Trần bì vị thuốc thảo dược quý trong việc hỗ trợ trị ho, viêm phế quản

Trần bì còn được gọi là Quất bì, Quảng trần bì, Tần hội bì thuộc họ Cam (Rutaceae), là phần vỏ của quả chín vàng đã qua khâu chế biến. Những vỏ quýt vứt bỏ đi tưởng chừng vô hiệu nhưng thực sự chúng lại có rất nhiều công dụng trong việc chữa một số bệnh lý ở người được lưu trữ trong Y học cổ truyền như: chữa tiêu chảy, ho có đờm, rối loạn hệ tiêu hóa, ăn uống không tiêu, trướng bụng. Trần bì là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, có mùi thơm, vị cay, đắng, tính ấm, tác dụng điều hòa khí huyết, tiêu đờm, kiện tỳ. Hiện nay trần bì được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhờ tính đa dạng trong công dụng hỗ trợ điều trị. Cùng nhau tìm hiểu trần bì có tác dụng gì?

Theo Đông y, vỏ trần bì có rất nhiều công dụng trong cuộc sống và trong y học. Nguyên liệu thì dễ kiếm, bạn có thể tận dụng vỏ cam, vỏ quýt khi ăn xong lõi, bóc vỏ rửa sạch vá đem phơi khô để làm các loại thuốc chữa bệnh cho mình, gia đình rất đơn giản, dễ làm mà mang lại nhiều lợi ích, công dụng trong việc hỗ trợ và điều trị một số bệnh tiêu hóa, viêm đường hô hấp cấp và mãn tính. Trần bì đem kết hợp với các dược liệu khác tạo nên những bài thuốc quý. Dưới đây cachlamhay xin chia sẻ bạn đọc cùng tham khảo các bài thuốc từ Trần bì áp dụng để chữa bệnh:

I.Tên gọi, chủng loại, đặc điểm sinh thái, thành phần hoa học của trần bì

1. Tên gọi – Chủng loại

  • Tên gọi khác: Quất bì, Vỏ quýt, Tần hội bì, Quảng trần bì

  • Tên khoa học: Pericarpium Citri Reticulatae

  • Họ: Thuộc họ Cam (Rutaceae)

2. Đặc điểm sinh thái

+ Mô tả:

Trần bì là bộ phận vỏ của cây quýt chín vàng đã qua khâu bào chế. Cây quýt là loại cây nhỏ, thân cây dựng đứng, cành có các gai nhọn. Lá cay quýt là lá đơn, mọc so le, mép lá có răng cưa. Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở những khẽ lá. Qủa màu vàng cam hoặc vàng đỏ, có hình cầu hoặc hơi tròn, dẹt. Vỏ bóng nhẵn hoặc hơi sần sù, dễ bóc, có mùi thơm đặc biệt.

Hình 1: Ảnh trên internet, vỏ trần bì sau kho bóc từ quả đem phơi khô để sử dụng làm thảo dược có nhiều công dụng trong cuộc sống và y học

Trần bì  là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, có mùi thơm, vị cay, đắng, tính ấm, tác dụng điều hòa khí huyết, tiêu đờm, kiện tỳ. Thường dùng chữa đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ho có đờm, kém ăn, nôn mửa, tiêu chảy…

Để có vị thuốc trần bì, đến mùa quýt chín người ta hái quả về, khía vỏ quả làm 3 – 4 mảnh sát đến cuống, ăn múi rồi xâu vỏ vào dây lạt, phơi thoáng gió hoặc sấy nhẹ cho khô. Không nên treo gác bếp làm trần bì bị mất tinh dầu và dễ bẩn. Dược liệu có mặt ngoài màu vàng đỏ hoặc nâu đỏ, có đường nhăn và điểm lõm nhỏ hình tròn, đem ra ánh sáng thấy có điểm lõm nhỏ nhưng không rõ lắm. Mềm nhưng khô thì giòn, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy không bằng phẳng. Càng để lâu càng tốt.

3.Thành phần hóa học của trần bì

Trong trần bì có khoảng 2% tinh dầu và là thành phần chính, có tác dụng chữa bệnh chủ đạo. Các hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong thành phần tinh dầu, bao gồm: limonene, isopropenyl-toluen, humulene, hesperidin, vitamin B1, vitamin C,v.v.

