Cây mã đề, có tác dụng gì lưu ý khi dùng

Trong dân gian, người ta hay gọi là cây rau mã đề, xa tiền, mã tiền á. Đây là một trong những loại cây vừa có tác dụng làm thực phẩm, vừa có tác dụng chữa bệnh có nguồn gốc tự nhiên vô cùng hiệu quả. Uống được nấu từ mã đề có rất nhiều công dụng cho sức khỏe, không chỉ chữa một số căn bệnh liên quan mà nước cây giúp nâng cao sức khỏe, giảm mệt mỏi, mất sức do lao động nặng. Bạn thích uống nước mã đề cùng tham khảo cây mã đề, tác dụng của cây mã đề qua bài viết dưới đây.

Cây mã đề là cây gì?

Cây mã đề có tên khoa học là Plantago asiatica L, họ Plantaginaceae. Trong dân gian, người ta hay gọi là cây rau mã đề, xa tiền, mã tiền á. Đây là một trong những loại cây vừa có tác dụng làm thực phẩm, vừa có tác dụng chữa bệnh có nguồn gốc tự nhiên vô cùng hiệu quả.

Cây mã đề là loài cây thân thảo, cao khoảng 10cm, lá mọc từ gốc và không có cuống. Lá mã đề có hình phiến như chiếc thìa, gân hình cung, đồng quy ở hai đầu.

Hình ảnh cây mã đề

Hình ảnh cây mã đề

Cây mã đề mọc ở đâu?

Mã đề là loại cây mọc phân bố ở khắp các nơi trên thế giới từ Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi… Ở Việt Nam, cây mã đề thường mọc dại và phân bổ rải rác ở tất cả các tỉnh thành nước ta.

Hiện nay, do nhận thấy giá trị về mặt y học cũng như kinh tế của cây mã đề mà một số địa phương cũng đã quy hoạch và thu hái cây để phục vụ nhu cầu làm rau và thuốc chữa bệnh.

Phân loại cây mã đề

Tùy thuộc vào đặc tính sinh trưởng và mục đích sử dụng mà cây phân chia thành cây mã đề nước và cây mã đề khô, trong đó:

Cây mã đề nước hay còn gọi là hẹ nước thuộc giống cây cỏ thủy sinh, mọc nhiều trong ao, hồ. Thân cây thường ngắn và không có thân, gốc, rễ ngập trong bùn. Lá của giống cây này mềm và có hình bầu dục, mọc thành cụm ở gốc.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, cây mã đề nước ngoài tác dụng làm thực phẩm còn có công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Thành phần trong cây có tác dụng giảm mỡ máu, hạ huyết áp, chữa béo phì, tăng huyết áp rất tốt. Ngoài ra, khi kết hợp với các loại thảo dược khác còn đem lại tác dụng thanh nhiệt, giải đọc, lợi niệu, tiêu viêm, long đờm, trị viêm họng, mát gan…

Cây mã đề khô là dạng cây được đem phơi khô nhằm mục đích sử dụng lâu dài. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, đối tượng người bệnh hút thuốc lá thường xuyên nếu sử dụng trà mã đề hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng nghiện thuốc và hỗ trợ cai thuốc thành công đến hơn 80%.

Cách trồng cây mã đề

Cây mã đề là giống cây ưa sáng, chịu bóng, thích ứng với khí hậu và đất đai của hầu hết khắp các vùng trên cả nước. Ở các tỉnh như Lào Cai, Đà Lạt, mã đề mọc hoang rất nhiều bởi điều kiện ở đây thuận lợi cho cây phát triển. Hiện nay, có nhiều vùng sản xuất mã đề làm dược liệu Nghĩa Trai (Hưng Yên), Thanh Trì (Hà Nội), Tuy Hòa (Phú Yên).

Đất thích hợp để trồng cây mã đề phải là đất tơi xốp, không bị ô nhiễm. Trước khi trồng nên phơi ải đất, có thể bón vôi để khử trùng. Khi khi gieo hạt nên dùng phân bón lót giúp cây có dinh dưỡng phát triển.

Với hạt giống cây mã đề, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng bán hạt giống uy tín. Khi lựa chọn hạt giống nên lựa chọn hạt giống chất lượng, không sâu bệnh như vậy cây sẽ cho năng suất cao.

Cây mã đề có tác dụng gì?

Tác dụng dược lý

Tác dụng lợi tiểu

Uống nước sắc mã đề, lượng nước tiều tãng, trong nước tiểu lượng urê, axít uric và muối đều tăng (thí nghiệm trên thỏ, chó và người).

