Trứng muối, lợi ích của trứng muối với sức khỏe

Trứng muối là món ăn ưa thích của mọi nhà, vừa ngon lại dễ làm có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Hãy cùng cachlamhay.vn tìm hiểu công dụng của trứng muối cùng cách làm trứng muối chuẩn vị tại nhà.

Trứng muối, lợi ích của trứng muối với sức khỏe, cùng công thức làm món trứng muối ngon

Có xuất xứ từ văn hóa ẩm thực Trung Hoa, trứng muối ngày càng trở thành món ăn quen thuộc cho người tiêu dùng Việt Nam không chỉ bởi độ thơm ngon mà trong trứng muối còn chứa nhiều dưỡng chất bổ ích cho cơ thể, giúp chúng ta ngăn ngừa được nhiều loại bệnh tật, đặc biệt là ung thư.

Nhờ vào quá trình chế biến, hàm lượng canxi từ vỏ được hòa tan vào trong, trứng muối được xem là loại chứa nhiều canxi nhất trong các loại trứng. Sau đây, 5 lợi ích từ trứng muối.

Xem thêm: https://cachlamhay.vn/cach-lam-trung-muoi-thom-ngon-chuan-vi-khong-bi-tanh-don-gian-tai-nha.html

1.Trứng muối :Giảm cânTrứng muối giúp giảm cân

Như các loại trứng khác, trứng muối cũng chứa một hàm lượng đạm nhất định giúp cơ thể có cảm giác no và chán ăn, từ đó hạn chế việc ăn uống của chúng ta. Bằng việc sử dụng trứng muối trong một khoảng thời gian thì các chị em sẽ có một thân hình lý tưởng trong thời gian ngắn.

2. Trứng muối: Tốt cho não bộ

Trứng muối còn có lợi ích trong việc cải thiện trí nhớ. Theo các nhà khoa học, lòng đỏ trứng chứa nhiều vi chất lecithin và sắc tố vàng (vitellolutein), và khi 2 chất ấy được đưa vào cơ thể sẽ giải phóng Coline giúp cải thiện hoạt động của não bộ cho mọi lứa tuổi.

3. Phòng ngừa bệnh ung thư

Trong trứng muối còn chứa hàm lượng vitamin B2 cao, nếu cơ thể không cung cấp đủ vitamin B2 sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

4. Có lợi cho mắt 

Trứng muối tốt cho mắt

Nhờ có chứa chất lutein và zeaxanthol mà trứng muối có nhiều lợi ích trong việc giảm mức độ thái hóa của điểm vàng và đục thủy tinh thể.

5. Cải thiện tình trạng của gan

Trứng muối tốt cho gan

2.CÁCH LÀM TRỨNG MUỐI KHÔ

Cách làm trứng muối khô

NGUYÊN LIỆU CẦN CÓ CHO 10 TRỨNG MUỐI:

- 10 quả trứng gà tươi hoặc trứng vịt tươi

- 100 ml rượu

- 50 gr muối

- Túi nilon

CÁCH LÀM TRỨNG MUỐI KHÔ

Bước 1:

- Bạn dùng miếng rửa chén cọ sạch trứng vịt, rồi lau khô bằng khăn sạch.

- Cho rượu vào 1 cái chén, lần lượt cho trứng vào lăn cho thấm đều rượu.

Bước 2: Cho muối vào 1 cái chén, rồi lăn tiếp trứng cho phủ kín trong bát muối.

Bước 3: Sau đó, bạn bọc trứng trong túi nilon cho kín đặt trong hộp, rồi để 4 đến 6 tuần là có thể dùng.

Bước 3: Sau đó, bạn bọc trứng trong túi nilon cho kín đặt trong hộp, rồi để 4 đến 6 tuần là có thể dùng.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI LÀM TRỨNG MUỐI 

- Khi rửa trứng và xếp trứng vào lọ bạn cần phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận để trứng không bị nứt vỏ. Nếu trứng bị nứt vỏ sẽ khiến món trứng muối bị hỏng. 

- Bạn có thể điều chỉnh độ mặn của trứng muối cho phù hợp với khẩu vị và sở thích của bạn nhé. 

- Sau 1 tháng mà bạn vẫn chưa sử dụng hết số trứng muối thì bạn nên vớt hết số trứng muối còn lại ra ngoài vì nếu để ngâm quá lâu sẽ làm trứng có vị mặn đắng, hơi chát và không còn giữ được hương vị thơm ngon vốn có nữa. 