II. Trần bì thảo dược quý với nhiều tác dụng trong cuộc sống và trong y học

Trần bì (tên khoa học Pericarpium Citri Reticulatae) là thảo dược khá phổ biến trong đông y. Đây là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ quýt và vỏ cam. Cách làm trần bì khá đơn giản, các nguyên liệu này được cắt nhỏ ra, sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô, lưu trữ lại để chữa bệnh. Trần bì có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, tính ấm, được chỉ định để điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện các bệnh, hội chứng và triệu chứng sau:

  • Khó tiêu: tinh dầu trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đường tiêu hóa, giúp bài trừ khí trệ, tăng tiết dịch vị, điều trị chứng khó tiêu hiệu quả.

  • Hen suyễn: trần bì tác động lên hệ hô hấp, làm giãn phế quản, tăng lượng dịch tiết, loãng dịch đàm, giúp cho bệnh nhân dễ khạc đàm ra ngoài. Do đó, trần bì cải thiện triệu chứng của bệnh hen suyễn, ngăn chặn co thắt phế quản do các tác nhân gây hen gây ra.

  • Kháng khuẩn: trần bì có thể ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi khuẩn, bao gồm tụ cầu và trực khuẩn, các tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, viêm phế quản,..

  • Trần bì tốt cho tiêu hóa và hô hấp

  • Trần bì là vị thuốc cay, thơm, hơi đắng và tính ôn. Để nguyên phần cùi trắng thì có tác dụng bổ tỳ vị, điều hòa trung tiêu, lý khí. Bỏ phần cùi trắng thì có tác dụng tiêu đờm, trị ho.

  • Các nghiên cứu chỉ ra rằng trần bì có tác dụng kép trong việc thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và ức chế co thắt cơ trơn đường ruột. Tác dụng hai chiều này có thể làm thay đổi chức năng đường tiêu hóa bằng cách ảnh hưởng đến sự bài tiết của các cơ quan tiêu hóa và tác động trực tiếp lên cơ trơn của ruột.

  • Synephrine có thể thúc đẩy chuyển động đường tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ acetylcholine và motilin và giảm nồng độ chất P (SP) và peptide đường ruột.

  • Hesperidin có thể thúc đẩy sự di chuyển của đường tiêu hóa bằng cách tăng lượng gastrin và giảm mức độ acetylcholine, motilin, chất P và peptide đường ruột.

  • Ngoài ra, chiết xuất ethyl acetate có chứa polymethoxy flavones cũng có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa.

  • Trần bì có tác dụng kháng khuẩn

Ngoài hoạt tính chống oxy hóa, Trần bì còn được phát hiện có khả năng kháng khuẩn tốt. Sáu chủng vi sinh vật bao gồm Escherichia coliStaphylococcus aureusStaphylococcus epidermidisEnterococcus faecalisSalmonellatyphi và Enterobacter cloacae đã được sử dụng trong các thử nghiệm của Đại học y học cổ truyền Quảng Châu – 2007. Hesperidin có trong trần bì có phổ kháng khuẩn rộng, và tác dụng kháng khuẩn cũng được thể hiện trong các xét nghiệm. Ngoài Hesperidin thì Tangeretin và Nobiletin cũng có hoạt tính kháng khuẩn nhưng thấp hơn.

Cũng trong nghiên cứu này một lần nữa các nhà khoa học tái khảng định Hesperidin, Tangeretin và Nobiletin đều có hoạt động chống oxy hóa ở một mức độ nào đó trong tất cả các phương pháp được thử nghiệm.

Một số lưu ý khi sử dụng trần bì

Mặc dù trần bì an toàn trong sử dụng nhưng vẫn có nhưng lưu ý khi bạn lựa chọn sử dụng trần bì

Theo quan niệm đông y, những đối tượng sau không nên dùng trần bì:

  • Âm hư, dương hư, chứng thoát

  • Không thấp, không trệ, không đàm thì ít dùng. Người âm hư ho khan không có đờm, thổ huyết không dùng Trần bì.

Liều dùng của trần bì tùy thuộc vào loại bệnh và đánh giá mức độ bệnh. Qua đó, thầy thuốc sẽ chỉ định liều dùng và thời gian dùng phù hợp với từng bệnh nhân. Thường thì trong một bài thuốc chữa bệnh, trần bì được dùng kết hợp với nhiều vị thuốc khác để tối ưu hóa công dụng.

