Top 3 cách nấu lẩu vịt thơm ngon, ngọt vị cho cuối tuần thêm yêu thương

Trời lạnh, cùng gia đình làm con vịt quê nuôi được làm món lẩu vịt ăn kèm với các loại rau thơm thì thật tuyệt vời. Với chia sẻ. Top 3 cách nấu lẩu vịt thơm ngon, ngọt vị cho cuối tuần thêm yêu thương hy vọng bạn đọc có thêm công thức làm món lẩu vịt ngon nhất cho cả gia đình dùng nhé.

Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn nên có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và tiêu thủng rất tốt. Chính vì vậy, nếu chọn thịt vịt để làm nguyên liệu cho các món ăn lẩu thật tuyệt vời..

Thịt vịt dễ mua lại không đắt tiền, nên bạn tự gia đình làm món lẩu vịt cho cả gia đình thưởng thức kết hợp với các loại rau ăn kèm giúp ngon miệng lại giàu dinh dưỡng. Với chia sẻ cách làm lông vịt nhanh cùng Top 3 cách nấu lẩu vịt thơm ngon, ngọt vị cho cuối tuần thêm yêu thương.

Top 3 cách nấu lẩu vịt thơm ngon, ngọt vị cho cuối tuần thêm yêu thương

Cách chọn vịt

Chọn vịt là bước đầu tiên và rất quan trọng giúp rút ngắn thời gian vặt lông vịt cho bạn rất nhiều.

Để chọn vịt ngon và dễ vặt lông bạn nên lưu ý:

Chọn vịt đã trưởng thành, béo, da cổ và da bụng dày, ức tròn, mọc đủ hết lông cánh (cánh đan chéo vào nhau). Mỏ to, cứng và vàng.

Những con vịt trưởng thành sẽ giúp bạn vặt lông nhanh hơn. Nếu mua phải vịt non thì thịt sẽ nhão, nhiều mỡ, rất nhiều lông tơ, khó nhổ sạch, rất mất thời gian.

Những con vịt già thịt sẽ chắc, dày dặn, ăn ngọt và ngon hơn.

Bạn cũng có thể mua vịt đã đẻ rồi, loại này thì lông đương nhiên đã đầy đủ, dễ nhổ. Chúng có dặc điểm là bụng dưới hơi xệ xuống. Loại này thịt cũng khá thơm, ngon.

Nên chọn con vịt trưởng thành và béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông.

meo lam long vit sach nhanh khong co mui hoi 1 Giadinhvietnam

Mẹo làm sạch lông vịt

Vịt sau khi cắt tiết xong, bạn hãy nhúng vào chậu nước lạnh cho nước ngấm đều khắp thân và da vịt.

Sau đó, vớt vịt ra và tưới chút giấm hoặc rượu trắng lên mình vịt khoảng 10 phút trước khi nhúng vào nước ấm, vịt sẽ dễ làm lông hơn.

Thông thường, mọi người hay nhúng vịt vào nước nóng 100ºC. Tuy nhiên trên thực tế khi ta nhúng vịt vào nước nóng già, lỗ chân lông của vịt sẽ co lại, rất khó nhổ lông. Do vậy khi làm vịt bạn chỉ cần dùng nước nóng vừa phải, khoảng 40ºC là được.

Nhúng trong vài phút, nhổ thử vài sợi lông ở cánh thấy được, bạn vớt vịt ra và tiến hành làm lông. Khi nhổ nhớ miết tay xuống sát da và xuôi theo chiều lông mọc để làm sạch hết phần lông tơ.

Nên nhớ rằng bạn vặt lông vịt ở khu vực nào thì nên vặt gọn gàng luôn, nhớ miết tay xuống để “quét” luôn đám lông tơ bên dưới. Như vậy lông sẽ sạch, da vịt căng bóng trông rất đẹp mắt và có tính thẩm mỹ.

meo lam long vit sach nhanh khong co mui hoi Giadinhvietnam

Cách khử mùi hôi ở vịt

Vịt thường có mùi hôi và nguyên nhân chính dẫn tới mùi khó chịu chính là phao câu – nơi tập trung tuyến nhờn của vịt, ngan, gà. Sau khi nhổ lông xong hãy mổ bụng, lấy bộ lòng, cắt phau câu.

