Công thức làm dấm táo mèo tại nhà vừa giải nhiệt, lại đẹp da

Dấm táo mèo có nhiều công dụng khác nhau: Đối với sức khỏe, giấm táo mèo có tác dụng điều hòa nhịp tim, chữa đầy hơi, chướng bụng, viêm da dị ứng, chữa bỏng và làm giã rượu. Ngoài ra, giấm táo mèo còn có thể dưỡng da, trị mụn và giảm cân hiệu quả. Sau đây cachlamhay.vn sẽ hướng dẫn bạn đọc công thức làm Dấm tạo mèo tại nhà cực ngon, lại bổ dưỡng cho sức  khỏe..

Nguyên liệu làm dấm táo mèo

Táo mèo tươi: 3kg

Chuối tây: 1 trái

Nước đun sôi để nguội: 2,5 – 3 lít

Hũ thủy tinh lớn có sức chứa khoảng 3 lít

Cách làm dấm táo mèo

Dấm táo là gì?

Dấm táo được tạo ra nhờ quá trình lên men tự nhiên của táo mèo. Trong quá trình lên men, táo mèo sẽ tiết ra các dược chất bên trong nó (phần thịt và phần hạt) hòa với nước để tạo ra hỗn hợp dung dịch mà ta gọi đó là giấm táo mèo.

Chọn nguyên liệu ngâm dấm táo mèo

Chọn mua táo (táo mèo là tốt nhất) nhưng nếu không có táo mèo thì có thể mua táo ta cũng được. Mua loại táo giòn, ngọt lắm nước khi làm dấm sẽ ngon hơn là loại táo to xốp.

Ngâm táo vào nước muối loãng cho hết bụi bẩn rồi vớt lên để ráo nước.

Thái táo thành miếng nhỏ, để cả vỏ, bỏ hạt hoặc không cũng được.

Xếp táo vào lọ thủy tinh to, cứ một lớp táo, một lớp đường, xếp lần lượt cho đến khi hết táo.

Các chị nhớ xếp cẩn thận cho hết số táo vừa lọ thủy tinh một cách khéo léo nhé. Nếu xếp qua loa sẽ tốn diện tích mà số táo lại bị thừa.

- Khi đã xếp táo vào vừa lọ thủy tinh, các chị đổ dấm gạo vào ngập táo. Các chị nhớ không nên đổ quá đầy, chỉ vừa ngập là được, cũng không nên xếp quá đầy, xếp vẫn còn để lại 1cm cách miệng lọ để cho lọ dấm có độ sủi bọt.

Sau đó đóng nắp cho kín lọ rồi ngâm trong vòng 2 tuần. Khi ngâm thi thoảng các chị mở lọ dấm táo ra vì quá trình lên men sẽ khiến trong lọ dấm có hơi men.

- Sau khi ngâm 2 tuần, các chị cho lọ dấm táo ra lọc bỏ bã, lọc 2 – 3 lần cho sạch cặn bã và bọt trắng, chỉ lấy phần nước trong sau đó cho vào lọ thủy tinh khác sạch sẽ và đậy kín khoảng 2 tuần nữa là dùng được.

Đấy thế là xong quá trình làm dấm. Sau đây là các cách làm đẹp với dấm táo của em:

Lưu ý

Táo mèo để làm giấm phải là táo mèo tươi, không dùng táo mèo khô. Chọn những trái táo tươi ngon, màu ngả vàng để táo nhanh lên men và nước giấm có màu đẹp. Táo mèo ngon khi bổ ra sẽ rất thơm. Bạn không nên mua táo chín hoặc còn xanh, nếu mua được táo mèo Yên Bái thì quá tốt vì táo mèo ở đây thơm nhất trong các loại.

Táo mèo tươi

Bình đựng giấm táo: chọn bình có dung tích đủ dùng. Nên chọn loại bình có vỏ dày, đáy bình rộng (để không bị đổ). Ngoài ra có thể sử dụng các loại lọ nhựa, tuy nhiên bình thủy tinh vẫn là lựa chọn số 1.

Chuối tây – chín: số lượng thì tùy theo lượng táo. Đây là nguyên liệu quan trọng để thúc đẩy quá trình lên men dấm táo và tạo mùi thơm đặc trưng cho bình dấm táo. 1 quả chuối tây thì sử dụng cho 2 đến 3 kg táo.

Nước sôi: tùy theo lượng táo và thể tích bình chứa, nên dùng lượng nước đủ để ngập táo quá  khoảng 10cm.

Khăn xô hoặc khăn mặt có diện tích to hơn chu vi miệng bình (sẽ dùng làm nắp khi ủ dấm táo)

Một đoạn dây, có thể dùng dây nilong hoặc dây chun.

5 bước đơn giản làm dấm táo mèo mà ai cũng làm được

Bước 1: vệ sinh táo

đem táo rửa sạch rồi để nguyên quả ngâm với nước muối loãng trong khoảng 30 đến 45 phút hoặc sử dụng bình sục ozon cũng được.

Bước 2: sơ chế táo

sau khi ngâm với muối thì vớt táo ra và để ráo nước. Đem bổ quả táo thành 2 hoặc nhiều phần. Việc bổ táo giúp đẩy nhanh quá trình hòa tan với nước của các dược chất trong táo.

Việc bổ táo là điều bắt buộc. Nếu để nguyên quả thì gần như dược chất sẽ không thoát ra được, và không làm được giấm táo.

Trong quá trình sơ chế táo tuyệt đối không bỏ hạt. Vì hạt táo là bộ phận hữu ích và chứa nhiều dược chất nhất. Nếu bỏ đi sẽ làm suy giảm rất nhiều chất lượng của bình giấm táo.

Bước 3: làm dấm táo

Cho táo đã sơ chế vào bình. Bóc vỏ chuối chín rồi để nguyên quả cho vào. Đổ nước ấm vào (dùng nước khoảng 40 độ, không dùng nước nóng quá hoặc lạnh quá).

Nếu muốn thúc đẩy quả trình lên men nhanh hơn thì bạn cho 2 đến 3 thìa đường vào.

Bước 4:  ủ dấm táo

lấy khăn xô hoặc khăn mặt đã chuẩn bị phủ lên miệng bình rồi dùng dây thắt chặt lại. Việc phủ khăn sẽ giúp dung dịch có không khí để lên men và côn trùng cũng không xâm phạm được bình giấm táo của bạn.

Giấm táo không được đậy nắp mà chỉ được dùng khăn xô phủ lên

Lưu ý

Là tuyệt đối không được đậy nắp kín. Vì nếu đậy nắp kín thì không khí không vào trong được và không thể lên men. Việc này sẽ làm hỏng cả mẻ giấm táo của bạn.

Bạn có thể dùng giấm gạo để ngâm táo thay cho nước sôi để nguội, như vậy táo sẽ nhanh lên men hơn và vị giấm khác một chút.

Táo mèo bạn có thể bổ đôi hoặc thái lát mỏng, trộn với chút đường rồi cho vào ngâm giấm.

Bước 5: kiểm tra và sử dụng thành phẩm

sau khoảng 30 ngày là ta đã có bình giấm táo hand made 100% của chính mình. Lúc này bạn lọc lấy dung dịch giấm táo rồi chắt ra chai để dùng dần.

Trong quá trình làm giấm táo sẽ thấy có váng màu trắng mốc nổi lên. Các bạn có thể yên tâm là bình giấm táo của mình vẫn an toàn và bạn chỉ cần hớt bỏ những váng đó đi là được.