Top 5 bài tập hiệu quả cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý hô hấp thường gặp khiến cho người bệnh khó thở vì đường thở bị hẹp so với bình thường và có thể dẫn đến suy hô hấp. Nếu được phát hiện sớm, thực hiện các bài tập thở phù hợp sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng tốt hơn.

Để sở hữu cơ thể khỏe mạnh, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Theo đó, thực đơn hàng ngày cần bảo đảm cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như đạm, chất béo, chất xơ,… Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh,…

Rèn luyện thể dục thường xuyên cũng là cách phòng ngừa bệnh hen suyễn rất tốt. Khi tập thể dục với các bài tập bổ phổi, ngoài các cơ thì phổi sẽ được gia tăng sức mạnh, ngăn ngừa những cơn hen suyễn xảy ra. Tuy nhiên bạn cần tránh tập luyện lâu ngoài trời lạnh hoặc tập quá sức bản thân.

bệnh hen suyễn

Tập thể dục và rèn luyện sức khỏe mỗi ngày giúp phòng ngừa hen suyễn hiệu quả. Nếu bạn đang bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc các bệnh liên quan đến  đường hô hấp hãy bỏ chút thời gian tham khảo Top 5 bài tập hiệu quả cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính Đông y Xuân Tho xin chia sẻ chi tiết dưới đây. Bạn hãy cố gắng kiên trì luyện tập ăn uống ngủ nghỉ và điều trị bệnh bằng các phương pháp Đông Y Viên Ngậm Kha Tử gia truyền Xuân Tho để có kết quả tốt nhất phù hợp với tình trạng bệnh của mình nhé.

Viên ngậm kha tử, bổ phế trừ ho an toàn cho mọi gia đình

1. Thở chúm môi

Theo Cleveland Clinic, thở chúm môi có một loạt lợi ích như:

  • Làm giảm mức độ khó thở
  • Giải phóng không khí bị mắc kẹt trong phổi
  • Giúp thư giãn hơn
  • Giảm khó thở.

Thực hành kỹ thuật này 4-5 lần mỗi ngày có thể hữu ích. Dưới đây là cách thực hành thở chúm môi

  • Trong khi ngậm miệng, hãy hít thở sâu bằng mũi, đếm đến 2. Thực hiện theo mô hình này bằng cách lặp lại trong đầu “hít vào, 1, 2”. Hơi thở không cần phải sâu, gắng sức. Một lần hít thông thường sẽ làm được.
  •  Đặt vị trí 2 môi như thể bạn đang bắt đầu huýt sáo hoặc thổi nến trên bánh sinh nhật. Hành động này được gọi là “chúm” môi.
  • Trong khi tiếp tục chúm môi, hãy từ từ thở ra bằng cách đếm đến 4. Đừng cố gắng đẩy không khí ra ngoài mà hãy thở ra từ từ bằng miệng.

Thở chúm môi là cách tốt nhất để thực hiện các hoạt động gắng sức, chẳng hạn như leo cầu thang.

> Xem thêm: Cách phòng, điều trị ho cho mùa đông bằng đông y hiệu quả dễ làm

Phân biệt hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính với phương pháp điều trị hiệu quả

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Các bước thở chúm môi

2. Thở phối hợp

Cảm giác khó thở có thể gây lo lắng khiến bạn phải nín thở. Để ngăn điều này xảy ra, bạn có thể thực hành thở phối hợp bằng hai bước sau:

  • Hít vào bằng mũi trước khi bắt đầu bài tập
  • Trong khi chúm môi, thở ra bằng miệng.

Có thể thực hiện thở phối hợp khi bạn đang tập thể dục hoặc cảm thấy lo lắng.

Các bước thở phối hợp cho người bệnh phổi tắc nghẽn  mãn tính. Kiên trì tập đều đặn mỗi ngày để có sức khỏe tốt nhất vượt qua các bệnh liên quan đến đường hô hấp có lá phổi khỏe mạnh mỗi ngày làm việc đạt năng xuất hiệu quả cao hơn.

3. Thở sâu

Hít thở sâu giúp không khí không bị kẹt trong phổi (nguyên nhân khiến bạn cảm thấy khó thở). Nhờ đó, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể hít thở không khí trong lành hơn.

Dưới đây là cách thực hành thở sâu:

  • Ngồi hoặc đứng với khuỷu tay hướng ra sau. Điều này cho phép ngực của bạn nở ra đầy đủ hơn.
  • Hít sâu bằng mũi
  • Giữ hơi thở của bạn khi đếm đến 5.
  • Thở ra chậm và sâu bằng mũi cho đến khi bạn cảm thấy không khí hít vào đã được giải phóng hết.

 

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Hướng dẫn hít thở sâu

Tốt nhất bạn nên thực hiện bài tập này cùng với các bài tập thở hàng ngày khác, có thể thực hiện 10 phút mỗi lần, 3-4 lần mỗi ngày.

4. Tập ho

Khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chất nhầy có thể tích tụ nhiều hơn trong phổi. Tập ho là một bài tập thở giúp bạn đẩy chất nhầy hiệu quả mà không làm bạn cảm thấy quá mệt mỏi.

Dưới đây là cách thực hành ho chủ động:

  • Hãy ngồi thoải mái. Hít vào bằng miệng, sâu hơn một chút so với khi hít thở bình thường.
  • Kích hoạt cơ bụng của bạn để thổi không khí ra ngoài trong ba nhịp thở đồng thời tạo ra âm thanh “ha, ha, ha”. Hãy tưởng tượng bạn đang thổi vào một chiếc gương để làm cho nó bốc hơi.
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Hướng dẫn cách tập ho chủ động

Tập ho sẽ ít mệt mỏi hơn so với phản xạ ho bình thường và nó có thể giúp bạn không cảm thấy mệt mỏi khi ho ra chất nhầy.

5. Thở bằng cơ hoành

Cơ hoành là một cơ quan trọng liên quan đến hoạt động thở. Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có xu hướng dựa nhiều hơn vào các cơ phụ của cổ, vai và lưng để thở, hơn là vào cơ hoành.

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Hướng dẫn thở bằng cơ hoành

Thở bằng cơ hoành hoặc bằng bụng giúp đào tạo lại cơ này để hoạt động hiệu quả hơn. Đây là cách thực hiện:

  • Khi ngồi hoặc nằm, thả lỏng vai, đặt một tay lên ngực và đặt tay kia lên bụng.
  • Hít vào bằng mũi trong vòng 2 giây, cảm thấy dạ dày của bạn phồng lên. Bạn đang thực hiện đúng hoạt động nếu bụng di chuyển nhiều hơn ngực.
  • Chúm môi và thở ra từ từ bằng miệng, ấn nhẹ vào bụng. Điều này sẽ nâng cao khả năng thoát khí của màng ngăn.
  • Lặp lại bài tập khi bạn có thể.

Với chia sẻ top 5 bài tập hiệu quả cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Hi vọng bạn đọc có thêm thông tin tham khảo hữu ích để tự tập cho  mình những bài tập đơn giản tại nhà giúp nâng cao sức khỏe rèn luyện phổi tốt. Kiên trì thực hiện các bài tập này, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ kiểm soát được bệnh tốt hơn, phòng ngừa suy hô hấp hiệu quả.

Theo nguồn: https://dongygiatruyenxuantho.com/top-5-bai-tap-hieu-qua-cho-nguoi-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh