Rau mồng tơi, công dụng tuyệt vời của rau với sức khỏe

Theo Đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, vào 5 kinh Tâm, Can, Tỳ, Đại tràng và Tiểu tràng. Công dụng chính của rau mồng tơi là thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc. Rau mồng tơi là gì? công dụng của rau mồng tơi, cùng lưu ý khi sử dụng rau mồng tơi. Hãy cùng cachlamhay.vn tham khảo qua bài viết dưới đây.

Rau mồng tơi là gì?

Rau mồng tơi là một loại cây thuộc họ thân dây leo vô cùng phổ biến ở nước ta, vì có thể sống ở trong mọi khí hậu dù mùa hè nắng nóng hay mùa đông lạnh nên hầu như các quốc gia khác cũng đều trồng mồng tơi.

Xem thêm canh cua nấu rau mồng tơi ngon tại đây: nohearthttps://cachlamhay.vn/cach-nau-canh-mong-toi-voi-cua-dong-chuan-vi-ngot-ngon.html

Rau mồng tơi
Hình ảnh rau mồng tơi

Basella alba L là tên khoa học (tên tiếng anh) của cây rau mồng tơi, nó đã được khoa học nghiên cứu và nhiều kinh nghiệm dân gian cho thấy trong cây chứa lượng lớn giá trị dinh dưỡng vừa có tác dụng chữa bệnh, làm đẹp mà cũng có một số tác hại ít người nghĩ tới.

Tác dụng của rau mồng tơi

Theo báo điện tử Vnmedia, mồng tơi hông chỉ là món rau thông thường, trong dân gian rau mồng tơi còn các tác dụng chữa bệnh.

Theo đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mất máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng. Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.

Tác dụng và tác hại của rau mồng tơi1

Rau mồng tơi hay còn gọi là rau mùng tơi

Dưới đây là những tác dụng chữa bệnh của rau mồng tơi:

Giảm cholesterol: Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Người mập phì muốn giảm cân nên ăn rau mồng tơi vì nó có khả năng sinh nhiệt thấp, lại thông tiểu và nhuận tràng.

Làm vết thương, tốt cho xương khớp: Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.

Chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.

Trị mụn nhọt: Lá mồng tơi đem giã hoặc say nhuyễn (không cho thêm nước), trộn với ít muối đắp lên mụn.

Say nắng: Giã nát lá mồng tơi đắp vào thái dương và trán. Sau đó dùng vải bó lại để giữ nguyên vị, để bệnh nhân nằm ngủ một giấc dậy sẽ khỏi.

Đẹp da: Lấy lá mồng tơi non ở đầu nhánh, giã nát lấy nước cốt thêm ít muối thoa nhiều lần rồi rửa sạch. Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Trị tiểu khó: Giã hoặc xay nhuyễn lá mồng tơi, vắt lấy nước cốt hòa với nước đun sôi để nguội, thêm một ít muối. Uống hỗn hợp này vào buổi sáng trước khi ăn điểm tâm, còn bã mồng tơi dùng để đắp lên bụng dưới chỗ bọng đái.

Chữa bỏng: dùng mồng tơi tươi, giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng.

Lợi sữa: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi cócác vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắtnên tốt cho thai phụ…

Trĩ: Giã nhuyễn lá mồng tơi đắp vào chỗ bị trĩ.

Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón: Rau mồng tơi, mắm, muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.

Tác hại của rau mồng tơi nếu ăn quá nhiều

Sức khỏe và đời sống cho biết, rau mồng tơi chứa nhiều chất dinh dưỡng. 1/2 chén rau mồng tơi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A và 20% chất sắt khuyến cáo cho chế độ ăn hằng ngày. Tuy nhiên, rau mồng tơi có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu nếu ăn nhiều.

