Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không hiệu quả, an toàn cho người mới bị

Trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, vào các kinh: phế, tỳ, vị có tác dụng trừ phong thấp, chống lạnh, hạ khí, tiêu đờm, tiêu viêm, sát trùng. Bạn đang bị bệnh trĩ ở giai đoạn đầu, lo lắng không biết dùng lá gì để hỗ trợ bệnh trĩ.Việc dùng chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không hiệu quả, an toàn cho người mới bị bằng 2 phương pháp  dưới đây.Hãy cùng cachlamhay.vn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Sáng nào cũng thế, bố tôi hay mở đài ra nghe vào lúc hơn 6h có chương trình sức khỏe gia đình. Rất nhiều câu hỏi tư vấn sức khỏe về bệnh trĩ. Có người mới bị bệnh trĩ giai đoạn đầu lo lắng không biết dùng cách gì để chữa bệnh trĩ cho an toàn mà không phải mất tiền bằng lá cây. Người già có người còn nói tôi mắt nhiều thứ bệnh gia đình tốn kém chữa trị nhiều tiền, giờ lại mắc thêm bệnh trĩ không biết phải làm sao để hỗ trợ ở giai đoạn đầu, thấy bác sĩ sức khỏe tư vấn cho người mắc trĩ hỏi là nếu bác chưa có điều kiện chữa bệnh trĩ thì hãy áp dụng dùng lá trầu không nấu nước ngâm hậu môn mỗi ngày ở nhiệt độ ấm là rất tốt. Nghe được vậy nên chia sẻ cho mọi người cùng làm, lá trầu không có tính sát khuẩn tốt nên cũng gây hại cho sức khỏe, lại an toàn cho người mới mắc bệnh trĩ.

Trầu không là loại cây khá phổ biến dễ thấy ở vùng nông thôn, việc dùng lá trầu không hỗ trợ chữa bệnh trị cho người mới bị  an toàn nhất. Bạn tham khảo phương pháp dưới đây 

Trầu không là một cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam, và đây cũng là 1 cây thuốc quý. Cây nhỡ leo nhẵn. Lá có cuống có bẹ, dài 1,5-3,5 mm; phiến hình trái xoan, dài 10-13cm, rộng 4,5-9cm, có gốc hơi không cân, hình tim nhiều hay ít ở những lá dưới, có mũi nhọn ở chóp, có dạng màng và cứng, có các điểm tuyến trong suốt rất mịn; gân gốc thường là 5. Hoa khác gốc, mọc thành bông. Quả mọng lồi, tròn, có những lông mềm ở đỉnh. Lá trầu được thu hái quanh năm và được dùng tươi. Ngoài ra, rễ cây cũng được sử dụng làm dược liệu trong một số bài thuốc.

Theo kết quả của các nghiên cứu cho thấy, cứ trong 100g lá trầu không thì có chưa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính có trong lá trầu có đặc tính kháng sinh mạnh, kháng nấm, gây ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Tuy nhiên, việc sử dụng lá trầu không rất đơn giản nhưng tác dụng tuyệt vời của nó cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

lá trầu không chữa bệnh gì

 Lá trầu có rất nhiều tác dụng đối với sức khoẻ

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không hiệu quả, an toàn cho người mới bị

Cách 1: Dùng lá trầu không hết hợp với muối biển để chữa bệnh trĩ

Cả lá trầu không và muối biển đều là những nguyên liệu có tính sát khuẩn và làm giảm sưng rất tốt, giúp bạn nhanh chóng làm sạch và diệt vi khuẩn gây viêm, ngứa ngáy quanh hậu môn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Bạn cần chuẩn bị khoảng 20 lá trầu không to bản, rửa sạch, để ráo nước và

1 nhúm muối nhỏ (1-2g).

Cách làm

Cho lá trầu không vào nồi nước (1 lít) đun sôi trong 10 phút. Sau đó cho 1 thìa cà phế muối vào. Rồi đổ vào 1 chậu sạch.

Ngồi chồm hỗm để xông hơi vùng bệnh. Không nên xông khi hơi quá nóng sẽ làm vùng bệnh bị rát. Bạn chờ cho độ nóng của hơi bốc lên tương đối dễ chịu là có xông. Xông hơi ở nhiệt độ 40 độ là thích hợp nhất.

Khi nước đã bay hết hơi nóng, chỉ còn hơi âm ấm thì ngâm trực tiếp vùng hậu môn vào nước lá trầu và vừa rửa vừa xoa nhẹ nhàng vùng bệnh sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn.

Để tăng hiệu quả và giảm đau ở búi trĩ, sau khi xông hơi và rửa với nước lá trầu không, bạn có thể dùng lá trầu không tươi giã nhỏ đắp trực tiếp lên vùng bệnh và để trong khoảng 1 giờ đồng hồ rồi rửa sạch.

