Thảo luận, Top 3 cách pha nước chanh sả cùng lưu ý khi dùng

Chanh, sả, gừng, mật ong là những nguyên liệu tự nhiên dễ tìm. Chỉ với vài bước nhỏ, bạn pha cho mình, gia đình những cốc nước tuyệt ngon giải khát tăng cường sức đề kháng có thể giúp cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày. Cùng cachlamhay.vn thảo luận, Top 3 cách pha nước chanh sả cùng lưu ý khi dùng dưới đây.

Chanh, sả, gừng, mật ong đều là những nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong đời sống, cũng là dược liệu được sử dụng khá nhiều trong y học. Do đó, nhiều người đã kết hợp các nguyên liệu này lại với nhau để tạo thành những loại thức uống giúp nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể phòng ngừa bệnh tật.

1. Nước chanh sả gừng

Nước chanh sả 1
Nước chanh sả gừng (Nguồn: Internet)

1.1 Nguyên liệu

  • Sả: 3 cây
  • Gừng: 1 củ (củ vừa phải, không quá to)
  • Chanh tươi: 2 quả
  • Đường phèn: 300g
  • Nước: 2 lít

1.2 Cách nấu  nước chanh sả gừng

Sả cắt bỏ phần lá xanh, rửa sạch, tách bỏ vỏ ngoài, thái mỏng hoặc đập dập rồi cắt khúc khoảng 7 – 10cm.

Củ gừng rửa sạch, giữ nguyên vỏ, đập dập hoặc thái lát mỏng khoảng 0.5cm.

Đặt nồi lên bếp và đổ vào khoảng 2 lít nước và 300g đường phèn, đun sôi. Nước sôi thì cho sả vào và đun thêm khoảng 5 phút nữa. Khi thấy nước sả sôi thì cho gừng vào đun trong 1 phút thì tắt bếp.

Chờ nước sả gừng nguội, bạn vớt sả và gừng ra ngoài và lọc nước sả gừng qua rây cho hết cặn. Cho nước ra ly, vắt nước cốt chanh vào, khuấy đều, thêm đá vào và thưởng thức hoặc có thể để vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Có thể nấu nước chanh sả gừng nhiều và bảo quản trong tủ lạnh khoảng 7 ngày, khi sử dụng có thể thêm siro để mùi vị dễ uống hơn.

2. Nước chanh sả mật ong

Nước chanh sả 2
Nước chanh sả mật ong (Nguồn: Internet)

2.1 Nguyên liệu

  • Chanh tươi: ½ quả
  • Sả: 1 cây
  • Gừng: 10g
  • Mật ong: 1 muỗng canh

2.2 Cách làm nước chanh sả mật ong

Sả cắt bỏ phần lá xanh, rửa sạch, cắt khúc khoảng 2.5cm, đập dập.

Quả chanh tươi rửa sạch, cắt lát mỏng, để nguyên vỏ.

Gừng rửa sạch, cắt lát mỏng và để nguyên vỏ.

Cho chanh, sả, gừng vào ly, cho vào thêm 1 muỗng canh mật ong. Sau đó, đổ 300ml nước sôi vào ly, khuấy đều rồi đậy kín khoảng 5 phút, chờ nước âm ấm thì uống.

3. Nước chanh sả hạt chia

Nước chanh sả 3
Nước chanh sả hạt chia (Nguồn: Internet)

3.1 Nguyên liệu

  • Chanh tươi: 9 trái
  • Sả: 12 cây
  • Hạt chia: 15 muỗng cà phê
  • Đường trắng: 600g
  • Nước: 750ml

3.2 Cách nấu nước chanh sả hạt chia

Sả mua về bỏ phần lá xanh, rửa sạch, cắt thành khúc dài khoảng 5cm.

Đặt nồi lên bếp, cho vào 600g đường trắng, sả và 750ml nước, đun lửa lớn. Nước sôi hạ nhỏ lửa dần khoảng 15 phút thì tắt bếp. Lọc lấy nước sả cho vào bình thủy tinh, để vào ngăn mát tủ lạnh.

Chanh cắt đôi vắt lấy nước cốt. Mỗi phần uống dùng khoảng 180ml nước cốt chanh.

Hạt chia ngâm trong nước ấm cho nở rồi vớt ra để riêng.

Khi pha nước chanh sả hạt chia cho một phần uống, bạn sẽ cho vào bình 180ml nước cốt chanh, 200ml nước sả (có thể gia giảm theo khẩu vị), 250ml nước lọc, 5 muỗng cà phê hạt chia ngâm nở, khuấy đều rồi thêm đá vào thưởng thức.

Thông thường, bạn có thể uống một ly nước chanh sả gừng, chanh sả mật ong hay chanh sả hạt chia vào buổi sáng, trước khi ăn khoảng 30 phút. Phần còn lại có thể chia ra uống trong ngày, vào những lúc cảm thấy khát.

Uống nước chanh sả có tác dụng gì?