Tác dụng và tác hại của rau mồng tơi3

Rau mùng tơi khiến bạn khó hấp thu chất dinh dưỡng quan trọng

Hấp thu kém: Rau mùng tơi chứa hàm lượng cao axít oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Để khắc phục vấn đề này, có thể ăn kèm các thực phẩm giàu trong một số vitamin C khi bạn ăn rau  mùng tơi bằng cách kết hợp uống một ly nước cam hoặc cà chua. Vitamin C sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi và sắt.

Sỏi thận: Đối với người mắc bệnh sỏi thận, nên tránh ăn rau mùng tơi. Nguyên nhân là do rau mùng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric. Hàm lượng cao axít uric trong cơ thể làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mùng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

Mảm bám răng: Một tác dụng phụ phổ biến nhưng vô hại của việc ăn rau mùng tơi đó là có cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt. Nguyên nhân là do các axít oxalic trong thực phẩm này. Axít oxalic có chứa tinh thể nhỏ, không hòa tan trong nước. Các grit là vô hại và có thể được loại bỏ dễ dàng bằng cách đánh răng.

Khó chịu trong dạ dày: Rau mùng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mùng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu. Cơ thể khi đó sẽ gặp một số vấn đề như đầy hơi, chuột rút sau khi ăn rau mùng tơi. Nếu tiêu thụ quá nhiều cùng một lúc, bạn có thể bị tiêu chảy. Hãy uống một ly nước đầy mỗi khi bạn ăn rau mùng tơi để giúp cơ thể quá trình tiêu thụ các chất xơ trong cơ thể trở nên dễ dàng hơn.

Những lưu ý cần ghi nhớ ăn rau mồng tơi:

Rau mồng tơi an toàn thường có màu xanh hơi vàng chứ không xanh mướt, xanh đậm như các rau phun thuốc hóa học. Lá có phiến ngắn, dày, phát triển cân đối với phần thân. Thân rau giòn, rắn chắc không bóng mượt như các cây rau được phun thuốc kích thích tăng trưởng.

nhung sai lam nguy hiem khi an rau mong toi ma ai cung co the mac phai - 4

Cần chọn mua đúng loại rau mồng tơi sạch, không phun thuốc hóa học. Ảnh minh họa

Rau mồng tơi khi kết hợp với thịt bò sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. Những người bị táo bón nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.

Không ăn rau mồng tơi sống: Mồng tơi khi ăn sống sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, đó là lý do theo kinh nghiệm dân gian, loại rau có nhiều chất nhầy này cần được nấu chín kỹ. Chưa kể, việc nấu chín kỹ mồng tơi rồi mới ăn cũng giúp bạn tận dụng tối đa những chất dinh dưỡng trong loại rau này. Do đó tuyệt đối không được ăn mồng tơi sống.

Không ăn rau mồng tơi để qua đêm: Nhiều gia đình có thói quen ăn canh rau mồng tơi không hết thường để qua đêm để ăn cho bữa sau. Đây là thói quen cực nguy hiểm nói chung. Nguyên nhân là hàm lượng nitrat trong rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn bị phân hủy, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite – chất gây ung thư. Khi nitrite được đưa vào dạ dày qua ăn uống sẽ hình thành N-nitroso. Hợp chất này có thể gây các căn bệnh ung thư như thực quản, dạ dày và bệnh ở hệ tiêu hóa.

nhung sai lam nguy hiem khi an rau mong toi ma ai cung co the mac phai - 5

Không nên ăn canh mồng tơi còn thừa để qua đêm.

Do đó, tốt nhất nếu ăn xong còn thừa rau canh, bạn nên đổ đi để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Với chia sẻ Rau mồng tơi, công dụng tuyệt vời của rau với sức khỏe cachlamhay.vn hy vọng bạn đọc có thêm thông tin hữu ích về rau  mồng tơi cũng như cách sử dụng nó sao cho  hiệu quả nhất.

cachlamhay.vn tổng hợp theo nguồn https://soha.vn/song-khoe/tac-dung-va-tac-hai-cua-rau-mong-toi-20141124153524856.htm