1. Cách nấu lẩu vịt hầm sả

45433-cach-lam-lau-vit-4.jpg

 

Lẩu vịt hầm sả

Sở dĩ mọi người ngại chọn vịt để nấu nướng vì sợ mùi tanh của nó. Nhưng nếu kết hợp với sả thì mùi tanh ấy sẽ không còn.

Nguyên liệu làm lẩu vịt hầm sả :

  • 1 con vịt xiêm
  • 2 trái dừa xiêm
  • 2 củ cải trắng
  • 1 vỉ trứng cút
  • 250g nấm rơm
  • 2 bìa đậu hũ non
  • 3 củ cải
  • 2 trái dưa leo
  • Các gia vị: sả, gừng băm, tỏi băm, hành tím băm, muối, nước mắm, đường, rượu trắng, chanh, tiêu, hạt nêm và dầu ăn

Cách nấu lẩu vịt hầm sả:

- Sơ chế nguyên liệu:

1. Chà xát vịt xiêm với muối, kế tiếp dùng rượu và gừng đập dập để khử mùi hôi lông. Sau đó, rửa lại thật sạch và chặt thịt thành từng miếng vừa ăn.

2. Luộc chín trứng cút và bóc vỏ, để riêng

3. Cắt gốc nấm rơm, ngâm muối và rửa sạch

- Cách nấu:

Bước 1: Ướp vịt với 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh gừng băm, 1 muỗng canh hành tím băm, tỏi, 2 muỗng cà phê rượu trắng và ½ muỗng nước cốt chanh (để giúp thịt vịt mau mềm). Để thịt ướp trong khoảng nửa tiếng trước khi nấu.

Bước 2: Phi thơm sả băm với chút dầu, sau đó trút thịt vịt vào chảo xào trên lửa lớn thật nhanh tay.

Bước 3: Đổ 1,5 lít nước vào nồi, sau đó cắt củ cải trắng, dưa leo bỏ lõi và củ hành nướng đập dập cho vào nồi. Hầm khoảng 1 tiếng để lấy độ ngọt của nước. Lưu ý, trong cách nấu lẩu vịt này, bạn có thể dùng ngay nước dừa nhưng nếu muốn vị rau củ đậm đà, nên dùng củ quả hầm trước.

Bước 4: Lọc nước dùng củ quả lấy nước trong, sau đó cho nước dừa vào nồi nước dùng, thả thêm ít nhánh sả tươi đập dập và ít lát gừng. Nấu sôi nồi nước dùng này và cho thịt vào vào.

Bước 5: Khi thấy bọt trong nồi nước dùng nổi lên, bạn vớt bỏ hết cho đến khi nước trong.

Bước 6: Khi dọn lẩu vịt, cắt thêm vài trái ớt tươi vào nồi và dọn kèm thêm một dĩa gồm các món rơm, trứng cút, đậu hũ non.

Món lẩu vịt om sả, có thể dùng chung với bún tươi, bún khô hoặc miến đều rất ngon.

2. Cách nấu lẩu vịt om sấu

45431-cach-lam-lau-vit-2.jpg

 

Lẩu vịt om sấu

Sấu nấu kèm với thịt vịt là sự kết hợp quen thuộc của người miền Bắc để tạo nên vị chua thanh cho món ăn khiến cho bạn ăn hoài vẫn không ngán. Trong cách nấu lẩu vịt om sấu, bạn cũng sẽ có được trải nghiệm những hương vị rất ấn tượng này.

Nguyên liệu chuẩn bị cho lẩu vịt om sấu:

  • 1 con vịt xiêm
  • 15 trái sấu
  • 2 quả cà chua
  • 2 miếng tàu hũ ky
  • ½ hũ sa tế
  • Rau ăn kèm: rau nhút, rau muống, rau tần ô… và các loại nấm
  • Gia vị cơ bản và các thành phần ớt, tỏi, hành, sả,…

Cách nấu lẩu vịt om sấu:

Bước 1: Tương tự những công trên, làm sạch thịt vịt với muối, rượu và gừng đập dập trước khi chặt miếng nhỏ vừa ăn và chần sơ qua. Sau khi hoàn tất việc làm sạch mùi hôi vịt, đem thịt đi ướp với 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt và ½ hũ sa tế.

Bước 2: Làm sạch và rửa các loại rau, nấm, cà chua, sấu

Bước 3: Thái cau cà chua; cạo vỏ sấu; ngâm nấm với nước muối pha loãng.