Bằng cách này, các hoạt chất trong lá trầu không sẽ trực tiếp thẩm thấu và tác động vào các mao mạch vùng búi trĩ giúp giảm sưng, giảm đau rát và se nhỏ búi trĩ.

Nên thực hiện phương pháp này hàng ngày trong ít nhất 7 ngày liên tục để có thể cảm nhận đươc hiệu quả.

xông hơi chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Bạn có thể đun nước lá trầu không để xông hơi vùng bệnh giúp làm sạch búi trĩ và giảm cảm giác đau rát tức thì

Cách 2: Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không và hạt gấc

Để tăng hiệu quả lên cao, bạn cũng có thể kết hợp loại thảo dược này với một số nguyên liệu khác gồm: bồ kết, quả cau và hạt gấc.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Bạn hãy chuẩn bị 7 lá trầu không, 7 hạt gấc.

Các nguyên liệu tự nhiên này đều có tác dụng tốt trong việc sát khuẩn, tiêu viêm, làm giảm tình trạng sưng đau, phù nề các tĩnh mạch vùng búi trĩ, giúp cho búi trĩ nhanh chóng thu lại, mang lại cảm giác thoải mái hơn cho người bệnh.

Cách thực hiện

Phương pháp chữa bệnh trĩ với hỗn hợp lá trầu không và hạt gấc cũng rất đơn giản.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu bạn đem rửa sạch. Hạt gấc bạn cần đập dập và vỏ, vì nhân hạt gấc mới là thành phần dùng để chữa bệnh.

Sau đó cho hỗn hợp nguyên liệu đã giã nhuyễn vào nồi nước đun sôi trong 15 phút.

Dùng nước này xông hơi vùng bệnh cho tới khi nước nguội. Sau đó lau khô vùng hậu môn.

Bạn cũng có thể giã lá trầu không đắp vào vùng hậu môn như cách trên sau khi xông hơi để tăng hiệu quả điều trị.

Trong trường hợp sử dụng lá trầu không và hạt gấc để chữa bệnh trĩ cho trẻ nhỏ, bạn đem giã nhỏ, vo thành viên và đắp vào hậu môn của trẻ.

Bằng cách này, các hoạt chất sát khuẩn, kháng viêm trong lá trầu không và hạt gấc sẽ tác động làm giảm trừ viêm nhiễm, kích thích hoạt động co bóp của trực tràng ở trẻ giúp làm se búi trĩ.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Kết hợp lá trầu không với các vị thuốc Đông Y như: quả cau, hạt gấc, bồ kết sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh trĩ ngay tại nhà

Một số lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không:

Mặc dù dùng lá trầu không là phương pháp chữa bệnh dân gian an toàn, lành tính và có khả năng mang lại hiệu quả cao (đặc biệt trong những trường hợp bệnh trĩ giai đoạn sớm).

Thế nhưng, để có thể thu được hiệu quả tốt nhất từ phương pháp chữa bệnh này, người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Cần thực hiện đều đặn, đúng cách, đúng liều lượng và kiên trì trong thời gian dài (tối thiểu từ 7 ngày trở lên) mới có thể đem lại hiệu quả tốt.
  • Luôn ghi nhớ làm vệ sinh vùng bệnh sạch sẽ trước khi thực hiện để tránh nhiễm trùng.
  • Nên kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh để bệnh nhanh khỏi và không tái phát.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá, cà phê, sô cô la.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày

Đắp lá trầu không chữa bệnh trĩ

Bạn cũng có thể giã nát lá trầu không để đắp trực tiếp lên búi trĩ giúp búi trĩ co nhanh và giảm đau rát, ngừa viêm ngứa.

Trên đây là một số gợi ý và lưu ý của các bác sỹ chuyên khoa về dùng lá trầu không trị bệnh trĩ.

Bạn có thể cân nhắc áp dụng tại nhà để việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý rằng lá trầu không chỉ thực sự mang lại hiệu quả trong trường hợp bệnh trĩ nhẹ, mới khởi phát.

Phương pháp này cũng chỉ mang tính tình thế, hỗ trợ điều trị giảm nhẹ triệu chứng khó chịu của bệnh.

Để điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất, bạn cần được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị bởi các bác sỹ chuyên khoa.

Sau đó mới quyết định có hay không kết hợp việc điều trị chuyên sâu với các phương pháp điều trị giảm nhẹ triệu chứng như chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không, đu đủ hay diếp cá…

Với 2 phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không ở trên cachlamhay.vn mong bạn đọc có thêm phương pháp hỗ trợ bệnh trĩ ở giai đoạn đầu sớm tốt nhất bằng loại lá này, áp dụng sao cho hiệu quả.

Cachlamhay.vn tổng hợp