch bằng nước lọc hoặc nước muối sau khi uống.

Hoa quả họ cam quýt

Hoa quả họ cam quýt vốn cung cấp vitamin C rất tốt cho trẻ nhưng khi trẻ bị ho thì hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Trong thịt quýt có chứa celluite (lớp mỡ tích tụ dưới da làm cho cơ thể vận động một cách nặng nề, chậm chạp, vụng về) khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.

Đồ ăn chiên rán

Mẹ cũng cần loại bỏ những thực phẩm chiên rán ra khỏi danh sách đồ ăn của trẻ trong những ngày trẻ bị ho. Khi trẻ em bị ho, chức năng tiêu hóa yếu và các loại thực phẩm chiên cung cấp nhiều chất béo tạo nên gánh nặng cho hệ tiêu hóa, làm dịch đờm sinh ra nhiều hơn, khiến tình trạng ho của trẻ ngày càng trầm trọng.

Đồ ăn ngọt

Trẻ bị ho cần hạn chế ăn đồ ngọt. Các loại bánh kẹo ngọt hay thậm chí là các đồ ăn vặt có chứa một lượng lớn đường làm giảm khả năng trị ho, gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Cá, tôm, cua

Nhóm thực phẩm cá, tôm, cua là những thực phẩm bạn nên tránh ăn khi bị ho. Nếu cho trẻ ăn các thực phẩm này khi đang bị ho, bệnh sẽ càng nặng hơn. Việc này có liên quan đến tính kích thích của vị tanh với hệ hô hấp và do trẻ bị dị ứng với chất protein trong tôm cá.

Thực phẩm lạnh

Khi trẻ bị ho không nên cho bé ăn đồ lạnh hoặc uống các loại đồ uống đông lạnh. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra.



Nhóm đậu phộng, hạt dưa, sô cô la

Đây là nhóm thực phẩm chứa dầu có thể làm tăng lượng đờm khi trẻ ăn quá nhiều.

Những điều cần chú ý khi cho trẻ ăn những ngày bị ho:

Trẻ ho nhiều có thể ói ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt, vì thế trước khi cho trẻ ăn nên cho uống vài muỗng nước, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng trẻ nhằm giúp đờm nhớp không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp trẻ đỡ ho và ăn bớt ói.

Chú ý chuẩn bị những thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở trẻ, khiến trẻ không bị kích thích ho nhiều. Nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần.

Trẻ bị ho thường khó ăn nên mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn. Bình thường trẻ có thể ăn 4-6 lần/ngày khi trẻ ho có thể tăng từ 8-10 lần/ngày, mỗi lần ăn một ít, đo đó có thể cách khoảng 2 giờ cho trẻ ăn 1 lần. Không nên ăn một lúc quá no hoặc quá nhiều để tránh trường hợp em bé bị ói.

Khi trẻ bị ho, rất dễ bị đau họng, khó nuốt do đó nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các chất.

Thực đơn bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đủ bốn nhóm rau, đạm, bột, béo. Các mẹ chú ý chế biến phù hợp với khẩu vị ăn của bé để bé ăn ngon miệng hơn.

Xem thêm cách trị ho cho bé https://cachlamhay.vn/top-bai-thuoc-tri-ho-hieu-qua-cho-be.html

Nguồn tổng hợp