Trần bị thảo dược quý nên có trong mỗi gia đình với nhiều bài thuốc đơn giản dễ làm hiệu quả

Theo Đông y, vỏ trần bì có rất nhiều công dụng trong cuộc sống và trong y học. Nguyên liệu thì dễ kiếm, bạn có thể tận dụng vỏ cam, vỏ quýt khi ăn xong lõi, bóc vỏ rửa sạch vá đem phơi khô để làm các loại thuốc chữa bệnh cho mình, gia đình rất đơn giản, dễ làm mà mang lại nhiều lợi ích, công dụng trong việc hỗ trợ và điều trị một số bệnh tiêu hóa, viêm đường hô hấp cấp và mãn tính. Trần bì đem kết hợp với các dược liệu khác tạo nên những bài thuốc quý. Dưới đây Đông y Xuân Tho xin chia sẻ bạn đọc cùng tham khảo các bài thuốc từ Trần bì áp dụng để chữa bệnh:

HÌnh 2: Trần bì kết hợp với các thảo dược như kha tử, mật ong có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị ho. Ảnh mang tính chất tượng trưng

BÀI THUỐC TỪ TRẦN BÌ CHO NGƯỜI LỚN

Bài thuốc từ Trần bì chữa tiêu chảy:

  • Dùng Trần bì, Thương truật, Hậu phá và Cam thảo với liều lượng bằng nhau, đem các vị thuốc trên trộn đều rồi tán thành bột mịn. Sử dụng 4 – 6 gram cho mỗi lần dùng, uống mỗi ngày 2 – 3 lần. Với các vị thuốc trên có thể sử dụng ở dạng sắc lấy nước dùng.

  • Dùng 12 gram Trần bì cùng với 8 gram Sinh khương, đem hai vị thuốc trên sắc lấy nước dùng, dùng khi thuốc còn nóng.

  • Bài thuốc từ Trần bì chữa ho do cảm hàn, ho có đờm, ho do viêm họng, viêm phế quản:

    • Dùng Trần bì, Khương bán hạ mỗi vị 6 gram, 12 gram Bạch linh cùng với 4 gram Cam thảo. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước, cho hai lát gừng tươi để chống đau bụng.

    • Dùng Trần bì, Cát canh và Tô diệp mỗi vị 6 gram cùng với 4 gram Cam thảo, sắc để lấy nước uống mỗi ngày.

    Bài thuốc từ Trần bị chữa viêm phế quản mãn tính, ho nhiều đàm:

    • Dùng Trần bì, Bán hạ, Cam thảo mỗi vị 6 gram, 20 gram Đương quy, 10 gram Bạch linh cùng với 3 lát Gừng tươi. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước để dùng mỗi ngày.

    Bài thuốc từ Trần bì chữa viêm phế quản cấp tính:

    • Dùng 500 gram Trần bì, 1000 gram Cam thảo cùng với 125 gram Cát cánh. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên. Sử dụng 8 gram cho mỗi lần uống, uống mỗi ngày 2 lần (buổi sáng và tối).

    • Bài 4: Trị ho viêm họng, viêm phế quản nhẹ: Trần bì 6g, cát cánh 6g, tô diệp 6g, cam thảo 4g,  sắc uống trong ngày.

      Bài 5: Trị ho mất tiếng: Trần bì 12g, sắc với 200ml nước còn 100ml thêm đường đủ ngọt, chia uống nhiều lần trong ngày.

      Bài 6: Trị ho có đờm (do cảm hàn): Trần bì 6g, bạch linh 12g, khương bán hạ 6g, cam thảo 4g, gừng tươi 2 lát, sắc uống ngày 1 thang.

    Bài thuốc từ Trần bì chữa viêm đại tràng:

    • Dùng Trần bì và Vỏ cây lựu mỗi vị 15 gram cùng với 6 gram Gừng khô, đem thang thuốc trên sắc lấy nước dùng.

    Bài thuốc từ Trần bì chữa viêm tuyến vú cấp:

    • Dùng 30 gram Trần bì cùng với 6 gram Cam thảo, đem hai vị thuốc trên sắc lấy nước để dùng.