Tác dụng chữa ho

Nước sắc mã đề có tác dụng trừ đờm, tác dụng này kéo dài 6-7giờ, mạnh nhất sau khi uống 3 đến 6 giờ. Kết quả chữa ho, trừ đờm trên lâm sàng phù hợp với kết quả thì nghiệm trong phòng thí nghiệm. Tác dụng chữa ho này không trở ngại đến sự tiêu hóa và cũng không có tác dụng phá huyết. Cho nên tác dụng chữa ho của mã đề khống giống những thuốc chữa ho chứa saponozit, nhưng tác dụng chữa ho giống nhau. Có điều cần chú ý là trẻ con ho dùng thuốc mã đề hay đái nhiều, có thể đái dầm.

Chất plantagin có tác dụng hưng phấn thần kinh bài tiết, làm tăng sự bài tiết niêm dịch của phế quản và cũng của ống tiêu hóa; tác dụng trên trung khu hô hấp làm cho hơi thở sâu và từ từ.

Một số tác dụng khác của cây mã đề

Cây mã đề trị mụn, chữa rắn cắn, chữa ho...

Cây mã đề trị mụn, chữa rắn cắn, chữa ho…

  • Là thuốc kháng viêm tự nhiên
  • Khắc phục tổn thương hệ thần kinh
  • Cây mã đề tăng năng lượng cho tế bào
  • Phòng ngừa và điều trị viêm gan
  • Chữa bệnh đường hô hấp
  • Giảm đau bằng cây mã đề
  • Trị côn trùng cắn
  • Chữa rắn cắn

Cách sử dụng cây mã đề

Nước uống cây mã đề

Nước uống được nấu từ mã đề có rất nhiều công dụng cho sức khỏe, không chỉ chữa một số căn bệnh liên quan mà nước cây giúp nâng cao sức khỏe, giảm mệt mỏi, mất sức do lao động nặng.

Nấu nước cây mã đề có thể dùng cả 2 loại là tươi hoặc khô cho vào  nồi nấu với tỷ lệ 100 gam mã đề nấu với 1 lít nước. Đun sôi để nguội, ngày uống từ 2 đến 3 lần.

Cây mã đề nấu canh

Cây mã đề nấu với tôm hay thịt đều ngon, nhưng hợp nhất với thịt bò gân. Canh mã đề thịt bò có vị ngọt dịu và mùi thơm rất đặc trưng.

Mua loại bò vụn vừa gân vừa nạc về nấu mềm, nướng vài củ hành tím bỏ vào nước bò cho thơm, nêm nếm vừa ăn, xong bỏ lá cây mã đề vào nấu sôi chừng 2 phút cho rau mềm.

Nhờ những tác dụng tuyệt vời này mà cây mã đề như loại cây cỏ thần dược. Nếu bạn gặp phải một trong các vấn đề về sức khỏe nêu ở trên, hãy thử sử dụng cây, chắc chắn bạn sẽ hài lòng về công dụng của chúng.

Món ăn từ cây mã đề

Canh mã đề: Được trích trong sách Thánh Tuế Tổng Lục quyển thứ 190, canh mã đề nấu từ lá mã đề, gừng, hành, muối ăn có công dụng chữa bệnh đái ra máu và đau buốt niệu đạo khá hiệu.

Cháo mã đề: Được nấu từ lá mã đề, gạo tẻ, hành, muối, có công dụng thanh nhiệt, trị đờm, sáng mắt, lợi tiểu. Hiện nay, cháo mã đề khá nổi tiếng và là món ăn được ưa chuộng ở Trung Quốc.

Lưu ý khi sử dụng mã đề

Lá: Phụ nữ mang thai dùng cần phải thận trọng. Người già đái đêm nhiều, thận kém không nên dùng.

Hạt: Không phải thấp nhiệt nên dùng thận trọng.

Những người đi tiểu nhiều, táo bón, không có thấp nhiệt, thận hư, dương khí hạ giáng thì không nên dùng.

Sử dụng mã đề chú ý kiêng chất kích thích, gây nóng như rượu, bia, cà phê, các loại gia vị nóng.

Cây mã đề, có tác dụng gì lưu ý khi dùng. Những bài thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn, bác sĩ để được kê liều lượng đúng phù hợp với thể trạng của mỗi người.

Theo nguồn: https://thoaihoacotsong.vn/cac-bai-thuoc-nam-hay/cay-ma-de-tac-dung-cay-ma-de-thong-tieu-giai-nhiet/