Bước 4: Chiên tàu hũ ky vàng giòn và để riêng

Bước 5: Phi thơm hành tím, tỏi băm, sả băm và ớt băm. Sau đó trút thịt vịt vào xào săn. Khi thịt đã săn lại, cho nước vào nấu sôi và ninh thịt mềm trong khoảng 30 phút. Sau thời gian này, cho sấu vào ninh cùng thêm 15 phút để ra nước chua. Với cách nấu lẩu vịt này bạn sẽ thấy nước chua thanh rất vừa miệng.

Bước 6: Sau cùng, cho cà chua, đậu hũ và tàu hũ ky vào nồi. Nêm lại gia vị và chuyển sang nồi lẩu.

Dọn kèm lẩu vịt om ấu với bún tươi, các loại rau và nấm.

1/ Cách nấu lẩu vịt măng cay

Nguyên liệu nấu lẩu vịt măng cay

1. Nguyên liệu nấu nước lẩu

  • Vịt: 1 con
  • Măng chua: 500gr
  • Sả: 2 củ          
  • Ớt tươi: 1 trái
  • Ớt bột: 1 muỗng cà phê
  • Ngò gai: 5 cọng
  • Bột nghệ: 1 muỗng cà phê
  • Tỏi: 4 tép
  • Nước dừa: 1 trái
  • Dầu ăn: 3 muỗng cà phê

2. Nguyên liệu nhúng lẫu (số lượng tuỳ ý)

  • Măng chua
  • Bắp chuối
  • Rau muống
  • Cải thảo
  • Đậu phụ
  • Khoai môn
  • Bún

Cách nấu lẩu vịt măng cay

Cách làm món lẩu vịt măng cay
 

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Sả bạn cắt bỏ rể và phần lá thừa ở trên, rửa sạch, để ráo, đập dập, băm nhỏ.

Ngò gai bạn cắt bỏ rể, rửa sạch, để ráo, băm nhỏ.

Tỏi lột vỏ, để ráo, đập dập, băm nhỏ.

Ớt tươi rửa sạch, để ráo, đập dập.

Vịt làm sạch, chà xát với muối hoặc rửa với rượu trắng pha nước gừng hay chanh, giấm gạo cho hết mùi hôi, rồi rửa lại với nước lạnh, chặt thành từng miếng vừa ăn.

Bước 2. Xào thịt vịt

Bắc nồi lên bếp, cho 3 muỗng cà phê dầu ăn vào, khi dầu sôi cho sả, tỏi, ớt tươi vô phi hơi chuyển màu thì đổ ớt bột và nghệ vào đảo lên khoảng 30 giây thì cho măng chua vô xào sơ, rồi cho thịt vịt vào, xào săn lại.

Bước 3: Nấu nước lẩu vịt

Tiếp theo bạn đổ nước dừa vô, khi lẩu sôi, nêm 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh hạt nêm, ½ muỗng canh nước mắm vào, đậy nắp, vặn lửa nhỏ, nấu thêm 20 phút cho thịt vịt chín mềm thì tắt bếp, rắc ngò gai lên là xong.

Bước 4: Sơ chế nguyên liệu nhúng lẩu

Bạn chuẩn bị 1 thau nước lạnh, vắt ½ trái chanh vào, bào bắp chuối vô đó ngâm 15 phút, xong vớt ra rửa sạch, để ráo để bắp chuối không bị đen.

Rau muống, cải thảo nhặt sạch, cắt khúc, ngâm với nước muối loãng 5 phút để tẩy vi trùng và bùn đất, rồi rửa sạch với nước lạnh, vớt ra để ráo.

Đậu phụ rửa nhẹ tay, xắc thành từng miếng vuông vừa ăn.

Bạn đeo bao tay vô, gọt khoai môn, rửa sạch, xắt thành từng khúc nhỏ, vừa ăn. Bắc chảo dầu lên bếp, khi dầu nóng bạn cho khoai vào xào săn lại để khoai khi nhún lẩu giòn và không bị bở, bể.

Top 3 cách nấu lẩu vịt thơm ngon, ngọt vị cho cuối tuần thêm yêu thương hy vọng với chia sẻ trên bạn đọc có thêm công thức làm món lẩu vịt ngon nhất cho cả gia đình thưởng thức.

cachlamhay.vn tổng hợp