- Bạn có thể dùng trứng muối làm nguyên liệu để chế biến các món ăn như làm bánh, bánh trung thu, trứng muối hấp thịt bằm, trứng muối hấp nấm hương…

Lưu ý khi làm trứng muối

CÁCH BẢO QUẢN TRỨNG MUỐI

- Cách 1: Khoảng 1 tháng sau khi muối trứng, bạn có thể vớt trứng ra, dùng khăn lau thật khô rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và ăn dần. 

- Cách 2: Bạn có thể đập trứng ra hấp chín rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh, như vậy thời gian bảo quản trứng có thể lên đến 3 tháng đấy nhé. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để lâu hơn vì sẽ làm mất đi hương vị thơm ngon của trứng muối. 

Sử dụng trứng muối hợp lý tốt cho sức khỏe, thậm chí còn ngừa được ung thư gan. Tuy nhiên, trứng muối rất mặn do hàm lượng muối cao nên cần sử dụng hợp lý.

Trứng muối được biết đến như một món ăn thông dụng để chế biến các món như: Tôm rang trứng muối, bánh bao, trứng muối ăn với cháo trắng… Ngoài ra, trứng muối còn có thể dùng để chế rất nhiều món ăn khác.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g trứng gà toàn phần như sau: 14,8g chất đạm; 11,6g chất béo; 55mg canxi; 2,70mg sắt; 210 mg phốt pho; acid béo không no nhiều nối đôi 1,36g; cholesterol 470mg, cùng nhiều chất khoáng chất, vitamin khác.

Sử dụng trứng muối hợp lý cũng tốt cho sức khỏe, thậm chí còn ngừa được ung thư gan. Ngoài ra, trứng muối còn giúp phòng ngừa các bệnh về mắt. Chất lutein và zeaxanthol trong trứng có tác dụng chống oxy hóa tốt, giảm mức độ thoái hóa của điểm vàng và đục thủy tinh thể của mắt.
anh-bai-15.jpg
Trứng muối mặn nên cần sử dụng hợp lý

Tuy nhiên, trứng muối không bổ bằng trứng tươi vì các chất dinh dưỡng như protein đã bị biến chất, các vitamin bị hủy gần hết và rất mặn do hàm lượng muối cao. Đồng thời, trong quá trình chế biến, người ta có thể sử dụng xút, vôi muối, chì ôxy hóa để ủ trứng. Nếu chì vào cơ thể quá hàm lượng cho phép sẽ gây hiện tượng ngộ độc chì, không tốt cho sức khỏe như: Đau đầu, giảm trí nhớ, ảnh hưởng tới gan thận…

Mặt khác, chì còn gây ảnh hưởng tới sự hấp thu canxi. Bởi vậy nếu thường xuyên sử dụng trứng muối mà trong quá trình chế biến, sử dụng nguyên liệu chì vượt quá giới hạn, sẽ bị ngộ độc chì và gây thiếu hụt canxi, dẫn đến loãng xương và nhiều hệ lụy sức khỏe khác. Vì thế,  không nên ăn nhiều trứng muối.

Trứng muối cũng có nhiều cholesterol nên những người mỡ máu cao, tăng huyết áp, tiểu đường, thừa cân-béo phì và tim mạch nên ăn hạn chế, chỉ nên 1-2 quả/tuần. Ngoài ra, trứng muối cũng là thức ăn mặn, người bị tăng huyết áp nên hạn chế ăn vì sử dụng nhiều muối sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion Na sẽ được chuyển vận nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.

Ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố gây nhiều stress trong cuộc sống sẽ tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng hoạt động của hệ Renin - angiotensin - aldosteron làm tăng tái hấp thu natri ở ống thận. Ion Na vào nhiều trong tế bào cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và gây tăng huyết áp.

Bên cạnh đó, ăn nhiều muối gây tăng huyết áp nên khi đã ăn nhiều muối hay trứng muối thì bạn nên uống lợi tiểu thải muối để hạ huyết áp. Ngoài ra, chế độ ăn giàu kali có nhiều trong rau xanh, quả chín cũng có tác dụng thải natri, có tác dụng hạ huyết áp.

Với chia sẻ  lợi ích của trứng muối, cách làm trứng muối trên cùng những lưu ý khi làm, cách bảo quản cachlamhay.vn chúc bạn đọc có thêm công thức làm món trứng muối thơm ngon, béo ngậy để chiêu đãi cho gia đình thân yêu của mình nhé. Chúc bạn thành công!