Uống nước mía có tác dụng gì, cách uống nước mía đúng cách

Nước mía là một thức uống giải khát được nhiều người ưa thích trong mùa hè. Nước mía có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Vậy uống nước mía có tác dụng gì? Cùng cachlamhay.vn tham khảo qua bài viết dưới đây.

Còn gì tuyệt hơn một ly nước mía mát lạnh trong ngày hè nóng bức. Mía là một loại cây cỏ có 36 loại khác nhau, nó không có chất béo và là thức uống 100% tự nhiên.

Một cốc nước mía 240 ml (không có bất kỳ chất phụ gia nào) chứa 250 calo, với 30 g đường tự nhiên. Nó không có hàm lượng chất béo, cholesterol, chất xơ và protein nhưng chứa natri, kali, canxi, magiê và sắt. Bạn sẽ nghĩ rằng thức uống giàu đường này không thể có lợi cho sức khỏe nhưng nước mía có nhiều tác dụng hơn bạn tưởng!

Uống nước mía có tác dụng gì?

1. Nước mía cung cấp cho bạn một nguồn năng lượng tức thì

Có một lý do khiến nước mía bán ở hầu hết các quán ven đường vào mùa hè. Đó là cách tốt nhất để cung cấp năng lượng cho bản thân và đảm bảo bạn không bị mất nước. Các loại đường đơn trong nước ép mía dễ dàng được cơ thể hấp thụ và được sử dụng để bổ sung lượng đường.

2. Nước mía giúp tăng cường chức năng gan

Nước mía được cho là một trong những phương pháp điều trị tự nhiên tốt nhất cho các bệnh liên quan đến gan như vàng da. Có tính kiềm, nước mía giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể.

 

nuoc mia co tac dung gi va co nen uong nuoc mia hang ngay? - 1

 

3. Nước mía có thể giúp cơ thể phòng chống bệnh ung thư

Hàm lượng cao canxi, magiê, kali, sắt và mangan làm cho nước mía có tính kiềm. Điều này - cùng với sự hiện diện của flavonoid - giúp cơ thể ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

4. Nước mía làm dịu hệ tiêu hóa

Những người bị suy nhược tiêu hóa nên bổ sung nước mía vào chế độ ăn uống của họ. Kali trong nước mía cân bằng độ pH trong dạ dày, tạo điều kiện tiết dịch tiêu hóa và giữ cho hệ thống hoạt động tốt. Nước mía cũng có tác dụng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày.

5. Nước mía rất hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường

Hàm lượng đường cao trong nước mía có thể khiến bệnh nhân tiểu đường cảnh giác khi tiêu thụ loại nước ép này. Tuy nhiên, ở mức độ vừa phải, nước mía có thể có lợi cho bệnh nhân tiểu đường - loại đường tự nhiên có chỉ số đường huyết thấp, ngăn ngừa sự tăng đột biến của lượng đường trong máu.

Lưu ý là những bệnh nhân tiểu đường chỉ nên tiêu thụ một lượng vừa phải, tốt nhất là nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tiêu thụ nước mía.

6. Nước mía duy trì sức khỏe của thận

Là một loại thực phẩm tự nhiên có hàm lượng cholesterol thấp, natri thấp và không có chất béo bão hòa, nước mía giúp giữ cho thận hoạt động tốt nhất.

7. Nước mía làm giảm đau liên quan đến STDs & UTIs

Được tiêu thụ ở dạng pha loãng, với nước chanh và nước dừa, nước mía có thể giúp giảm cảm giác nóng rát liên quan đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs), sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt.

8. Nước mía hỗ trợ phát triển xương và răng

Ngày trước, ăn mía là một thú vui của trẻ nhỏ. Ngoài việc nhai mía rất vui miệng, mía còn giàu canxi còn đảm bảo sự phát triển thích hợp của hệ thống xương và răng.

9. Nước mía ngăn chặn hôi miệng và sâu răng

Bị hôi miệng có liên quan đến sâu răng? Nước mía có thể là cách tiết kiệm giúp bạn có hơi thở thơm tho hơn. Giàu khoáng chất, bao gồm canxi và phốt pho, nước mía giúp xây dựng men răng, củng cố răng và đảm bảo chúng không bị sâu. Nó cũng khắc phục tình trạng hôi miệng do thiếu hụt các chất dinh dưỡng này.

10. Nước mía có thể giúp chữa mụn

Sử dụng nước mía tại chỗ có thể giúp giảm và chữa các vấn đề về da như mụn trứng cá. Nước mía có chứa axit alpha hydroxy (AHA) như axit glycolic, giúp tăng tốc độ luân chuyển tế bào. Chúng cũng tẩy tế bào chết trên da, loại bỏ cơ hội hình thành mụn trứng cá. Chỉ cần trộn nước mía với Fuller’s earth (multani mitti) thành hỗn hợp sệt như mặt nạ, đắp lên mặt và cổ và để trong 20 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước mát.

nuoc mia co tac dung gi va co nen uong nuoc mia hang ngay? - 3

11. Nước mía hỗ trợ giảm cân

Lượng đường cao trong nước mía khiến nhiều người đặt câu hỏi "Nước mía có giúp giảm cân hay không?". Vì nước mía làm giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể và có đường tự nhiên nên nó có thể giúp giảm cân. Nó còn chứa nhiều chất xơ hòa tan có thể hỗ trợ giảm cân.

Tuy nhiên, lượng đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, nếu uống quá liều lượng dễ gây tăng cân, béo phì.

Vì vậy, hãy uống nước mía theo những công thức đúng và kết hợp chế độ ăn uống, rèn luyện thể dục thể thao nếu không muốn gặp tác dụng ngược lại.

Uống nước mía đúng cách

Nước mía là một thức uống mùa hè được nhiều người yêu thích. Nó cũng rất tốt cho sức khỏe nếu được uống đúng liều lượng và đúng cách. Vậy uống nước mía hằng ngày có hại không, uống nước mía ra sao để tốt cho sức khỏe,... là những câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

Những người có đường tiêu hóa kém, hay bị đầy bụng khó tiêu không nên uống nước mía thường xuyên. Mía có tính hàn và lượng đường cao nên dễ gây đau bụng.

Uống nước mía hằng ngày, uống quá nhiều nước mía cũng khiến cơ thể nạp quá nhiều đường gây thừa năng lượng, béo phì.

Nước mía nên uống ngay sau khi ép, không nên để nước mía qua đêm sẽ khiến nhiều chất trong nước mía bị biến chất.

 

Nguồn tham khảo:

10 Benefits of Sugarcane Juice for Health and Skin - đăng tải trên trang tin y tế Healthifyme. Xuất bản ngày 17/1/2020.

 

Nước mía có tác dụng gì và có nên uống nước mía hằng ngày? chỉ  mang tính  chất tham khảo hy vọng bạn đọc có thêm thông tin sử dụng  nước mía tốt hơn.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/nuoc-mia-co-tac-dung-gi-va-co-nen-uong-nuoc-mia-hang-...