Cách trị sổ mũi, rửa mũi cho bé an toàn nhất

Mùa đông về, thời tiết thay đổi thất thường sức đề kháng của bé còn kém, dễ gây nên các bệnh về đường hô hấp. Để phòng tránh các bệnh mẹ nên vệ sinh cho bé đúng cách theo từng độ tuổi, cùng những lưu ý khi làm. Dưới đây, cachlamhay.vn cung cấp thêm thông tin cho các mẹ giúp vệ sinh cho bé an toàn nhất. 

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị sổ mũi

Ở độ tuổi này, con vẫn còn nhỏ và chưa biết nhiều, nên rất sợ rửa mũi và tra mũi. Nhưng khi con bị mũi đờm đặc, mẹ vẫn nên rửa mũi để giúp con thông thoáng, dễ chịu và hạn chế viêm nhiễm. Cố gắng dỗ dành để con hợp tác, tránh thực hiện các thao tác hút mũi một cách thô bạo có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của con.
Cách thực hiện như sau: Chỉ với 1 chai nước muối sinh lý (chai nhỏ, có đầu tròn), một dụng cụ hút mũi, vài khăn sữa, mẹ có thể rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi như sau:
 

rua-mui-6


Bước 1: Đặt bé nằm đúng tư thế. Hãy cho bé nằm nghiêng, có gối đầu. Ở gối, mẹ lót một hoặc vài khăn sữa để tránh nước mũi chảy xuống bẩn gối. Mẹ cũng để sẵn khăn sữa bên ngoài để lau cho bé sau khi đã rửa mũi xong.

Bước 2: Mẹ một tay giữ đầu, một tay nhẹ nhàng đặt chai nước muối vào bên mũi bé (tức là nếu bé nằm nghiêng qua phải thì mẹ đặt chai nước ở lỗ mũi bên trái và ngược lại) rồi bóp chai nước muối thật nhanh để nước mũi chạy từ lỗ mũi này sang lỗ mũi bên kia, mang theo cả chất nhày, đờm đặc… Nguyên tắc là luôn xịt nước muối vào lỗ mũi cao hơn, và xịt nhanh (vì khi xịt bé sẽ hơi hoảng hốt, giẫy đạp thì không tác dụng). Sau khi xong bên này, mẹ cho bé nằm nghiêng qua bên kia và cũng làm thao tác tương tự. Khi nào nước chảy ra trong, không có đờm nữa là mũi bé đã sạch.

Sau khi đã rửa mũi xong, mẹ lau mũi sạch rồi tra 1 vài giọt nước muối sinh lí vào 2 lỗ mũi, hoặc nhỏ thuốc mũi của bé (nếu có). Thế là xong cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi rồi đấy ạ. Đơn giản và cũng dễ làm lắm. Rửa vài lần, cả con và mẹ đều biết rồi thì cũng không sợ như lần đầu nữa.

Đối với trẻ lớn mẹ cần vệ sinh như sau :

Trẻ lớn đã có thể xì mũi, nhưng bé xì không hết nên vẫn còn nước mũi, đờm đặc bên trong cánh mũi. Mẹ có thể giúp bé làm sạch mũi bằng cách rửa bằng nước muối sinh lý với dụng cụ rửa mũi chuyên dụng. Ví dụ như: bình rửa mũi, lọ rửa mũi, hoặc nếu dùng xi lanh thì các mẹ nhớ dùng kết hợp với đầu mút silicon mềm để không làm đau hoặc làm xước niêm mạc mũi của con.
 


Cách rửa:
Với trẻ lớn, thao tác rửa mũi sẽ nhanh hơn. Các mẹ cho con ngồi hoặc đứng nhưng đầu hơi nghiêng và cúi để dễ bơm nước muối vào lỗ mũi. Mẹ một tay cầm dụng cụ hút mũi đặt ống hút sát lỗ mũi cao hơn của bé, một tay giữ chặt đầu con. Sau đó bóp nhẹ vào dùng cụ để nước muối chảy từ lỗ mũi bên này sang lỗ mũi bên kia. Làm lần lượt với cả hai bên mũi cho đến khi nước chảy ra trong là ok nhé.
Sau khi rửa mũi xong, mẹ dặn bé tự xì mũi cả hai bên để đảm bảo nước và đờm đã trôi ra hết. Mẹ lấy khăn lau sạch lại mũi cho bé.
Việc hút mũi đối với trẻ rất quan trọng nếu bé bị sổ mũi. Các bác sĩ khuyên mẹ nên rửa mũi cho bé mỗi ngày 2-3 lần khi bé bị đờm nhớt trong mũi, bình thường thì không cần. Như vậy hệ hô hấp của bé sẽ được làm sạch và bé mau khỏi bệnh. Hút mũi cũng khiến bé hô hấp dễ dàng hơn, bé đỡ bị nôn ói vì nhiều đờm, và việc thở dễ giúp bé đỡ quấy khóc, khó chịu.