Theo Đông y, sả có vị cay tính ấm, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, chữa cảm lạnh, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, làm ấm bụng.

Gừng có vị cay, nóng, tính ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, giảm buồn nôn. Thường dùng trong các trường hợp cảm mạo, ho mất tiếng.

Nước chanh sả 4
Chanh, sả, gừng, mật ong và hạt chia đều chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

Chanh chứa nhiều vitamin C, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp tránh cảm lạnh và cúm.

Mật ong vị ngọt, tính bình không độc, có tính kháng khuẩn và kháng viêm cao, có khả năng phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, trị ho, rát họng.

Hạt chia được xem là "siêu thực phẩm" do chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và làn da.

Lưu ý khi uống nước sả gừng

Có nên uống nước sả gừng mỗi ngày?

Các bạn lưu ý một số điểm sau đây để nước chanh sả gừng phát huy tốt công dụng của nó nhé:

  • Những người bệnh cao huyết áp, dạ dày, cơ địa nóng thì không nên uống nước chanh sả gừng để giảm cân.
  • Không uống thay nước lọc
  • Nếu trong quá trình uống mà bạn gặp phải hiện tượng chóng mặt, buồn nôn thì nên dừng uống.
  • Nên uống vào buổi sáng vì buổi tối gừng tươi sẽ phản tác dụng

 Những ai không nên uống nước gừng?

Những đối tượng sau đây không nên uống nước gừng:

Những người bị bệnh Gan tuyệt đối tránh xa nuóc gừng, trà gừng hoặc nước uống từ gừng vì Gừng có vị nóng, kích thích sự bài tiết của các tế bào gan. Khi mắc các chứng bệnh về gan, nếu ăn hoặc uống nước từ gừng sẽ khiến cho các tế bào gan bị hoại tử. Bởi, bản chất của những tế bào gan thường bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích.

=> Khi mắc các chứng bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ…, tốt nhất bạn không nên lạm dụng nước gừng

Người bệnh dạ dày, tá tràng: Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.

Nếu cảm nắng thì tuyệt đối tránh: Người bị sốt do cảm nóng thì đặc biệt không được uống nước gừng. Uống nước gừng khi bị cảm nắng, nóng có thể dẫn đến tử vong.

Gừng có tính nhiệt. Những người có huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp thì uống nước gừng là tốt, nhưng đối với người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao. Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến…

Tương tự khi thân nhiệt đang cao, nếu uống nước gừng hoặc ăn thức ăn có gia vị gừng sẽ làm cho thân nhiệt tăng cao hơn.

Người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt, Phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai, người bị sỏi mật cũng không nên dùng nước gừng.

Bà bầu có uống nước sả gừng được không?

Bà bầu uống nhiều nước chanh sả gừng có thể gặp các vấn đề sau:

Theo y học cổ truyền: Sả và gừng đều là các loại thảo dược có tính ấm nóng nên dễ gây ra các phản ứng khó chịu như ợ nóng, đầy hơi do kích ứng dạ dày, kích ứng miệng, gây nhiệt miệng, lưỡi.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy: Trong sả có chứa 2 hoạt chất là citral và myrcene có tác động xấu đến thai kỳ, cụ thể là làm chậm quá trình phát triển xương của thai nhi và tăng co bóp tử cung. Do đó, mẹ bầu dùng sả nhiều trong thai kỳ còn có thể khiến thai nhi tăng trưởng kém, thậm chí có thể dẫn đến vỡ màng bào thai, gây sảy thai.

Nếu bị tiểu đường thai kỳ: Dùng sả nhiều có thể khiến lượng đường trong máu giảm đột ngột, gây mệt mỏi, mắt mờ, chóng mặt.

Trên đây là câu trả lời của câu hỏi Có nên uống nước sả gừng mỗi ngày? Nước chanh sả gừng nhìn chung có công dụng tốt nhưng chúng ta không nên ỷ vào đó để dùng nó mỗi ngày. Các bạn nên uống đúng liều lượng và điều quan trọng là phải xem xét tình trạng sức khỏe của mình, liệu nó có phù hợp với việc uống nước chanh sả gừng không? Bởi loại nước này không phải nước thánh, không có tác dụng tốt với tất cả mọi người. Các bạn phải sử dụng đúng người đúng liều lượng thì mới phát huy được các công dụng của nó.

Xem thêm: NƯỚC GỪNG, UỐNG NƯỚC GỪNG HÀNG NGÀY CÓ TỐT KHÔNG? https://cachlamhay.vn/nuoc-gung-uong-nuoc-gung-hang-ngay-co-tot-khong.html

Thảo luận, Top 3 cách pha nước chanh sả cùng lưu ý khi dùng. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo hy vọng độc giả có thêm công thức pha nước chanh sả gừng ngon nhất nhé.

Theo nguồn: Tổng hợp và https://voh.com.vn/dinh-duong/nuoc-chanh-sa-407845.html