    Bài thuốc từ Trần bì chữa nấc cục sau khi ăn:

    • Đem 30 gram Trần bì nướng lên rồi tán nhỏ, hòa một ít bột mịn trên cùng với nước để uống.

    Bài thuốc từ Trần bì chữa nứt nẻ da:

    • Dùng một ít Trần bì đem tán thành bột mịn rồi cho thêm một ít dầu thực, trộn đều đến khi đạt độ sền sệt. Thoa một ít hỗn hợp trên lên vùng da bị nứt nẻ, khi khô cần rửa lại bằng nước sạch.

    • BÀI THUỐC TỪ TRẦN BÌ CHO TRẺ EM

      Bài thuốc từ Trần bì chữa rối loạn hệ tiêu hóa, trẻ bị suy dinh dưỡng:

      • Dùng 6 gram Trần bì, 4 gram Chích thảo cùng với Đảng sâm, Bạch linh và Bạch truật mỗi vị 8 gram. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước dùng hoặc có thể tán thành bột mịn hòa với nước để dùng.

      Bài thuốc từ Trần bì chữa tiêu chảy, tỳ cam:

      • Dùng 40 gram Trần bì cùng với Kha tử nhục, Chích thảo và Thanh bì mỗi vị 20 gram. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn, sử dụng 8 gram/ lần sắc cùng với một chén nước cô đặc còn nửa chén để uống, dùng khi thuốc còn nóng, dùng trước mỗi bữa ăn.

Viên ngậm kha tử kết hợp với trần bì hỗ trợ điều trị ho viêm họng cấp, mãn tính

Viên ngậm kha tử được bào chế hoàn toàn từ thảo mộc tự nhiên như kha tử, xuyên bối, cát cành… trộn với mật ong có tác dụng bổ phế, trị các bệnh về viêm họng cấp và mãn tính… thuốc có hiệu quả ngay từ lần đầu sử dụng, tiêu diệt virus, vi khuẩn nhanh chóng làm giảm nhanh cơn ho. Trong đó mỗi thành phần đều có những ưu điểm, đặc tính riêng kết hợp lại với nhau theo một công thức gia truyền trên 50 kinh nghiệm làm nghề Đông Y Xuân Tho đã nghiên cứu ra viên ngậm kha tử bằng tình yêu y đức trong nghề và đồng cảm với người bệnh về bệnh ho đã chữa cách bệnh ho cảm cho các bệnh nhân. Nguyên bản ban đầu bài thuốc sẽ được hoàn tán thuốc sau đó dùng miếng chanh để ngậm. Khi đó thuốc có vị chát nên nhiều phụ nữa và trẻ em rất khó ngậm. Sau dần ông cải tiến trộn với mật ong và thêm các vị thuốc để cho phù hợp để Viên Ngậm Kha Tử cho dễ ngậm.

Hình 3: VIên ngậm kha tử được làm từ thảo mộc tự nhiên: Kha tử, xuyên bối, cát cành… trộn với mật ong có tác dụng bổ phế, trị các bệnh về viêm họng cấp và mãn tính… 

Đọc thêm: Viêm Ngậm Kha Tử gia truyền Xuân Tho trị ho từ y đức

Với chia sẻ bài viết Trần bì, thảo dược quý với nhiều công dụng, bài thuốc trị ho bất ngờ hy vọng bạn đọc có thêm thông tin tham khảo hữu ích về việc sử dụng trần bì trong cuộc sống hàng ngày tận dụng những vỏ quýt, cam để làm các loại thuốc chữa bệnh đơn giản về tiêu hóa, bệnh viêm đường hô hấp nhẹ cho mình và gia đình có một sức khỏe tốt, luôn khỏe mạnh. 

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo,***Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Nếu bạn đang bị ho, muốn điều trị bệnh qua viên ngậm kha tử mà chúng tôi sản xuất. Xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới để được tư vấn về cách phòng, điều trị ho. Mong giúp người bệnh bị ho trên mọi miền của tổ quốc nhanh khỏi bệnh.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN XUÂN THO
Địa chỉ : Yên Dương – Ý Yên – Nam Đinh
Hotline : 0975073485 / 0911052518
Email: dongygiatruyenxuantho@gmail.com

Website: http://dongygiatruyenxuantho.com/
Zalo : 0975073485
Hỗ trợ tư vấn điều trị viêm họng cấp và mãn tính