Cách vệ sinh mũi cho trẻ trước khi ăn

Điều này để tránh cho bé không bị nôn trớ trong quá trình rửa mũi và lúc bé còn thức để nước mũi không chảy vào trong họng gây nôn trớ. Hút xong,mẹ hãy giữ bé nằm im khoảng 10 giây vì nước muối và dịch nhầy sẽ trôi xuống họng gây cảm giác nôn ói.

Phải dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để vệ sinh mũi cho bé

Nếu phụ huynh muốn rửa mũi cho con, các chuyên gia cho rằng chỉ nên dùng bình rửa mũi chuyên dụng với áp lực chuẩn để tránh làm hỏng niêm mạc mũi của trẻ. Thiết bị này được bán khá nhiều tại các bệnh viện, hiệu thuốc uy tín. Tuyệt đối không nên dùng xilanh tự chế.

Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé, nó không những không giúp bé dễ thở hơn mà còn khiến niêm mạc mũi bé bị bỏng.

Các bước rửa mũi cho bé mùa đông CHUẨN NHẤT như sau:

- Đầu tiên, bạn nhỏ hoặc xịt nước muối sinh lý vào mũi trẻ để làm ẩm và lỏng hóa các chất nhầy trong mũi trẻ trước khi hút chúng ra.

- Cho bé nằm trên gối cao hoặc để bé nằm nghiêng, sau đó dùng chai nhỏ hoặc dùng bình xịt xịt trực tiếp dung dịch vào mũi trẻ rồi bắt đầu hút chất nhầy. Một tay cầm dụng cụ hút mũi, một tay giữ đầu trẻ để tránh trẻ ngọ nguậy trong quá trình hút.

- Nhẹ nhàng đặt đầu dụng cụ vào lỗ mũi của trẻ, từ từ dùng tay bóp bình khí, đẩy không khí vào lỗ mũi trẻ.-

- Dần dần cho không khí trở lại bình khí, kéo chất nhầy ra khỏi mũi và đi vào dụng cụ.

- Bóp chất nhầy vừa hút được ra khỏi dụng cụ, dùng giấy lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên mũi còn lại.

- Sau khi thao tác xong, bạn giữ trẻ nằm nguyên tư thế trong khoảng 10 giây. Nước muối sẽ cuốn nước mũi, đờm, nhớt trong mũi xuống họng và dễ gây phản ứng nôn hoặc ói cho trẻ. Trong một vài lần đầu, bạn nên cho trẻ nôn ra phần dịch nhớt, sau nhiều lần hút mũi, trẻ sẽ dần có phản xạ và không bị nôn, ói nữa.

- Cuối cùng, bạn dùng tăm bông hoặc giấy ăn sạch, mềm rồi xoắn lại, nhẹ nhàng đưa vào lỗ mũi và lau khô mũi cho trẻ

Tuy nhiên các mẹ cần chú ý các điểm sau

- Nếu rửa mũi/nhỏ mũi không đúng cách sẽ gây đọng dịch ở cửa mũi sau và tràn sang tai gây viêm tai giữa sẽ nguy hiểm cho bé.

- Không lạm dụng rửa mũi. Chỉ nên rửa mũi khi con gặp tình trạng viêm mũi, ngạt và chảy nước mũi, đờm nhiều. Chất nhầy trong mũi trẻ có tác dụng tạo độ ẩm tự nhiên, ngăn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Rửa mũi quá nhiều với nước muối sẽ làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ.

- Không nên dùng xi lanh trực tiếp để bơm nước muối sinh lý rửa mũi cho con, vì đầu xi lanh dài có thể gây tổn thương niêm mạc, viêm ngược tai giữa. Các mẹ nên dùng dụng cụ rửa mũi phù hợp, có đầu ống tròn và mềm mại nhé.

- Nếu sau 3 ngày vệ sinh mũi, trẻ vẫn không có dấu hiệu cải thiện hoặc kèm theo dấu hiệu ho, đặc biệt ho có đờm, cha mẹ cần đưa trẻ đến viện khám để loại trừ viêm phế quản, viêm phổi.

- Nên rửa mũi cho trẻ khi trẻ trước giờ ăn.

Với các lưu ý trên hi vọng các mẹ thêm kinh nghiệm giúp  bé vệ sinh mũi, trị sổ mũi an toàn nhất để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp